Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 239 : Chịu tội 

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4: Khói buồn sa mạc
Chương 239 : Chịu tội 


Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Nói đến đây hắn hạ giọng xuống:
- Đây cũng là lời thề ta đã nói ra trong lần đầu tiên vào kinh thành.

Tuy rằng thanh âm của hắn rất trầm nhưng lại đanh thép mạnh mẽ như nước sông Hoàng Hà gặp vật cản thì gầm lên.

Thân Nghĩa Bân nghe lời nói này thì ánh mắt lại càng sáng ngời.

Còn Hạ Viện không biết nghe có hiểu không mà ánh mắt cũng sáng lên nhìn Thạch Kiên.

Ngoài cửa sổ mặt trời càng lúc càng lên cao. Bầu trời xanh thẳm có đàn chim nhạn đang bay về phía nam.

Gió không lớn, lá xanh đang hóa vàng trên cây nhẹ lay động. Cơn gió này từ phương đông thổi tới, đem sức sống ấm áp tới cho nhân gian. Và cũng đem đến cho đất nước này chút hơi ấm. Với trí tuệ của bách tính, đem văn minh ra toàn thế giới, khiến cho khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển, nhưng các quốc gia khác đối xử với quốc gia này như thế nào?



Ánh mắt Thạch Kiên lướt ra rất xa. Từ con sông mẹ Hoàng Hà, qua trăm sông ngàn núi, ánh mắt hắn dường như muốn xuyên qua núi qua sông, nhìn thấu mọi sự việc xảy ra trong kinh thành, nhìn thấu suy nghĩ của Lưu Nga.

Lúc này trong kinh thành đúng là cũng phát sinh một đại sự.
Đại thắng lần này của Thạch Kiên, tất cả mọi người cao thấp ở Tống triều đều rất hưng phấn. Nhưng mà sau khi hưng phấn qua đi, có người lại bắt đầu có tính toán nhỏ nhen. Nhưng lúc ấy Thạch Kiên sắp đi, bèn nói rằng việc Tây Bắc không cho phép bất cứ kẻ nào nhúng tay vào. Sự thật chứng minh chính bởi vì điều này, ở Tây Bắc Thạch Kiên ra tay, không ai can thiệp, mới có được đại thắng lần này. Đồng thời cũng bởi vì phá mà lập lại. Ở biên cảnh lý luận mới này của hắn được tiếp tục được thực thi. Tuy rằng gặp phải chiến hỏa bị thiệt hại nhiều, nhưng hiện tại Tây Bắc đang bừng bừng sức sống.

Cho nên những kẻ đó bất kể trong lòng toan tính gì, bọn họ không dám can gián, cũng không thể can gián.

Nhưng sau này lại phát sinh một sự kiện, đúng là cho bọn họ cơ hội.

Đó là mười lăm tháng hai, Tây Hạ phái sứ giả tới, có điều bọn họ lần này không cao ngạo như lần trước. Tuy nhiên lần này bọn họ lại làm cái việc mà tất cả mọi người không thể nghĩ ra, lần này sứ giả được phái đến đi vào trước cửa hoàng cung, trong tiếng thóa mạ của người Tống. Bọn họ cầm ra từ trong bao một vật giống nhau.
Chính là đồ vật như vậy, khiến cho tất cả mọi người nghe thấy tiến đến kinh thành đều trở nên lặng ngắt như tờ.

Đây là mấy đem cành mận gai, vừa mới hái xuống, bên trên gai mận còn vô cùng cứng. Mấy sứ giả này, bắt đầu không để ý là đầu mùa xuân, vẫn còn hơi chút giá lạnh, cởi quần áo nửa người trên , đem những cành mận gai này dùng dây thừng buộc vào trên người. Và người xem còn từ đó có thể thấy được, bọn họ không chỉ là đang làm dáng, những dây thừng này buộc thật sát, đem cành mận gai ghìm vào trong da. Cứ mỗi một lần bọn họ xoay người thì xuất hiện vết máu loang lổ.

Bọn họ đang học Liêm Pha chịu đòn nhận tội với Tương Như!

Nhìn thấy bộ dạng của bọn họ, Lưu Nga cũng thấy buồn nôn, nói:
- Sớm biết thế này, sao lúc trước lại làm vậy, hiện tại các ngươi làm những việc này có ích lợi gì. Mấy chục vạn binh lính đều bởi vì lòng muông dạ thú của các ngươi mà hy sinh . Các ngươi về đi, nói cho cái tên Nguyên Hạo nhà các ngươi, cứ chờ mấy chục vạn đại quân Đại Tống triều đình chúng ta thảo phạt đi.


Mấy sứ giả đó phục xuống, nói:
- Đại vương nhà chúng tôi nói, năm đó không hiểu chuyện, lúc trước đều là bởi vì Ngô Hạo dụ dỗ ngài, mới khiến cho ngài nhất thời hồ đồ. Thông qua trận chiến này, mới biết được triều đình uy nghiêm là không thể xúc phạm. Mong rằng Thái hậu và Thánh Thượng vì thiên hạ thương sinh linh, cho Đại vương chúng ta một cơ hội.

Vị sứ giả lần này tiến đến, cũng không dám gọi Nguyên Hạo là bệ hạ, mà đổi là Đại vương.

Lưu Nga cười. Đám sứ giả này từ Tây Hạ đến, Thạch Kiên tự nhiên biết được tin, vì thế hắn viết một phần tấu chương. Trên bản tấu Thạch Kiên viết, Nguyên Hạo hung tàn thô bạo, nguyền rủa cha mẹ, bởi vậy người này không thể tin. Hơn nữa hắn chẳng những hung tàn. Còn giả dối. Trước thì tấn công Cam châu, chiến thắng các dũng sĩ dân tộc Hồi Hột, sau tấn công các dân tộc Thổ Phiên, bắt và sử dụng tuấn mã của dân tộc Thổ Phiên chi, lần này giao chiến, tuy rằng đại phá Nguyên Hạo, nhưng Nguyên Hạo vẫn còn vốn ban đầu, Hưng Khánh phủ là vùng đất của Đảng Hạng còn không bị tổn thất mấy. Chỉ cần cho hắn thời gian. Nguyên Hạo sẽ lấy lại nguyên khí rất nhanh. Bởi vậy, không thể đàm phán hoà bình.

Dựa theo những gì Thạch Kiên viết, Nguyên Hạo cũng là một nhân vật hùng tài đại lược. Chỉ khống chế một vùng đất không lớn mà thôi. Điều làm cho Lưu Nga buồn cười chính là, Nguyên Hạo vì trốn tránh trách nhiệm, không ngờ lại đổ lên đầu Ngô Hạo. Với tính tình của người thiếu niên kia, Ngô Hạo cũng không có đường sống. Cũng chính là Nguyên Hạo đang đẩy tội cho người chết.

Vì thế Lưu Nga nói:
- Đừng làm như ai gia là đứa trẻ ba tuổi. Vì sự an bình của dân chúng triều đình, Tiên đế ban thưởng cho các ngươi Tĩnh Hựu ngũ châu. Bao năm qua không ngừng phong thưởng cho gia chủ các ngươi. Nhưng cái thứ vong ân phụ nghĩa các ngươi, đầu tiên là muốn mưu hại ai gia, sau thì một hai lại xuất binh Tây Bắc. Ngươi có biết Thạch Bất Di đã phẩm luận chủ tử nhà các ngươi như thế nào không? Nói các ngươi là một con sói, khi không lớn lên hoặc bị thương, thì sẽ giống như một con chó, chó vẩy đuôi mừng chủ. Nhưng một khi lớn mạnh hoặc vết thương khỏi rồi, lập tức bắt đầu ăn thịt người. Cái tính này là không thể sửa được.

Lời nói này thật nặng, đầu tiên là “đồ vật”, sau thì như là đang mắng Nguyên Hạo là súc sinh.

Vị thủ lĩnh sứ giả lại phục xuống nói:
- Thánh Thái hậu, xin nghe tiểu thần một lời. Lần này Đại vương nhà thần phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Khi Tiên vương còn sống, cũng nhiều lần nói không thể xâm phạm triều đình. Vì triều đình mà bảo vệ tốt vùng đất Tây Bắc. Nếu thánh Thái hậu thật không muốn lượng thứ cho Đại vương. Với uy nghiêm và thực lực của triều đình hôm nay, muốn chiếm giữ Hưng Khánh cũng không phải việc khó.


Câu nói này làm cho Lưu Nga nhướng lông mi lên, lúc đại thắng lần này cũng khiến tâm lý khinh thị của bà nổi lên. Nhưng bà không ý thức được rằng thắng lợi lần này kỳ thật có rất nhiều nguyên nhân. Một là Thạch Kiên dựa vào kiến thức lịch sử đưa tới Tây Bắc, đặc biệt là Địch Thanh. Đúng là những tướng quân này khiến cho kế hoạch của hắn có thể thực thi. Nếu đổi lại Hạ Tủng đến giữ Kim Minh trại, có thể qua được một ngày là tốt rồi. Hai là Thạch Kiên bố trí cẩn thận, đặc biệt là Thiêu Thân, hơn ba năm trước đã chuẩn bị rồi. Ba là Thạch Kiên tính toán chuẩn xác. Bốn là khoa học kỹ thuật mang đến kỳ tích, cho dù là lựu đạn hay là cái loại ống nước cao áp giản dị đó. Năm là chiến trường ở Tống cảnh, chiếm được thiên thời địa lợi nhân hòa. Trên bình nguyên, thắng bại rõ ràng cũng không đến hai phần mười.

Vị sứ giả này nịnh nọt vô cùng bí ẩn, hắn đang tán dương Tống triều hùng mạnh. Nhưng Tống triều hiện tại là do Lưu Nga thống trị. Không ngờ đạt được công tích còn vĩ đại hơn tiên đế, khiến bà có thể nào không kiêu.

Sứ giả còn nói thêm:
- Nhưng những dân tộc Phiên ở Tây Bắc thì nhiều, sản vật thì nghèo khó, đứng lên thống trị tương đối phiền toái. Hàng năm đóng góp vào việc quân đội thỉ nhỏ, lại còn phải trợ cấp cho họ. Đương nhiên với tài lực của triều đình hôm nay, đương nhiên là không phải để ý đến khoản kinh phí này. Nhưng triều đình cần gì nhất định phải để ý đến Đạn Hoàn Chi này? Ồ, quên mất, với Trung Nguyên mà triều đình có được hôm nay, lại còn Đại Dương Đảo, cùng với Đại lục Lưỡng Loan, Hạ Châu nữa, thì ngay cả Đạn Hoàn Chi đều không xứng được.
Nói tới đây, hắn nhìn trộm qua Lưu Nga. Lần này tiến đến, Trương Nguyên luôn dặn rằng Lưu Nga là người tiết kiệm mộc mạc, ở trong hoàng cung cũng chỉ mặc một bộ quần áo tang bình thường chỉ cần nắm được điểm này, là có thể đàm phán thành công. Cũng mới có thể cho Đại Hạ được nghỉ ngơi một hơi. Bởi vậy hắn mới nói Tây Hạ bần cùng, không đáng kể gì. Điểm này là đánh động Lưu Nga từ kinh tế, cũng đánh động Lưu Nga từ quốc sách Tống triều.
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Những lời này rốt cục bắt được tâm lý Lưu Nga. Nếu nói đến mở mang bờ cõi, điều Tống triều muốn nhất là lấy lại U Vân, chỉ cần thu hồi nơi đó, là có thể dùng Trường Thành cản trở các dân tộc Phiên, Liêu quốc ở bên ngoài, Trung Nguyên có thể bình yên không lo lắng gì. Về phần lãnh thổ, hiện tại Tống triều đã quá nhiều . Hiện tại nhân khẩu đi về Đại Dương Đảo càng ngày càng nhiều, đồng thời đúng là đã mang lại cho Tống triều lượng lớn quặng sắt. Nhưng Đại lục Lưỡng Loan vẫn rất xa xôi, ngay cả loại thuyền kiểu mới của Thạch Kiên cũng đi mất nhiều thời gian. Tuy nhiên những ngọc thạch và quặng đồng ở đó khiến triều đình rất hứng thú. Nhưng đối với nơi này thì triều đình không thể mở rộng quản lý thêm được, dường như cũng đã bất lực. Đặc biệt là những du hành còn bẩm báo, nói ở đó cũng có một số gần như một quốc gia tồn tại. Tuy nhiên so với sức chiến đấu dũng mãnh của người Tây Hạ nhân thì kém nhiều lắm. Đứng trước vũ khí tiên tiến của Tống triều mà đoàn du hành tổ chức sử dụng, bọn họ cũng bị đánh cho tan rã. Tuy nhiên những người du hành thương vong cũng rất lớn. Bởi vậy bọn họ nghe nói loại lựu đạn này của Thạch Kiên cũng muốn triều đình cho bọn họ mượn một ít.



