Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 171 : Kèn.

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 171: Kèn.


Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Một bài kết thúc, thiếu nữ lại đổi sang bài khác. ” Đây là “Lý nhất thủ khúc”, kể về một ẩn sĩ sống ẩn dật, tự do tự tại viết những khúc thi ca thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc cũng như hoàn cảnh lặng lẽ u buồn của nơi đấy. Nhưng thiếu nữ đã phá vỡ không khí u buồn đấy bằng sự tao nhã của mình. Hai điệp khúc phát ra, Thạch Kiêm cảm thấy một cảm giác kì lạ trong cơ thể của hắn, rất thư thái. Tuy nhiên hắn hiểu đây là một loại liệu pháp tâm lý. Trừ phi thiếu nữ ở bên cạnh mình cả ngày đàn hai tiểu khúc, nếu không một khi lao vào công việc thì thần kinh của hắn cũng căng thẳng trở lại mà thôi.



Nhưng hắn lại từ tốn khen:
- Lý đại phu quả nhiên là cầm kỹ tuyệt hảo.

Thiếu nữ thản nhiên nói:
- Dân nữ chỉ làm đúng theo y đạo mà thôi. Cầm kỳ chỉ hiểu biết chút ít, làm sao có thể so sánh với Thạch đại nhân.

Lúc này Hồng Diên ở một bên nói:
- Lý đại phu, thiếu gia nhà chúng tôi đàn cũng rất khá, nhưng không phải loại đàn này.

“Vậy à?” Thiếu nữ tò mò nhìn Thạch Kiên. Tuy nhiên bởi vì quan hệ địa vị nên nàng chỉ nói khẽ một tiếng mà thôi.

Nhìn vẻ mặt của tiểu thần y, Thạch Kiên liền kêu Hồng Diên đem đàn vi-ô-lông đến để đàn một khúc “Thánh mẫu ca”. Khi bản nhạc kết thúc, hắn nhìn thấy mắt cô gái rưng rưng lệ. Thạch Kiên không nói gì. Xem ra thiếu nữ này cũng say mê bản nhạc đến không cưỡng lại được.

Qua một lúc lâu, thiếu nữ mới thi lễ nói:
- Thạch đại nhân quả là đại tài. Dân nữ nghe Thạch đại nhân khảy một khúc nhạc có thể khiến người ta nhớ tới thân mẫu của mình, vị Bồ Tát ngồi trên tòa sen thánh khiết. Hôm nay, có thể nghe được bản tấu này dân nữ vô cùng cảm tạ. Tuy nhiên Thạch đại nhân có phổ khúc của bản này không?

Thạch Kiên biết phòng người trong phủ của Nguyễn đại nhân bên kia bức tường sẽ truyền tin này ra ngoài mà thôi.. Hắn hiện tại mỗi ngày đều có nhiều việc phải giải quyết. Hắn không muốn nghĩ tới chuyện khác. Nếu truyền vào trong cung, Lưu Nga và Triệu Trinh biết được thì sẽ tò mò. Chẳng lẽ còn muốn mình bớt chút thời giờ biểu diễn vi-ô-lông cho họ nghe sao? Nhưng Lý Nam yêu cầu cũng khiến hắn khó xử. Phổ khúc của bản này thì hắn cũng có biết nhưng đó là nhạc phổ của Tây Dương. Hiện tại lại bắt hắn viết thành phổ khúc của đàn cổ thì hắn không cách nào làm được bởi vì hắn không tinh thông đàn cổ, lại không thể nắm chắc được điều kỳ diệu trong đó.

Lý Nam nhìn bộ dạng khó xử của hắn thì nói:
- Dân nữ chắc không có cơ hội rồi.

Đương nhiên nàng không biết rằng không phải Thạch Kiên không muốn cho nàng mà là không thể cho nàng. Hắn không có năng lực làm điều đó. Nàng còn tưởng rằng khúc nhạc này là do Thạch Kiên sáng tác nhưng hiện tại hắn bề bộn công việc nên không có thời gian viết nhạc phổ cho nàng. Nhưng nàng không cam lòng, dùng thử đàn cổ gảy khúc nhạc đó nhưng không thành công. Nàng nói:
- Ôi, dân nữ quả là đầu óc ngu si. Không ngờ vừa mới nghe qua nhưng lại không thể nhớ được.

Thạch Kiên biết nàng không có bỏ cuộc cho nên ra vẻ không nghe thấy. Tuy nhiên lúc này Lục Ngạc bưng chén thuốc tới khiến cho hắn bớt xấu hổ. Bởi vì nàng ấy còn muốn quan sát tác dụng của thuốc nên phải chờ một lúc vì thế Thạch Kiên nói thêm:
- Lý đại phu, nàng thích kỳ nghệ cũng không thua kém bản quan. Vậy tại sao chúng ta không chơi thử một ván?


Quả nhiên đã đánh trúng tâm lý của nàng, nàng vui vẻ nói:
- Được, đa tạ Thạch đaị nhân.

Hai người lại bắt đầu chơi cờ, kiếp trước Thạch Kiên tính cách không màng danh lợi, đặc biệt việc chuyển sinh khiến hắn biến thành một người đàn ông lãnh đạm. Hắn thích nhất là dùng mã nhẹ nhàng linh hoạt. Nhưng khi hắn và thiếu nữ này giao đấu, tài đánh cờ của thiếu nữ này có vẻ linh hoạt kỳ ảo hơn hắn. Từ Đinh Phố đến Hồng Diên, Lục Ngạc đều học chơi cờ. Tuy nhiên các nàng rất ít khi nhìn thấy Thạch Kiên ra tay. Chỉ có một lần Khấu Chuẩn đến Thạch gia, khi đó Thạch Kiên mới mười ba tuổi nhưng lại đánh bại được Khấu Chuẩn.


Điều khiến các nàng cảm thấy ngạc nhiên là cuối cùng Thạch Kiên đã chịu thua.

Lý Nam nhẹ giọng nói:
- Thạch đại nhân trong lòng còn coi trọng thắng bại, trái lại khiến kết quả còn kém đi. Kỳ thật các bài thơ của Thạch đại nhân đứng ngoài trời đất, lấy thành bại luận anh hùng rất không chính xác. Có một số việc dục tốc bất đạt.

Thạch Kiên nghe thấy nàng đã từng đọc thơ của mình cũng không cảm thấy kỳ lạ. Hiện tại tuy hắn rất ít viết thư pháp nhưng mỗi một chương viết ra đều lập tức bị lan truyền ra ngoài. Đặc biệt là thơ, từ. Tuy nhiên nàng nói những lời này cũng muốn nhắc nhở hắn. Hắn nói nhỏ:
- Cảm ơn Lý đại phu.

Lúc này cô gái vươn đôi bàn tay trắng nõn giúp hắn bắt mạch, sau đó nói:
- Tốt rồi! Thạch đại nhân đã khỏe lại, cũng không cần lo ngại gì hết.

Nói xong liền lấy ngân châm ra châm cứu cho hắn. Sau khi châm cứu xong, nàng còn mát xa các huyệt đạo. Nói đến thật kì lạ, nàng chỉ chạm nhẹ mà Thạch Kiên đã đi vào giấc ngủ. Hắn ngủ mãi cho tới buổi chiều hôm sau. Nhưng lần này tỉnh dậy, hắn thấy tinh thần của mình thật là sảng khoái, cả người đều nhẹ nhàng. Tuy nhiên hắn không biết đã mấy giờ nên hỏi:
- Lý đại phu đâu?

Lục Ngạc cười khanh khách nói:
- Nàng sớm đi rồi. nguồn tunghoanh.com

Thạch Kiên lúc này mới thở dài nói:
- Thiếu nữ này cũng được xem như là một kỳ nữ.

Lục Ngạc trêu:
- Thiếu gia, nếu người xem trọng nàng thì cũng nên mang nàng về phủ đi.

Hồng Diên lại khẩn trương nói:
- Không được, Dung quận chúa sẽ phản đối.

Thạch Kiên cười ha hả nói:
- Các tiểu nha đầu ngươi suốt ngày nghĩ đến cái gì hả? Thiên hạ này biết bao nhiêu thiếu nữ xinh đẹp tài giỏi. Nếu ta nhìn thấy một người mà mang về người đó thì chắc cái nhà này cũng không còn chỗ chứa.

Hồng Diên lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Thạch Kiên lại không nói gì. Hồng Diên nếu ở vào thời dân quốc nhất định sẽ là một cô gái có suy nghĩ độc lập. Lúc này nàng mới nói cho hắn biết Thánh thượng nghe tin hắn bị bệnh, hạ thánh chỉ bảo hắn nghỉ ngơi một vài ngày.

Buổi tối, hắn chưa nghỉ ngơi liền. Hắn còn muốn viết một quyển sách. Có lẽ chiến sự phía tây sẽ xảy ra. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp được các tướng quân của Tống triều.

Tuy nhiên đến ngày thứ ba, hắn không thể rảnh rỗi được nữa bởi vì hắn được phái đi âm thầm giám sát lăng mộ của Chân Tông. Một hộ viện trở về bẩm báo, hiện nay các công nhân xây dựng lăng mộ đã đụng phải đá vôi.

Thạch Kiên nghe xong tinh thần chấn động. Hắn sớm chờ đến ngày này. Nên thu lưới rồi.

Mơ hồ hắn nghe được thanh âm của tiếng sấm đầu mùa xuân.

Ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch đã đến nhưng người dân thành Khai Phong vẫn còn chìm trong không khí của năm mới. Dù sao thì cũng phải qua mười lăm tháng giêng mới gọi là hết tết Nguyên Tiêu. Liên tục bảy tám ngày có ánh nắng ấm áp làm cho băng tuyết nơi đầu đường cuối ngõ đều tan hết, lộ ra diện mạo rõ ràng. Gió vẫn mang theo hơi lạnh thoang thoảng hương cỏ huân nhân. Đó là gió xuân được thổi từ Thái Bình Dương vào. Chỉ có điều bây giờ còn rất nhẹ. Nhẹ đến nỗi chỉ có thể thổi được các cành liễu khẽ đung đưa.

Trên đường, tất cả những người đi đường vẫn rất ung dung, thong thả qua lại. Bọn họ đều đang trên đường đi thăm bạn bè, mang theo những tặng phẩm. Đối với bọn họ thì ngày này cũng giống như bao ngày bình thường khác. Chẳng qua năm nay đề tài nói chuyện có khác biệt một chút. Đầu tiên là người Hạ Châu cáo mượn oai hùm. Quả nhiên đúng như dự đoán của thiếu niên thiên tài kia, bọn chúng dừng ở biên giới không dám xâm phạm sang một bước. Tất cả mọi người đều biết khả năng thiên phú của thiếu niên này. Lần này người Đảng Hạng hành động một cách vô lý triều đình sẽ xử trí như thế nào? Thái hậu sẽ đối xử ra sao với mưu đồ của tên Lý Trọng Chiêu. Tất cả đều làm cho người dân cảm thấy hứng thú. Mặt khác còn có một chuyện nữa. Nghe nói gã thiếu niên kia còn dâng lên tấu chương và triều đình sắp thực hiện một sự vật gọi là báo chí. Những người thực hiện mà họ quan tâm chính là, đệ tử của Thạch Kiên - Hoa Chá và Hà Đại Trung, Giang Tử Bộ chuyển sang làm Lang Trung Công Bộ, Vương Tích và Trương Hưu Thiên làm Công bộ Viên Ngoại Lang. Công Tôn Thành trở thành phó ti chuyên trách về báo chí. Phải biết rằng bọn họ sáu người thì có hai người là cử nhân, bốn người kia là tú tài. Hiện chẳng những được thăng quan mà còn được ban thưởng tiến sĩ. Đương nhiên, vì bệnh tình của Chân Tông nên nhiều năm không tổ chức khoa cử dẫn đến việc nhiều vị trí bị khuyết người. Lần này Lưu Nga đặc cách cho Thạch Kiên đề cử sáu đệ tử của mình cũng là một tín hiệu cho một cuộc so tài sẽ diễn ra trong năm nay. Rất nhiều học sinh khác cũng nóng lòng muốn tham gia.

Bắt đầu một ngày mới, Thạch Kiên bố trí một vở kịch, chính thức tháo màn che và thổi kèn lên. Buổi sáng Thạch Kiên sang thăm hỏi Dương gia. Bởi vì Lão thái thái đã chết, những con cháu đang ở bên ngoài của Dương gia toàn bộ tập trung về kinh thành để giữ tròn đạo hiếu. Thạch Kiên nhờ vậy mới biết Dương gia có bao nhiêu người cùng với bao nhiêu võ quan. Hắn còn dèm pha trong lòng, lão Dương và lão thái quân đều là những người tài ba trong việc đánh giặc nên sinh ra những đứa con uy lực dũng mãnh này là đúng rồi. Đương nhiên những lời này không thể nói ra. Tuy nhiên một lần nữa trong lòng hắn lại mắng nhiếc người viết truyện Dương gia tướng thật sai lầm. Tiểu thuyết có thể bóp méo lịch sử nhưng không thể bóp méo quá nhiều như vậy. Lại còn đem bi tình của Dương nữ tướng Mộc Quế Anh nắm giữ ấn soái ra đùa giỡn.
Vì thế khi hắn phát hiện ra việc nói sai liền lên tiếng:
- Hóa ra có nhiều người như vậy. Phải có nhiều người như vậy chứ. Bản quan xin chúc mừng năm mới.

Sắc mặt của hơn trăm người ở phủ họ Dương đều sa sầm. Nếu như không xem hắn và Dương gia có quan hệ tâm đầu ý hợp cùng với danh tiếng tốt thì đã dùng chổi quét hắn ra ngoài.

Tuy nhiên Thạch Kiên không ở lại lâu. Hắn và Dương Văn Quảng kéo nhau vào nội thất, bí mật đàm đạo thật lâu.

Tiếp đến Thạch Kiên đến Lữ phủ. Do với Dương gia thì Lữ gia náo nhiệt hơn nhiều. Hơn nữa anh em Lữ Di Giản đều làm quan còn lớn hơn Dương gia. Thạch Kiên và Lữ Di Giản cũng kéo nhau vào phòng nói chuyện lâu. Chỉ có điều không giống với Dương Văn Quảng, sau khi hai người đi ra, vẻ mặt của Lữ Di Giản thật là đăm chiêu.

Đương nhiên đối với Thạch Kiên lần thăm hỏi này thể hiện sự quyết tâm. Tuy nhiên hai lần thăm hỏi này cũng rất là bình thường. Thạch Kiên có cảm tình với Dương gia, đồng thời đến thăm Lữ Di Giản khả năng là liên quan đến việc phát hành báo chí.

Cuối cùng Thạch Kiên đi tới hoàng cung. Thạch Kiên đem những sự việc trải qua tâu với Lưu Nga và Triệu Trinh. Lưu Nga nghe xong có chút không hài lòng nói:
- Thạch thị lang, chẳng lẽ ngươi muốn học theo Khấu lão quật tử. Lấy sinh mạng của mẫu tử ai gia và lăng mộ của tiên đế làm tiền đặt cược?

Đó là thực tâm mà nói vậy. Điều này khiến cho Thạch Kiên vô cùng thất vọng. Việc bố trí ván cờ này tốn của hắn khá nhiều sức lực. Nhưng cũng không phải là không có phương pháp. Lý giải của từng người không giống nhau. Kỳ thực, năm đó nếu Khấu Chuẩn không làm như vậy thì Tống triều sớm mất đi một nửa giang sơn. Hơn nữa, hiện tại Lưu Nga tuy trượng phu đã mất nhưng lại có quyền quản lý cả nước. Đang khi có quyền lớn trong tay nên tất nhiên sẽ rất sợ chết.

Thạch Kiên ung dung đáp:
- Không phải như thế. Không thể càn quét sạch sẽ bọn đạo chích ẩn núp trong cung. Về sau Thái hậu và Thánh thượng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Về phần lăng mộ của Tiên đế, vi thần cam đoan sẽ không có sai lầm. Chỉ có điều lãng phí một số tiền tài. Nhưng nếu so với an toàn của Thái hậu và Thánh thượng thì cái nào quan trọng hơn?

- Được rồi. Cứ theo ý của khanh mà làm đi. Chỉ có điều nguy hiểm của ai gia chỉ là việc nhỏ. Nguy hiểm của Thánh thượng mới là chuyện lớn. Đến lúc đó khanh không thể có gì sơ xuất.

- Thái hậu. Cũng không phải. Chẳng những Thánh thượng mà cả an nguy của Thái hậu cũng khiến cho vi thần không dám sơ suất. Sự an toàn của hai vị chẳng những quan hệ đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến hưng suy của Đại Tống.

- Được rồi, ai gia chuẩn chỉ. Hãy bình thân.

Thạch Kiên hiểu ý của Lưu Nga. Chuẩn có nghĩa là khanh hãy rời khỏi đây. Thạch Kiên biết Lưu Nga đã giận nên cho hắn rời khỏi đây.

Ngày hôm sau là ngày mùng tám. Cũng chính là ngày đầu tiên phát hành báo chí của năm mới.

Phần thứ nhất của tờ báo do Lưu Nga viết có tên là “ Đại Tống công báo”. Phần này có mười sáu tờ ba mươi hai mục. Định giá chỉ có mười tiền đồng khiến cho mọi người mua ào ạt. Bởi vì phải tính đến những địa phương xa xôi nên Lỗ Tông và Kinh Thái Tề thảo luận với những người khác, quyết định mười ngày phát hành một lần. Thạch Kiên nghe thấy tin tức đó cũng lấy làm ngạc nhiên. Cái này không gọi là báo chí mà gọi là tuần san cũng được. Tuy nhiên đây cũng là một sự tiến bộ.

Các đại thần cũng tham gia viết báo. Trong đó Lỗ Tông viết “Tham ô luận” trực tiếp đánh vào các quan viên nhận nhiều bổng lộc nhưng không đền đáp quốc gia mà ngược lại còn tà tâm tham ô, nhận hối lộ, hút máu dân chúng. Đinh Vị viết “Trung thần luận” nói về Lý Đức Minh được triều đình hậu đãi vô cùng nhưng hắn lại muốn làm một An Lộc Sơn mới. Cũng may triều đình hiện nay quốc thái dân an, quốc gia hùng mạnh nên hắn mới không dám xâm chiếm Trung Nguyên. Thạch Kiên khi xem qua bài luận của Đinh Vị thì muốn bật cười. Nói về trung thần gian thần thì ngươi mới chính là gian thần lớn nhất, so với Lý Đức Minh thì không tốt hơn bao nhiêu. Còn cho rằng quốc thái dân an, lại dát vàng lên mặt của mình. Gian tặc trà trộn vào hoàng cung, còn có bọn tà giáo kia nữa chứ. Thế mà cho là quốc thái dân an. Đương nhiên Thạch Kiên cũng có hai chương nói về đạo lý lớn “Quốc gia luận” và “Tà giáo luận”. Chương “Tà giáo luận” khiến cho mọi người rất chú ý. Đặc biệt khi Thạch Kiên đối đầu với bọn hòa thượng cùng với bọn tà giáo giả thần giả quỷ khiến cho nhiều người vô cùng hứng thú. Tuy rằng Thạch Kiên nhấn mạnh rằng không thể thử nghiệm, đặc biệt là đao thương bất nhập và lên núi đao xuống biển lửa, còn có mò vớt tiền trong nồi. Khi đó thời gian chỉ cho phép vài giây nữa thôi nhưng vẫn còn cố gắng thử nghiệm. Tất nhiên thành công cũng nhiều mà thất bại cũng không ít, làm cho rất nhiều người bị thương. Cũng may là không có tai nạn chết người. Nếu không các quan ngự sử cũng có thể dùng nước miếng dìm chết hắn.

Sau đó là các bài văn của đám đệ tử nhưng dân chúng lại không thích. Mặt sau có mười hai mục thì lão Khuyên Giai Nghi, Trọng Mặc viết về trận chiến bảo vệ Linh Châu cùng với sự tích của Chu Lịch. Kết quả là Chu Lịch rất ngượng ngùng khi gặp người ngoài. Gã nói:
- Người này có phải là ta không?
Hiện tại Chu Lịch đã trở thành một võ quan lục phẩm. Hai đứa con trai cũng gia nhập cấm binh nhưng lại bị Dương Văn Quảng lôi đi. Ngoài ra, còn có các chuyện tích của các anh hùng Tống triều giai đoạn trước. Đương nhiên cũng được người biên tập biên tập lại cho thêm phần màu sắc. Nhìn Dương Văn Quảng nghĩ đến chuyện xưa của phụ thân Dương Duyên Chiêu. Dương lục lang hai mắt phát sáng, mang theo ngân thương nặng một trăm hai mươi cân cưỡi Thanh Thông mã đánh nhau với người Liêu. Khi đó hét vang một tiếng khiến cho Liêu binh sợ đến mức tè ra quần. Bài viết này còn hoành tráng hơn cả Thạch Kiên viết về Triệu Vân gấp bội. Gã đầu tiên há hốc mồm, sau đó kêu to:
- Vô sỉ, vô sỉ.
Thạch Kiên đúng là dở khóc dở cười. Người biên tập tất cả đều là các đại quan viên đại học sĩ. Đây không phải là viết sự tích anh hùng mà là viết bình thư hoặc là viết tiểu thuyết huyền ảo. Tuy nhiên lại có hiệu quả tốt. Theo các tấu chương từ các địa phương truyền đến. Khi báo chí vừa phát hành, các nơi dân chúng và binh lính lập tức trở nên thân cận. Đồng thời tinh thần của binh lính cũng biến đổi. Đương nhiên Thạch Kiên biết các nơi đều khen nhưng ít nhiều cũng có chút tác dụng.


Hai mục cuối cùng là quốc gia pháp lệnh. Thạch Kiên nhìn sơ qua một chút. Tuy rằng tờ báo có giá trị mười đồng nhưng nếu là ở kiếp trước thì tốn tới mấy đồng tiền. Nhưng hắn cho là cũng không đủ phí tổn. Hắn hỏi Công Tôn Thành. Quả nhiên là Công Tôn Thành trả lời nói phí tổn là hơn hai mươi tiền đồng. Nhưng giá cả là do quan viên bàn bạc định ra. Sợ giá cao quá không ai mua. Thạch Kiên biết Lưu Nga chỉ sợ áp dụng biện pháp quảng cáo của chính mình. Bằng không thì ấn định kỳ một hai vạn phân. Hiện tại nhìn đến con số người mua còn muốn mở rộng thì phải đảo chi hai trăm xâu, tính đến một năm thì cũng không phải là con số nhỏ. Chưa kể đến phải chi thật nhiều cho trạm nghỉ chân và vận chuyển.

Tuy nhiên nếu là người ngoài thì họ cho rằng cũng đáng. Báo chí vừa mới ra mắt nhưng lại có sức ảnh hưởng không nhỏ. Trong các quán trà, người biết chữ cũng đọc báo mà người không biết chữ cũng đọc báo. Nhưng Lưu Nga và Triệu Trinh đều là những người tiết kiệm nếu không nói là keo kiệt. Nay Thạch Kiên chỉ cho bọn họ con đường phát tài. Họ không cần mới là lạ.

Một tờ báo rất dài. Các đại thần đều cảm thấy hứng thú khi nhìn qua tờ báo. Lưu Nga thấy báo chí phát hành thuận lợi nên cũng giảm bớt tranh luận. Có thể nói là giảm bớt nỗi khổ tâm. Trong triều các đại thần đều tỏ ra nịnh bợ, trầm trồ khen ngợi mấy ngày liền.

Tuy nhiên thực tâm mà nói, các đại thần đều biết đích thật là sau khi Chân Tông mất, lần đầu tiên Lưu Nga và Triệu Trinh đã thực sự làm nên một công trạng lớn.

Sauk hi bàn luận xong chuyện báo chí, Gián sử Cáp Thiến tiến vào nói:
- Thần buộc tội công bộ thượng thư Thạch đại nhân và dân kết hợp kinh doanh, cùng nhau thu lợi.

Thạch Kiên đầu tiên rất sửng sốt nhưng sau đó đã hiểu được cái tên Cáp Thiến này là người của Đinh Vị. Thạch Kiên khẳng định là người của Đinh Vị đã nghe được chuyện mình và Vương Khôn kí kết hợp đồng.

Tuy nhiên Lưu Nga lại không biết việc này. Nàng liền hỏi Thạch Kiên chuyện gì đã xảy ra.

Thạch Kiên thong thả đáp:
- Khởi bẩm Thái hậu, khởi bẩm Thánh thượng. Bởi vì vi thần phải làm một cuộc thí nghiệm, trong đó có việc cải tiến máy tiện, chế tạo loại vũ khí mới. Còn có những việc khác phải cần đến tiền cho nên vi thần đã nghĩ ra một cách để kiếm tiền. Việc này trong thiên hạ vẫn chưa có nên không thể nói thần và dân tranh lợi.

Lưu Nga gật đầu. Đương nhiên việc Thạch Kiên kiếm tiền vốn Lưu Nga có biết. Mỗi vật làm ra hắn phải tiêu tốn một khoản tiền lớn. Nếu không phải hắn nghĩ ra cách khác để kiếm tiền mà chỉ dựa vào quốc khố thì e là cả Thái hậu và Thánh thượng đều cảm thấy tiếc đứt ruột.
Cáp Thiến tự nhiên sẽ không bỏ qua cho hắn. Gã tiếp tục tâu:
- Như vậy thần lại buộc tội Thạch đại nhân. Thạch đại nhân đã không khởi bẩm Thái hậu và Thánh thượng việc này. Còn nữa, các đệ tử tuy rằng đều là môn sinh của Thạch đại nhân nhưng đều do triều đình bổ nhiệm. Thạch đại nhân đã lợi dụng nguyên khí đó để mà cùng với dân buôn kiếm lợi cho mình. Hơn nữa, khi Tiên đế còn sống đã quy định rõ ràng hễ Thạch đại nhân nghiên cứu sự vật gì thì phải đặt lợi nhuận của quốc gia lên trên hết. Vậy mà sau khi Tiên đế băng hà, Thạch đại nhân đã bỏ ngoài tai những lời người căn dặn.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-171-l5oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận