Đảm bảo chất lượng món ăn, suất ăn:
- Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào.
- Hướng dẫn và kiểm soát đầu bếp, phụ bếp chế biến món ăn theo đúng quy trình.
- Đảm bảo đúng theo công thức chế biến món ăn, định mức tiêu hao thực phẩm cho phép.
- Kiểm tra lại món ăn đã làm trước khi phục vụ khách hàng.
Quản lý hàng hoá:
- Nhận phiếu yêu cầu mua hàng rau, thực phẩm tươi sống từ bếp kiểm tra phiếu và duyệt phiếu để mua hàng.
- Trực tiếp kiểm tra NVL mua vào về chất lượng, số lượng (hoặc kiểm tra định kỳ, đột xuất nếu uỷ quyền nhận hàng cho nhân viên).
- Nhận phiếu yêu cầu xuất hàng của nhân viên từ kho, kiểm tra số lượng hàng tồn và ký xác nhận vào phiếu.
- Tổ chức các khu vực sắp xếp nguyên vật liệu, thực phẩm và hướng dẫn cho NV.
- Kiểm tra hàng ngày việc bảo quản, khu vực để NVL – gia vị ít nhất 1 lần/ca.
- Đảm bảo đúng các nguyên tắc về quy trình mua hàng, thanh toán, xuất hàng.
- Ghi các biên bản huỷ món hay huỷ NVL đối với bếp và thực hiện theo quy trình liên quan.
Quản lý tài sản công cụ:
- Kiểm tra và báo cáo số lượng tài sản, công cụ hàng tháng.
- Xử lý các trường hợp hư hỏng, mất mát tài sản, công cụ và báo cáo quản lý.
- Đề xuất cung cấp tài sản, công cụ bổ sung.
- Ngày ngày kiểm tra việc sử dụng tài sản công cụ của các NV.
Quản lý nhân sự:
- Đề xuất tuyển dụng NV bộ phận bếp.
- Đánh giá nhân viên thử việc.
- Đào tạo, kèm cặp nhân viên theo các quy trình nghiệp vụ bếp.
- Đánh giá hiệu quả và năng lực của nhân viên.
- Đánh giá kết quả công việc và năng lực của NV định kỳ.
- Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty.
Điều hành hoạt động:
- Sắp xếp lịch và bô trí công việc cho các nhân viên
- Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày.
- Điều động nhân viên thực hiện công việc.
- Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho NV.
- Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của Ban lãnh đạo.
- Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công việc.