Vì thế bọn họ còn quyên giúp một khoản tiền thật lớn cho Tây Bắc. Có tiền dễ làm việc. Hơn nữa Thạch Kiên còn nói, đây chỉ là hỏa khí chế tạo thô sơ, sau còn có loại lợi hại hơn . Vì thế lén lút cho bọn họ một đám. Đương nhiên Lưu Nga cũng hạ lệnh, mình đang chơi như thế nào ở Đại lục Lưỡng Loan, không có việc gì. Nhưng không thể lại xuất hiện sự việc Thiên lý giáo ra tay với đồng bào như lần trước, còn không bán ra cho bất kể một nhà nào khác. Nếu không thì xử trảm.

Đối với bọn họ, Lưu Nga vẫn yên tâm. Tuy rằng có thể để cho Thiên lý giáo trà trộn vào, nhưng dù sao cũng là số ít. Bọn họ đều có gia sản rất lớn ở Tống triều. So với những dân chúng này. Bọn họ càng hy vọng triều đình hùng mạnh. Cho nên hiện tại Tống triều không thiếu đất. Mà là thiếu quan viên chịu đi đến những nơi xa xôi này quản lý. Giống như Đại Dương Đảo theo ý của Thạch Kiên đề ra bảy châu: Bắc Dương châu, Tây Dương châu, Nam Dương châu, Côn châu, Uy châu, Duy châu, Mã châu ( Khu Bắc bộ, Tây Úc Đại Lợi á châu, Nam Úc Đại Lợi á châu, Côn Sĩ Lan châu, Tân Uy Ngươi sĩ châu, Vích-to-ri-a châu, Tháp Tư Mã Narnia châu ). Đến năm ngoái, mới phái sáu tri châu đến. Còn về tri châu của mấy tiểu đảo mã châu đến bây giờ vẫn còn trống ghế.

Trên thực tế ngẫm lại thật đáng lo, đặc biệt Tây Dương châu đều có một nửa lớn diện tích của Tống triều. Hơn nữa như những gì Thạch Kiên nói, ở đó khoáng sản phong phú, rất nhiều nơi thổ địa phì nhiêu, còn có rất nhiều nơi thích hợp cho việc chăn thả. Nhưng bởi vì quá xa. Vận chuyển không tiện. Nếu không đã có thể trở thành nơi nuôi thả chiến mã của Tống triều.

Nhưng chỉ có như vậy. Quan viên vẫn không muốn đến. Những người này có gì khác với những phạm nhân bị lưu đày. Bọn họ thà rằng ở Tống triều làm một lý chính, còn hơn làm tri châu ở đó.

So với Đại Dương Đảo, Tây Hạ chẳng những nghèo, mà còn khó thống trị.

Hơn nữa. Chính sách khai quốc Tống triều cũng chính là ở đây. Triệu Khuông Dẫn đánh đến sông Đại Độ, nhìn thấy ở đó tất cả đều là núi cao hùng vĩ. Vì thế dừng chân không cđánh chiếm nữađến lúc này mới có Đại Lý Đoàn gia. Không thể hoàn toàn phê bình hành vi này của Triệu Khuông Dẫn. Trong tình huống lúc ấy, những nơi này đều rất nghèo, triều đình cũng không mò thấy gì béo bở. Chính là có sản vật cũng không lấy được. Tiếp theo là nếu phát sinh thiên tai nhân họa, để trấn an cư dân ở đây, triều đình không thể không cấp tiền trợ cấp. Chính vì thế, những nơi này vẫn phiến loạn không ngừng. Chẳng những ở Hán triều, mà ở Đường triều cũng thế. Tống triều chiếm lĩnh những địa phương phía nam, cũng thường xuyên có phản loạn phát sinh. Theo con mắt tự nhiên của Triệu Khuông Dẫn nhìn ra thì việc này có liên quan đến chính sách dân tộc. Nếu không hắn sẽ không đề xuất chính sách bình định đối với những dân tộc thiểu số. Nhưng hắn càng nhìn ra không thể mỗi một quan viên địa phương bất kỳ đều là anh minh. Cho nên dưới con mắt của hắn thì vì hư danh, hy sinh mồ hôi và máu người Hán ở Trung Nguyên là không đáng. Chi bằng buông tha cho những nơi này.

Đây cũng là mục đích mà Thạch Kiên đề xuất tu sửa đường xá. Nhưng hiệu quả này thấy rất chậm, ngay cả đám Vương Tằng trong triều đều nhìn không ra. Đến thời Tống Thái Tông, thu phục Đông Hán, vì hùng tâm bừng bừng, chẳng những ra tay với Lý thị, mà còn tiến công Liêu quốc. Nhưng khi đại bại, dường như mới hiểu được dụng ý cảu anh trai mình. Chính ông ta giết anh trai mình, cướp ngôi vị Hoàng đế. Nhưng con mắt chiến lược so với xuất thân ở tầng lớp thấp hèn của hắn so với một anh trai tiểu lưu manh thì còn kém xa. Hắn không nhìn ra mặt lâu dài của Triệu Khuông Dẫn, ngược lại nhìn ra mặt bảo thủ nhất trong đó. Bắt đầu đóng cương tự phong. Nhưng việc này và bóng đá giống nhau, phòng thủ phản công là loại chiến thuật không tồi. Nhưng ngươi cũng phải phản kích, nếu chỉ phòng không phản, sớm như vậy. Tây Bắc mâu thuẫn cũng nhiều, hơn nữa người của những tộc đó càng hung hãn, càng khó thống trị. Giống như vậy, ngoại trừ khuỷu sông Bình Nguyên còn có thể lọt vào mắt, những nơi khác, Lưu Nga lại không để ý.

Hơn nữa đến bây giờ Lưu Nga mới phát giác, quả nhiên đánh giặc không phải chuyện như thế. Vốn Lưu Nga còn trông cậy vào Thạch Kiên lần này thông qua bán tù binh mà đổi về hơn trăm vạn quan tiền, bù vào chỗ tổn thất do chiến tranh. Nhưng hiện tại ở Tây Bắc bị chiến tranh phá hoại và thương vong lớn, Thạch Kiên đang sửa lại hàng loạt, đã tiêu tốn rất nhiều tiền tài. Đồng thời thông qua tính toán của đại thần bộ hộ, thì chính phí nghiên cứu mà Thạch Kiên điều động cộng thêm dựa vào bán lựu đạn và còn có vài khoản tiền quyên giúp. Tây Bắc phải chờ tới mùa thu hoạch tháng chín, thì vẫn không đủ. Chỉ sợ số tiền trong tay Thạch Kiên chỉ giữ được một tháng là tốt rồi. Đó còn chưa tính phong thưởng và trợ cấp cho binh lính. Không biết theo như lời Thạch Kiên đánh giặc không cần tiền, thì từ đâu mà có được kết quả.

Cách bức mành cũng đoán ra Lưu Nga đang trầm ngâm. Vị sứ giả kia lập tức theo gió mà lên. Hắn nói:
- Đại vương nhà chúng thần đã từng nói, chỉ cần thánh Thái hậu đáp ứng, Đại vương có thể mở mã chính đối với triều đình.

Khi nghe đến câu này, Lưu Nga và rất nhiều đại thần đều rất vui vẻ. Nếu chỗ mà Tây Hạ có thể khiến Tống triều coi trọng, chính là ngựa. Bình nguyên Hà Sáo chăn nuôi rất nhiều chiến mã. Mà Tống triều thiếu nhất chính là chiến mã. Cho nên hiện nay mới bất đắc dĩ sử dụng trọng bộ binh. Kỳ thật chỉ cần không phải là thằng ngốc, kỵ binh mạnh hơn bộ binh, đạo lý này ai cũng hiểu được. Ngay cả Thạch Kiên vừa đến Tây Bắc việc đầu tiên chính là buôn lậu chiến mã Tây Hạ. Sứ giả còn nói thêm:
- Đại vương chúng thần để biểu thị thành ý, còn đáp ứng triều đình lần này nếu triều đình đồng ý lượng thứ cho ngài. Đợi đến mùa thu, Đại vương binh xuất Giáp sơn. Dụ đại quân Liêu quốc lại đây. Đến lúc đó triều đình mà binh xuất U Vân, một nhát là thu phục lại vùng đã mất.

Lưu Nga cũng biết lần này Liêu quốc rất cứng rắn với Tây Hạ. Liêu quốc phái gần mười vạn đại quân như hổ rình mồi Tây Hạ ở Giáp Sơn. Mà hết thảy, dường như đều là do Thạch Kiên giở trò quỷ. Đồng thời. Câu nói này của sứ giả mới chính thức nói lên được lòng Lưu Nga. Năm trước bởi vì cục diện Tây Bắc khẩn cấp, Tống triều không thể không thỏa hiệp với Liêu quốc. Thiếu chút nữa gả Triệu Cận đến Liêu quốc. Nhưng khoản triều cống lớn này vẫn là nỗi đau không ngừng của Lưu Nga. Số tiền đó cần nuôi sống bao nhiêu người nghèo khó. Nếu thật là như lời sứ giả nói. Lại đúng là sẽ thu hồi U Vân. Như vậy chẳng những có thể giảm bớt tiến cống khuất nhục hàng năm của triều đình. Còn có thể thu hồi U Vân. Như vậy sẽ vĩnh viễn khiến Liêu quốc bị ngăn cách ở phía ngoài, Tống triều không còn lo lắng gì nữa.

Đó cũng là đại sự chân chính mà trong tầm tay bà có thể làm được còn có công lao hơn tiên đế.

Nhưng bà cũng không ngốc, suy nghĩ một chút, đúng này bà nói với sứ giả:
- Ngươi cũng đừng nói nữa, trước đây khi Thạch Bất Di sắp đi, đã từng cầu khẩn ai gia, việc Tây Bắc để một tay hắn xử lý. Đợi ai gia phái sứ giả đi Duyên Châu hỏi ý Thạch ái khanh, ai gia mới có thể trả lời ngươi.

Sứ giả vừa nghe. Thiếu chút nữa thì thất thố, hỏi Thạch Kiên, thủ thuật che mắt của Đại vương ấy còn không ngay lập tức làm cho hắn biết rõ sao?
- Chẳng lẽ Thạch đại nhân so với thánh Thái hậu còn có quyền hơn?

Lưu Nga vẫn không nói gì, Triệu Trinh lên tiếng trước, ông ta nói:
- Đồ chó các ngươi. Gan quả thực không nhỏ, đến bây giờ còn tà tâm bất tử. Không ngờ ở trong này công nhiên châm ngòi ly gian!

Tên sứ giả lập tức vả vào miệng mình mấy cái, quỳ đầu nhận sai.

Nhưng lúc này đến Lưu Nga cũng tức giận, bà lập tức sai người dẩy bọn họ đi ra ngoài. Trên thực tế lời nói này của sứ giả cũng động đến tận sâu trong nội tâm bà. Hiện tại Tống triều hùng mạnh giàu có, có thể nói một nửa là công lao của Thạch Kiên, tình thế này tiếp tục phát triển, khiến Lưu Nga rất lo lắng. Thạch Kiên mới mười bảy tuổi, trời mới biết về sau hắn có thể biến đổi hay không.

Điều này làm cho cả đội sứ giả cảm thấy thấp thỏm lo âu. Lần này đến đây, Nguyên Hạo cho bọn họ quyền lợi và không gian đàm phán rất lớn , có những điều khoản chính hắn cũng không dám tưởng tượng. Nhưng nếu dưới tình huống như vậy, bọn họ không thể đàm phán hoà bình. Như vậy Nguyên Hạo đã từng nói, bọn họ cũng không phải trở về nữa. Người nhà bọn họ cũng phải xử tử.

Nhưng mà ngay khi bọn họ nhăn nhó lo lắng, sự tình lại đã xảy ra biến hóa.
Kỳ thật ngay khi sứ giả vừa mới vừa rời khỏi, liền có rất nhiều đại thần mồm năm miệng mười bàn tán. Có cho rằng cũng có thể cùng bọn họ nghị hòa, nhưng điều kiện phải hà khắc, thậm chí có người đề xuất Tây Hạ hàng năm tiến cống Tống triều một trăm vạn quan tiền. Cách nói này khiến Vương Tằng không kìm nổi nói:
- Ngươi cho rằng Tây Hạ là Tống triều sao, một trăm vạn quan một năm, thà rằng ngươi giết bọn họ đi.
Tuy nhiên cũng có người đề xuất hay là chờ Thạch Kiên đưa ra sách lược . Hắn từng nói ba đến năm năm, tiêu diệt Tây Hạ. Hiện tại xem ra cách mục tiêu này không xa. Lúc này triều đình không thể theo sau chân bọn họ được.
Cũng không có người đề nghị để Thạch Kiên về triều. Tuy rằng rất nhiều người hiểu được, Uy vọng của Thạch Kiên lúc này đủ để đạt tới bước công cao chấn chủ. Nhưng ai cũng không muốn làm chim đầu đàn. Lúc này Thạch Kiên đã bước bước đầu tiên của thành công, hỏng chuyện của Thạch Kiên. Sau khi Thạch Kiên về triều, còn không biết ai không may nào làm nơi hắn trút giận. Dựa vào danh vọng hiện tại của hắn, chỉnh trị một đại thần, là rất dễ dàng . Chính là Lã Di Giản, Thạch Kiên muốn làm hắn, lần này trở về, Lưu Nga vì an ủi lòng tổn thương của Thạch Kiên, Lã Di Giản đã bị chỉnh trị rồi.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-239-r6oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận