Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 17 0: Đạm cúc (Tiếp).

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 170: Đạm cúc (Tiếp).


Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Thạch Kiên sau khi về đến nhà còn muốn bắt tay vào viết bản thảo. Hắn và ba người nhóm Lỗ Tông phải viết hai thiên bản thảo. Thạch Kiên viết thiên thứ nhất chính là quốc gia luận. Trong tác phẩm này hắn muốn nêu rõ quốc và gia gắn bó mật thiết với nhau. Một quốc gia hùng mạnh thì người dân mới ấm no hạnh phúc. Nếu quốc gia mà suy bại thì sẽ ảnh hưởng đến nhân dân. Vì thế phải vì đất nước mà phải cố gắng. Ngoài ra còn có chương nói về tà giáo. Trong đó hắn nói về việc nhân gian làm gì có thần tiên. Thần tiên chỉ đứng ở trên cao mà nhìn xuống nhân gian hưng suy mà thôi. Bọn họ phải tự mình chiến đấu với cái tổ chức giả thần giả quỷ kia, tự xưng Bồ Tát mà làm nhiễu loạn chúng dân. Hắn lấy ví dụ về việc mình được thần tiên mời đến quý phủ nhưng hắn đã bóc trần việc đó. Hắn dùng văn chương để làm tỉnh ngộ người của Thiên Long Bát Bộ, không để cho tổ chức kia tiếp tục lừa người.



Viết xong đã là giờ Hợi. Hắn mệt mỏi ngã xuống giường nghỉ ngơi

Nhưng tới ngày hôm sau, hắn lại bắt đầu sốt cao, không bước xuống giường nổi. Đinh Phố, Hồng Diên vội vàng đi mời thầy thuốc.

Thạch Kiên có rất nhiều việc để làm nhưng bây giờ hắn không có cách nào gượng dậy nổi. Chỉ nằm trên giường nhìn những người khác bận rộn mà thôi

Trong chốc lát, thầy thuốc đã đến. Nhìn thấy thầy thuốc, Thạch Kiên cảm thấy bất ngờ vì thầy thuốc là một thiếu nữ. Hơn nữa lại là thiếu nữ xinh đẹp, dáng đi cực kì uyển chuyển.Nàng mặc một cái áo bào trắng. Bởi vì chưa lập gia đình nên gương mặt được che phủ bởi một chiếc khăn, chỉ còn chừa đôi mắt trong vắt như nước hồ thu. Khí chất của nàng giống như sương khói dường như không dính chút bụi trần. “Thôn trang” của Trang Tử: “

Mặc dù không hoàn toàn nhìn thấy mặt nàng nhưng ít nhất có thể dung hình ảnh hoa cúc để liên tưởng đến nàng.

Bây giờ không giống triều đại Nam Tống sau này có cái loại lễ pháp quá nghiêm ngặt “Nam nữ nam nữ hữu biệt”. Ví dụ như trong trường hợp Lưu Nga phải luôn cách bức rèm che khi nói chuyện với các đại thần tại triều đình. Tuy nhiên lễ giáo này vẫn còn khá lỏng lẻo. Nhưng Thạch Kiên rất sợ phiền toái, đặc biệt là đối với thiếu nữ, ngại sẽ tạo nên cảnh tình ngay lý gian. Tuy vậy bên cạnh hắn vẫn có không ít thiếu nữ. Nếu nói về vẻ diễm lệ thì Triệu Dung số một; Da Luật Đảo Dung số hai; chỉ có điều nếu so sánh với Triệu Dung thì quận chúa của Liêu quốc có phần nhã nhặn, lịch sự hơn nhưng lại kém Triệu Dung về sự lanh lợi. Tuy nhiên nàng ấy tiếp cận hắn là có mục đích chứ không được vô tư như Triệu Dung. Tiếp theo là Triệu Cận. Nàng này rất ngây thơ, luôn khiến Thạch Kiên vui vẻ. Hiện nay nàng cũng đã ngoan ngoãn hơn xưa chứ không phải hơi một tí là bắt mình kể chuyện. Còn Hồng Diên thì đanh đá lại đơn thuần. Chỉ có nàng mới dám chế tạo thang thuốc làm Thạch Kiên phát khiếp. Điều này đã làm cho Đinh Phố oán giận vài lần. Tuy nhiên nhu thuận nhất phải kể đến Lục Ngạc. Ngoài ra người mà nhu nhược nhất chính là Lý Tuệ giống hình mẫu của Lâm muội muội. Đương nhiên là hắn phải loại trừ cô nhóc này ra.

Tuy nhiên hắn cũng có cảm tình mấy thiếu nữ này có chút khác biệt. Cùng là yêu thích, Triệu Dung thì giống như một người bạn tốt. Triệu Cận thì xem hắn giống như một người anh. Hồng Diên và Lục Ngạc thì kính trọng hắn như là chủ nhân của mình. Còn Lý Tuệ thì yêu hắn đến tận xương tủy. Theo như lời Triệu Dung nói:
- Nếu như nàng ấy đối với ngươi không tình sâu ý nặng đến thê thì bản quận chúa sẽ không cho nàng ấy bước chân qua bục cửa nhà chúng ta.
Đối với Triệu Dung xưng là nhà chúng ta thì Thạch Kiên tự động tảng lờ đi. Hắn chợt nhớ đến tình cảm bất chấp tất cả của Da Luật Đảo Dung.

Thiếu nữ này mang đến cho hắn một loại cảm giác khác. Tuy hai người chưa bao giờ kết giao quá mức, thậm chí còn không có nghe được nàng nói một câu, nhưng dựa theo thần thái, cử chỉ của nàng, Thạch Kiên cảm giác nàng ấy giống như một đám mây yên ổn trên trời, hoặc là một đóa u lan bên dòng suối, không muốn ganh đua, nhàn nhã điềm tĩnh.

“Thiếu nữ này thật là thú vị.” Thạch Kiên nghĩ.

Đinh Phố nhìn Thạch Kiên đang xuất thần. Sợ hắn hiểu lầm liền vội vàng giải thích:
- Thiếu gia, vị cô nương này là thầy thuốc tên Lý Nam. Tuy rằng nàng còn trẻ nhưng y thuật cao minh, được mọi người trên phố xưng tụng là tiểu thần y.

Lý Nam thi lễ:
- Dân nữ xin ra mắt Thạch đại nhân.

Nàng không giống như những người bình thường khác, nhìn thấy quan lớn là kinh sợ, bất kể giọng nói hay là cử chỉ đều vô cùng bình tĩnh thoải mái.

Điều này làm cho Thạch Kiên cảm thấy kỳ kỳ. Hắn nói:
- Không cần đa lễ. Nếu Đinh quản gia đã mời ngươi đến đây, vậy ngươi hãy chẩn bệnh giùm cho bản quan.

Thiếu nữ kia liền bắt mạch cho Thạch Kiên. Trong chốc lát nói:
- Thạch đại nhân, bệnh tình của ngài không có gì trở ngại, chỉ nhiễm một chút phong hàn mà thôi. Nguyên do là ngài lo âu dẫn đến tâm mạch bị bế tắc khiến bệnh tình tăng thêm.”

Thạch Kiên cũng biết mình bị cảm mạo. Nếu ở thế giới trước kia thì chỉ cần mua vài liều thuốc cảm là xong. Nhưng ở thời đại này thì biết mua mấy viên thuốc con nhộng ở đâu? Vị nữ lang trước sau vẫn không nhìn Thạch Kiên. Tâm tình lo âu. Tâm mạch bị bế tắc? Có cần chụp X-quang không? Đương nhiên mình lo âu là bởi vì mình có nhiều việc phải làm. Hiện tại mỗi ngày hắn đều nghĩ đến cái tổ chức kia, suy nghĩ đến những hành động giả thần giả quỷ của chúng.

Nhìn thấy Thạch Kiên có ánh mắt khinh thường, nhưng Lý Nam vẫn giữ nét mặt bình thản. Nàng nói:
- Thạch đại nhân, dân nữ sẽ cho ngài một phương thuốc. Sau đó kêu người nhà đến hiệu thuốc để bốc thuốc. Đợi sau khi ngài uống sau, dân nữ sẽ kiểm tra lại bệnh tình của ngài một lần nữa, ngài có muốn làm châm cứu hay không?

Lần này nàng ấy đã nói được nhiều hơn, Thạch Kiên nghe khẩu âm của nàng chính là tiếng phổ thông nhưng lại mang âm hưởng của vùng Giang Nam. Kỳ thật giọng nói của nàng vô cùng mềm mại, rất êm tai nhưng lại khiến cho người ta cảm giác thanh âm của nàng rất xa xôi, giống như nàng đang nói chuyện tận phía chân trời. Nhẹ nhàng như không.

Thạch Kiên gật đầu. Đây chỉ là bệnh cảm mạo thông thường, cũng không phải bệnh nặng nên tùy nàng ấy giải quyết.

Lý Nam viết một đơn thuốc, Thạch Kiên nhìn nàng viết chữ dáng vẻ vô cùng thanh tú. Luận về thư pháp thì thì còn kém xa mình, chỉ bằng phân nửa Triệu Dung . Thái độ nghiêm túc của thiếu nữ làm Thạch Kiên phải biến sắc mặt.

Đinh Phố cầm phương thuốc đi mua. Từ khi biết chuyện Hồng Diên bỏ trộm hổ tiên, Đinh Phố không để nàng đi bốc thuốc nữa.

Hồng Diên mang đến một chén trà mời Lý Nam nhưng cô ấy chỉ nói một chữ:
- Cám ơn!
Sau đó kéo cái khăn che mặt lên hớp một ngụm, rồi đặt chén trà lại trên bàn. Tất cả động tác đều toát lên vẻ của người được giáo dục cẩn thận và nét lịch sự tao nhã.
Điều này khiến Thạch Kiên cảm thấy hứng thú. Phải biết rằng mình là quan nhất phẩm danh chấn thiên hạ. Chính Tằng Công Lượng về sau làm đến tể phụ khi gặp mình mà còn khép nép. Nàng chỉ là một dân nữ bình thường, nhiều lắm là có chút danh tiếng của một vị tiểu thần y. Thái độ điềm tĩnh không màng danh lợi của nàng khiến hắn cảm thấy tò mò.

Nhưng khi mắt của Lý Nam liếc nhìn thấy bộ đàn cổ trong phòng ngủ của hắn liền lập tức sáng lên. Điều này khiến cho Thạch Kiên thiếu chút nữa không kìm nổi tiếng cười. Tiểu thần y này trước sau vẫn cứ như tiên tử phiêu lãng gió mây, nhưng khi nhìn thấy bộ đàn cổ thì lại khiến nàng rơi xuống nhân gian.

Tuy nhiên bộ đàn cổ này thật sự là bộ bộ đàn có giá trị. Đây là cống vật đại thần dâng tặng cho Triệu Trinh khi lên ngôi thái tử. Sau này Triệu Trinh tặng lại cho hắn, còn nói là bộ đàn này làm bằng gỗ hoàng lê tên gọi là Linh Tê cầm. Nhưng lúc đó Thạch Kiên nghe tai bên này lọt tai bên kia. Dù sao thì trình độ của hắn không cao, cũng không có thời gian nghiên cứu đàn cổ.

Lúc đầu bộ đàn cổ này đặt ở thư phòng. Sau bị nha đầu Triệu Dung thường xuyên trêu chọc hắn, hắn bất đắc dĩ phải mang đến phòng ngủ. Bây giờ nhìn thần sắc của tiểu y sư, hắn nói:
- Lý đại phu cũng biết về đàn sao?

Lý Nam liền nói:
- Dân nữ cũng có chút hiểu biết. Nếu Thạch đại nhân không chê dân nữ đường đột, dân nữ sẽ vì Thạch đại nhân gảy một bản. Biết đâu sẽ giúp đại nhân khai thông tâm mạch?

- Đoạn khúc chữa bệnh?
Thạch Kiên nói.

- Thạch đại nhân quả nhiên học thức hơn người. Như vậy dân nữ sẽ vì đại nhân đàn một khúc “Thanh tâm chú”.


Nói xong nàng nhón chân tháo cây đàn từ trên vách tường xuống. Nàng không biết đằng sau Thạch Kiên đang muốn bật cười.

“Thanh tâm chú” chính là một cổ khúc.

Khi tiếng đàn vang lên, bất giác hắn mỉm cười. Thiếu nữ vươn đôi bàn tay trắng nõn di chuyển trên các sợi dây tạo thành một âm khúc vang động khắp phòng. Thạch Kiên thì cầm kỹ không tinh nhưng không có nghĩa là hắn không biết thưởng thức âm nhạc. Khi khúc nhạc vang lên, hắn cũng chìm đắm tâm hồn mình trong đó. Dường như hắn nhìn thấy được mùa xuân ở khắp núi rừng, hoa dại mọc khắp mọi nơi. Mùa hè thì ngát hương sen vào ban đêm; mùa thu thì hoa lan nở rộ khắp thung lũng. Mùa đông thì hoa mận chen lẫn với tuyết. Quả nhiên là khả năng đánh đàn tuyệt vời. Tiểu thần y đây trình độ còn hơn cả Triệu Dung. Tuy nhiên Thạch Kiên hiểu được, thiếu nữ này đã nhập tâm vào cầm nên mới đưa khúc “Thanh tâm chú” này đạt đến xuất quỷ nhập thần. Cũng may khi mình đàn khúc “Thánh mẫu ca” cũng không tệ lắm. Bằng không cái tiểu quận chúa cao ngạo Triệu Dung sẽ không cúi đầu.



Một bài kết thúc, thiếu nữ lại đổi sang bài khác.” Đây là “Lý nhất thủ khúc”, kể về một ẩn sĩ sống ẩn dật, tự do tự tại viết những khúc thi ca thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc cũng như hoàn cảnh lặng lẽ u buồn của nơi đấy. Nhưng thiếu nữ đã phá vỡ không khí u buồn đấy bằng sự tao nhã của mình. Hai điệp khúc phát ra, Thạch Kiêm cảm thấy một cảm giác kì lạ trong cơ thể của hắn, rất thư thái. Tuy nhiên hắn hiểu đây là một loại liệu pháp tâm lý. Trừ phi thiếu nữ ở bên cạnh mình cả ngày đàn hai tiểu khúc, nếu không một khi lao vào công việc thì thần kinh của hắn cũng căng thẳng trở lại mà thôi.

Nhưng hắn lại từ tốn khen:
- Lý đại phu quả nhiên là cầm kỹ tuyệt hảo.

Thiếu nữ thản nhiên nói:
- Dân nữ chỉ làm đúng theo y đạo mà thôi. Cầm kỳ chỉ hiểu biết chút ít, làm sao có thể so sánh với Thạch đại nhân.

Lúc này Hồng Diên ở một bên nói:
- Lý đại phu, thiếu gia nhà chúng tôi đàn cũng rất khá, nhưng không phải loại đàn này.

“Vậy à?” Thiếu nữ tò mò nhìn Thạch Kiên. Tuy nhiên bởi vì quan hệ địa vị nên nàng chỉ nói khẽ một tiếng mà thôi.

Nhìn vẻ mặt của tiểu thần y, Thạch Kiên liền kêu Hồng Diên đem đàn vi-ô-lông đến để đàn một khúc “Thánh mẫu ca”. Khi bản nhạc kết thúc, hắn nhìn thấy mắt cô gái rưng rưng lệ. Thạch Kiên không nói gì. Xem ra thiếu nữ này cũng say mê bản nhạc đến không cưỡng lại được.

Qua một lúc lâu, thiếu nữ mới thi lễ nói:
- Thạch đại nhân quả là đại tài. Dân nữ nghe Thạch đại nhân khảy một khúc nhạc có thể khiến người ta nhớ tới thân mẫu của mình, vị Bồ Tát ngồi trên tòa sen thánh khiết. Hôm nay, có thể nghe được bản tấu này dân nữ vô cùng cảm tạ. Tuy nhiên Thạch đại nhân có phổ khúc của bản này không?

Thạch Kiên biết phòng người trong phủ của Nguyễn đại nhân bên kia bức tường sẽ truyền tin này ra ngoài mà thôi.. Hắn hiện tại mỗi ngày đều có nhiều việc phải giải quyết. Hắn không muốn nghĩ tới chuyện khác. Nếu truyền vào trong cung, Lưu Nga và Triệu Trinh biết được thì sẽ tò mò. Chẳng lẽ còn muốn mình bớt chút thời giờ biểu diễn vi-ô-lông cho họ nghe sao? Nhưng Lý Nam yêu cầu cũng khiến hắn khó xử. Phổ khúc của bản này thì hắn cũng có biết nhưng đó là nhạc phổ của Tây Dương. Hiện tại lại bắt hắn viết thành phổ khúc của đàn cổ thì hắn không cách nào làm được bởi vì hắn không tinh thông đàn cổ, lại không thể nắm chắc được điều kỳ diệu trong đó.

Lý Nam nhìn bộ dạng khó xử của hắn thì nói:
- Dân nữ chắc không có cơ hội rồi.

Đương nhiên nàng không biết rằng không phải Thạch Kiên không muốn cho nàng mà là không thể cho nàng. Hắn không có năng lực làm điều đó. Nàng còn tưởng rằng khúc nhạc này là do Thạch Kiên sáng tác nhưng hiện tại hắn bề bộn công việc nên không có thời gian viết nhạc phổ cho nàng. Nhưng nàng không cam lòng, dùng thử đàn cổ gảy khúc nhạc đó nhưng không thành công. Nàng nói:
- Ôi, dân nữ quả là đầu óc ngu si. Không ngờ vừa mới nghe qua nhưng lại không thể nhớ được.

Thạch Kiên biết nàng không có bỏ cuộc cho nên ra vẻ không nghe thấy. Tuy nhiên lúc này Lục Ngạc bưng chén thuốc tới khiến cho hắn bớt xấu hổ. Bởi vì nàng ấy còn muốn quan sát tác dụng của thuốc nên phải chờ một lúc vì thế Thạch Kiên nói thêm:
- Lý đại phu, nàng thích kỳ nghệ cũng không thua kém bản quan. Vậy tại sao chúng ta không chơi thử một ván?


Quả nhiên đã đánh trúng tâm lý của nàng, nàng vui vẻ nói:
- Được, đa tạ Thạch đaị nhân.

Hai người lại bắt đầu chơi cờ, kiếp trước Thạch Kiên tính cách không màng danh lợi, đặc biệt việc chuyển sinh khiến hắn biến thành một người đàn ông lãnh đạm. Hắn thích nhất là dùng mã nhẹ nhàng linh hoạt. Nhưng khi hắn và thiếu nữ này giao đấu, tài đánh cờ của thiếu nữ này có vẻ linh hoạt kỳ ảo hơn hắn. Từ Đinh Phố đến Hồng Diên, Lục Ngạc đều học chơi cờ. Tuy nhiên các nàng rất ít khi nhìn thấy Thạch Kiên ra tay. Chỉ có một lần Khấu Chuẩn đến Thạch gia, khi đó Thạch Kiên mới mười ba tuổi nhưng lại đánh bại được Khấu Chuẩn.


Điều khiến các nàng cảm thấy ngạc nhiên là cuối cùng Thạch Kiên đã chịu thua.

Lý Nam nhẹ giọng nói:
- Thạch đại nhân trong lòng còn coi trọng thắng bại, trái lại khiến kết quả còn kém đi. Kỳ thật các bài thơ của Thạch đại nhân đứng ngoài trời đất, lấy thành bại luận anh hùng rất không chính xác. Có một số việc dục tốc bất đạt.

Thạch Kiên nghe thấy nàng đã từng đọc thơ của mình cũng không cảm thấy kỳ lạ. Hiện tại tuy hắn rất ít viết thư pháp nhưng mỗi một chương viết ra đều lập tức bị lan truyền ra ngoài. Đặc biệt là thơ, từ. Tuy nhiên nàng nói những lời này cũng muốn nhắc nhở hắn. Hắn nói nhỏ:
- Cảm ơn Lý đại phu.

Lúc này cô gái vươn đôi bàn tay trắng nõn giúp hắn bắt mạch, sau đó nói:
- Tốt rồi! Thạch đại nhân đã khỏe lại, cũng không cần lo ngại gì hết.

Nói xong liền lấy ngân châm ra châm cứu cho hắn. Sau khi châm cứu xong, nàng còn mát xa các huyệt đạo. Nói đến thật kì lạ, nàng chỉ chạm nhẹ mà Thạch Kiên đã đi vào giấc ngủ. Hắn ngủ mãi cho tới buổi chiều hôm sau. Nhưng lần này tỉnh dậy, hắn thấy tinh thần của mình thật là sảng khoái, cả người đều nhẹ nhàng. Tuy nhiên hắn không biết đã mấy giờ nên hỏi:
- Lý đại phu đâu?

Lục Ngạc cười khanh khách nói:
- Nàng sớm đi rồi.

Thạch Kiên lúc này mới thở dài nói:
- Thiếu nữ này cũng được xem như là một kỳ nữ.

Lục Ngạc trêu:
- Thiếu gia, nếu người xem trọng nàng thì cũng nên mang nàng về phủ đi.

Hồng Diên lại khẩn trương nói:
- Không được, Dung quận chúa sẽ phản đối.

Thạch Kiên cười ha hả nói:
- Các tiểu nha đầu ngươi suốt ngày nghĩ đến cái gì hả? Thiên hạ này biết bao nhiêu thiếu nữ xinh đẹp tài giỏi. Nếu ta nhìn thấy một người mà mang về người đó thì chắc cái nhà này cũng không còn chỗ chứa.

Hồng Diên lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Thạch Kiên lại không nói gì. Hồng Diên nếu ở vào thời dân quốc nhất định sẽ là một cô gái có suy nghĩ độc lập. Lúc này nàng mới nói cho hắn biết Thánh thượng nghe tin hắn bị bệnh, hạ thánh chỉ bảo hắn nghỉ ngơi một vài ngày.

Buổi tối, hắn chưa nghỉ ngơi liền. Hắn còn muốn viết một quyển sách. Có lẽ chiến sự phía tây sẽ xảy ra. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp được các tướng quân của Tống triều.

Tuy nhiên đến ngày thứ ba, hắn không thể rảnh rỗi được nữa bởi vì hắn được phái đi âm thầm giám sát lăng mộ của Chân Tông. Một hộ viện trở về bẩm báo, hiện nay các công nhân xây dựng lăng mộ đã đụng phải đá vôi.

Thạch Kiên nghe xong tinh thần chấn động. Hắn sớm chờ đến ngày này. Nên thu lưới rồi.

Mơ hồ hắn nghe được thanh âm của tiếng sấm đầu mùa xuân.

Ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch đã đến nhưng người dân thành Khai Phong vẫn còn chìm trong không khí của năm mới. Dù sao thì cũng phải qua mười lăm tháng giêng mới gọi là hết tết Nguyên Tiêu. Liên tục bảy tám ngày có ánh nắng ấm áp làm cho băng tuyết nơi đầu đường cuối ngõ đều tan hết, lộ ra diện mạo rõ ràng. Gió vẫn mang theo hơi lạnh thoang thoảng hương cỏ huân nhân. Đó là gió xuân được thổi từ Thái Bình Dương vào. Chỉ có điều bây giờ còn rất nhẹ. Nhẹ đến nỗi chỉ có thể thổi được các cành liễu khẽ đung đưa.

Trên đường, tất cả những người đi đường vẫn rất ung dung, thong thả qua lại. Bọn họ đều đang trên đường đi thăm bạn bè, mang theo những tặng phẩm. Đối với bọn họ thì ngày này cũng giống như bao ngày bình thường khác. Chẳng qua năm nay đề tài nói chuyện có khác biệt một chút . Đầu tiên là người Hạ Châu cáo mượn oai hùm. Quả nhiên đúng như dự đoán của thiếu niên thiên tài kia, bọn chúng dừng ở biên giới không dám xâm phạm sang một bước. Tất cả mọi người đều biết khả năng thiên phú của thiếu niên này. Lần này người Đảng Hạng hành động một cách vô lý triều đình sẽ xử trí như thế nào? Thái hậu sẽ đối xử ra sao với mưu đồ của tên Lý Trọng Chiêu. Tất cả đều làm cho người dân cảm thấy hứng thú. Mặt khác còn có một chuyện nữa. Nghe nói gã thiếu niên kia còn dâng lên tấu chương và triều đình sắp thực hiện một sự vật gọi là báo chí. Những người thực hiện mà họ quan tâm chính là, đệ tử của Thạch Kiên - Hoa Chá và Hà Đại Trung, Giang Tử Bộ chuyển sang làm Lang Trung Công Bộ, Vương Tích và Trương Hưu Thiên làm Công bộ Viên Ngoại Lang. Công Tôn Thành trở thành phó ti chuyên trách về báo chí. Phải biết rằng bọn họ sáu người thì có hai người là cử nhân, bốn người kia là tú tài. Hiện chẳng những được thăng quan mà còn được ban thưởng tiến sĩ. Đương nhiên, vì bệnh tình của Chân Tông nên nhiều năm không tổ chức khoa cử dẫn đến việc nhiều vị trí bị khuyết người. Lần này Lưu Nga đặc cách cho Thạch Kiên đề cử sáu đệ tử của mình cũng là một tín hiệu cho một cuộc so tài sẽ diễn ra trong năm nay. Rất nhiều học sinh khác cũng nóng lòng muốn tham gia. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m

Bắt đầu một ngày mới, Thạch Kiên bố trí một vở kịch, chính thức tháo màn che và thổi kèn lên. Buổi sáng Thạch Kiên sang thăm hỏi Dương gia. Bởi vì Lão thái thái đã chết, những con cháu đang ở bên ngoài của Dương gia toàn bộ tập trung về kinh thành để giữ tròn đạo hiếu. Thạch Kiên nhờ vậy mới biết Dương gia có bao nhiêu người cùng với bao nhiêu võ quan. Hắn còn dèm pha trong lòng, lão Dương và lão thái quân đều là những người tài ba trong việc đánh giặc nên sinh ra những đứa con uy lực dũng mãnh này là đúng rồi. Đương nhiên những lời này không thể nói ra. Tuy nhiên một lần nữa trong lòng hắn lại mắng nhiếc người viết truyện Dương gia tướng thật sai lầm. Tiểu thuyết có thể bóp méo lịch sử nhưng không thể bóp méo quá nhiều như vậy. Lại còn đem bi tình của Dương nữ tướng Mộc Quế Anh nắm giữ ấn soái ra đùa giỡn.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-170-k5oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận