Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 165: Liệt sĩ (3).
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
Một câu nói trực tiếp đánh trúng chỗ đau của Tống triều khiến các quan viên không thể tiếp lời.
Lâm Đặc đứng dậy nói:
- Khởi bẩm Thái hậu, Thánh thượng. Vi thần cho rằng Thạch đại nhân đã bất kính với tiên đế.
Chúng thần đều sửng sốt. Lâm Đặc buộc tội Thạch Kiên là có nguyên nhân. Gã chính là tâm phúc của Đinh Vị. Đương nhiên sẽ không nói tốt cho Thạch Kiên. Nhưng lúc này gã lại công kích Thạch Kiên quá mức.
Lưu Nga ở phía sau rèm cũng sầm nét mặt nói:
- Cứ nói.
Lâm Đặc nói:
- Năm đó xảy ra cuộc chiến ở Linh Châu. Không phải tiên đế không nghĩ đến việc đoạt lại Linh Châu. Nhưng Linh Châu lại cách xa trung nguyên, đường xá hiểm trở. Các đại thần thì lại bất đồng ý kiến nên mới để người Đảng Hạng đoạt được Linh Châu. Nhưng như vậy sẽ tiết kiệm được nhân lực cũng như tài lực. Con dân Đại Tống sẽ bớt được thương vong.
Thạch Kiên nghe đến đó khóe miệng cười khinh bỉ. Quả thực là ngụy biện. Tuy nhiên hắn không cắt ngang lời Lâm Đặc, cứ để gã cứ tiếp tục nói.
Lâm Đặc tiếp:
- Tiên đế yêu dân, hành động lại anh minh nhưng Thạch đại nhân lại coi đây là sai lầm của tiên đế. Như vậy là nói xấu tiên đế.
Nghe xong lời nói của Lâm Đặc tất cả các đại thần đều thay đổi sắc mặt. Các đại thần chính trực cũng cảm thấy khó chịu
Lần trước lúc Thạch Kiên sửa lại đôi chút bài Thủ Mãn Giang Hồng của Nhạc Phi thấy viết âm hồn thì có điềm không lành nên đổi thành linh u không ngờ lại trở thành cái cớ để người khác hại hắn. Hắn nghĩ may mắn đầy không phải triều Mãn Thanh hoặc thời cải cách văn hóa nếu không hắn chắc bị tống ngục từ lâu. Hắn nhìn chằm chằm vào Lâm Đặc nói: đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com
- Ta biết Lâm đại nhân và những người như ông xem sự hiện diện của ta ở trong triều đình là điều bất an. Bản quan hỏi ngươi tại sao triều đình đặt ra chức Ngự sử? Không có người nào là toàn vẹn, cho dù là tiên đế cũng phải có lúc phạm sai lầm, nhưng để đánh giá một con người thì phải nhìn cả ưu khuyết điểm của người đó.Ví dụ như Đường Thái Tông, ông sát hại huynh đệ nhưng không thể vì thế mà nói ngài không phải là một minh quân. Tiên đế cần chính yêu dân nên Đại Tống ta mới có được ngày hôm nay. Nhưng cũng không thể nói tiên đế làm cái gì cũng là đúng cả.
Nói đến đây, hắn thở dài tiếp:
- Kỳ thật, tiên đế không bao giờ vứt bỏ Linh Châu. Chỉ có điều lúc đó trong triều quần thần không thống nhất ý kiến nên lỡ mất thời cơ chiến đấu, khiến cho Lý Kế Thiên đoạt được Linh Châu. Cái này gọi là nuôi hổ sinh họa nhưng hổ vốn là mãnh thú rất hung ác, bây giờ còn để nó về rừng thì chỉ khiến nó mạnh thêm mà thôi, tương lai sẽ đem lại nguy hiểm cho Đại Tống. Lâm đại nhân, chuyện của Lý Trọng Chiêu chắc ngài cũng nghe qua. Lâm đại nhân không cho rằng hắn phái người đêm hôm đột nhập vào hoàng cung, lẻn vào cung Thái hậu chỉ là để thăm hỏi triều đình chứ?
Đầu tiên Thạch Kiên muốn chứng minh là Chân Tông cũng có thể phạm sai lầm, sau đó đem trách nhiệm đổ cho người khác. Như vậy hắn không có ý công kích Chân Tông. Đặc biệt khi nghe hắn nói câu cuối cùng mọi người đều mỉm cười. Thạch Kiên dùng cách gậy ông đập lưng ông, Lâm Đặc muốn dùng Chân Tông để ép Thạch Kiên nhưng Thạch Kiên lại dùng Thái hậu để lấn áp Lâm Đặc. Hiện nay, vụ án này đã khiến Lưu Nga rất tức giận đến mức đập hết toàn bộ vật dụng trong thư phòng của Nhân Tông. Nay gã họ Lâm sao dám nói rằng bọn người Đảng Hạng đó không có ác ý với Tống triều. Trái lại còn chứng minh Chân Tông nuôi hổ sinh họa.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Về phần bản quan, rất kính trọng tiên đế, chắc các vị đều thấu hiểu cho tấm lòng trong sạch của bản quan nên không cần ngài đến đây châm ngòi ly gián. Lâm đại nhân, ngài thân là trọng thần của triều đình hãy làm điều gì đó thiết thực hơn đi.Tuy nhiên loại người như ngài cũng chẳng làm cho bản quan bận tâm. Hãy quên chuyện đó. Tiếp tục phun uế vật đi, bản quan nghe.
Nghe hắn nói Lâm Đặc nói chuyện thành phun *** thì chúng đại thần đều mỉm cười. Tuy nhiên bọn họ càng rõ Thạch Kiên và Đinh Vị đối lập nhau, không có khả năng hòa giải.
Lâm Đặc còn muốn giải thích nhưng Lưu Nga ở phía sau tấm rèm đã ngăn hắn lại. Lưu Nga nói:
- Lâm ái khanh, chẳng qua chỉ là một bài từ mà thôi, không cần phải truy cứu làm gì. Lúc này làm thế nào để xử lý cục diện này đi.
Bất kể Lâm đại nhân châm ngòi như thế nào, Lưu Nga cũng không tin Thạch Kiên công kích Chân Tông. Nàng là một người thông minh. Ngày đó Thạch Kiên quay về kinh thành, quỳ gối khóc lóc bên cạnh giường bệnh Chân Tông, đấy không phải là giả vờ nhưng nàng cũng nói đến vấn đề mấu chốt nhất Tuy rằng những lời Thạch Kiên nói rất hợp lý nhưng quân đội của người Đảng Hạng đã xuất phát. Nếu Tống triều ngoảnh mặt làm ngơ thì sẽ tạo thời cơ cho người Đảng Hạng tràn vào. Vì thế mà các chúng thần đều nhìn Thạch Kiên. Thạch Kiên không khỏi cười khổ, thấy mình thật giống như Gia Cát Lượng được Lưu Bị ủy thác. Tất cả đều trông cậy vào mình.
Thạch Kiên nói:
- Thật ra việc này không cần phải lo. Chỉ cần lệnh cho quân đội các nơi canh giữ nghiêm ngặt, lại lệnh cho binh lính Thiểm Tây ra vẻ chuẩn bị chi viện cho tiền tuyến, tự nhiên có thể lui địch.
Nói đến đây, hắn lại thở dài:
- Chỉ có điều bọn người Đảng Hạng lòng lang dạ thú. Với lại bọn người Liêu chúng sẽ không bỏ qua cơ hội này, chắc chắn bọn chúng sẽ âm thầm lôi kéo, ủng hộ người Đảng Hạng. Hiện tại dựa vào thực lực binh lính của ta thì chưa chắc nắm được phần thắng.
Hắn cũng có gan nói ra những lời này chứ các đại thần khác thì không dám nói như vậy.
Lưu Nga nghe đến đó còn tưởng hắn muốn cải cách quân sự, qua một hồi lâu mới nói:
- Thạch Thị lang, cái loại vũ khí ngươi nói đâu?
Thật tình nàng muốn giúp Thạch kiên chuyển hướng đề tài.
Thạch Kiên tự nhiên hiểu được dụng tâm của nàng liền nói:
- Bẩm thái hậu.Vi thần không dám đảm bảo cái loại vũ khí mà vi thần nói lúc trước sẽ mang lại thành công. Nhưng vi thần cho rằng vũ khí là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn hết chính là dũng khí của binh lính và mưu lược của tướng quân. Nếu không thì hai nước không cần giao tranh. Chỉ cần so sánh số lượng binh sĩ, vũ khí cùng với của cải quốc gia nào có nhiều sẽ tuyên bố ai thắng lợi là xong.
Chúng thần nghe xong đều cười vang.
Tuy nhiên khi Lưu Nga nghe Thạch Kiên nói còn phải dựa trên tinh thần của binh lính thì hơi không yên tâm. Nàng hỏi:
- Như vậy theo ý ái khanh ta phải làm như thế nào?
Tốt. Ngươi chính là người mà ai gia vất vả dựng lên. Ai gia đích thân ra mặt. Đương nhiên là để Thạch Kiên dũng cảm đưa ra phương pháp cải cách quân đội. Có thể tưởng tượng Đinh Vị sẽ giống như một con chó dữ điên cuồng công kích Thạch Kiên. Đây chính là xây dựng gốc rễ cho Đại Tống, nếu Thạch Kiên không nói ra thì sẽ là đại bất kính.
Quả nhiên Thạch Kiên nói:
- Thật ra vi thần đã có biện pháp khiến cho sĩ khí của binh sĩ nhanh chóng nâng cao.
Hắn đang muốn đề xuất ý kiến cảu mình thì Dương Văn Quảng đi vào, bẩm báo chuyện của phụ tử Chu Lịch với Lưu Nga và Triệu Trinh.
Lưu Nga nghe xong lại không ngờ có chuyện như vậy. Phía sau tấm rèm, nàng tuyên chỉ vời phụ tử Chu Lịch vào triều.
Chu Lịch mang theo hai con vào điện. Bộ dạng dơ bẩn của bọn họ khiến cho không ít đại thần phải nhíu mày, đương nhiên cũng không ít đại thần khác cảm phục sĩ khí của cha con họ. Lưu Nga yêu cầu hắn kể tường tận hết mọi chuyện một lần nữa. Nghe xong, Thạch Kiên và các đại thần khác đều thở dài.
Sự thật Tống triều không buông lỏng cảnh giác với bọn người Đảng Hạng. Triều đình cũng phái vô số mật thám lẻn vào Hạ Châu để trinh sát. Chu Lịch trình tấm bản đồ, đối với triều đình không có chút tác dụng nào. Các mật thám của triều đình nơi nào cũng có. Bọn họ có thể đến những nơi mà Chu Lịch cũng không có cách nào tra ra được. Vị tráng sĩ đáng thương đã lãng phí hơn hai mươi năm cuộc đời của mình.
Khi Chu Lịch dâng ra tro cốt của Bùi đại nhân thì mọi người càng thêm kính trọng. Năm xưa Lý Kế Thiên hai lần mưu đoạt thành Linh Châu đều thất bại. Đến lần thứ ba được chuẩn bị kĩ càng, cướp lấy lương thảo mà Tống triều chuyển cho Linh Châu. Sau đó cướp lấy Hoài Châu thành khiến Linh Châu thành bị cô lập. Theo như mật thám báo sau này,lúc ấy trong thành cư dân và binh lính đã hơn mười ngày không đủ cơm ăn. Trong tình huống ấy Bùi Tể vẫn khiến cho quân đội của Lý Kế Thiên tổn thất nặng nề.Bởi vậy, Lý Kế Thiên rất oán hận Bùi Tể. Sau khi vào thành đã treo đầu Bùi Tể ngay trước cổng thành thật là nhục nhã. Nhưng chưa đến ba ngày đã có một nhân vật thần bí trộm đi. Vì thế Lý Kế Thiên cho người lùng sục khắp Linh Châu thành. Hiện nay thì đầu của Bùi tri phủ đã hóa thành tro cốt và Chu Lịch cũng đã trải qua nhiều phen mạo hiểm để làm được việc đó.
Lưu Nga ở phía sau rèm nói:
- Thương thay, liệt sĩ.
Nàng còn nói thêm:
- Chu tráng sĩ, đầu tiên ngươi đi đến Hình bộ xác minh thân phận, sau đó quay về trạm nghỉ chân, chờ sắp xếp sau.
Bởi vì Chu Lịch và triều đình đã hơn hai mươi năm không liên hệ nay phải theo đúng thủ tục. Dựa theo cách nói đó thì Lưu Nga sẽ tiến hành đề bạt Chu Lịch. Nếu không nàng bảo vậy làm gì.
Nhưng hai đứa con của Chu Lịch lại tỏ ra tức giận. Bọn họ không hiểu rõ, nghe đến Hình bộ là cứ tưởng sẽ bị thẩm vấn, tra hỏi. Trưởng tử Chu Sỉ đứng lên nói:
- Thái hậu,người làm vậy là không đúng.