Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 93 :Tiểu Như

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 2: Kinh Thành Phong Vân
Chương 93:Tiểu Như

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Lúc này Thạch Kiên chợt nhìn thấy một đạo ánh sáng hiện ra trước mắt, giống như một tia điện bí ẩn xẹt qua trong bóng đêm.

Ánh mắt hắn lại nhìn thấy một bóng người lao về phía hắn chém tới nhưng liền sau đó đao trong tay y liền rơi xuống đất. Tên thổ dân đó dùng tay kia cầm đao, ngồi xổm trên mặt đất kêu to. Thạch Kiên định thần nhìn lại, hóa ra là Tiểu Như không biết từ khi nào đã ở trong phòng đi ra, lại đúng vào thời điểm mấu chốt mà cứu hắn một mạng. Vừa rồi nàng đã sử dụng chiêu hậu phát chế nhân tức là lùi một bước đánh lui đối thủ, đánh vào ngón tay cầm kiếm của tên thổ dân kia vì vậy mà khiến hắn đau đớn gào lên như heo bị xẻ thịt.



Có Tiểu Như gia nhập, cục diện rất nhanh liền chuyển biến theo hướng tốt. Nàng dùng kiếm vung lên từng đạo tinh quang. Bọn thổ dân đồng loạt xông vào như những con thiêu thân nhưng nhanh chóng đã có vài tên ngã xuống dưới lưỡi kiếm của nàng. Đương nhiên cũng không thể nói nàng một người có thể địch lại bốn người nhưng chủ yếu do thân thể nàng linh hoạt, với những tên thổ dân này thì đúng là khắc tinh. Lúc này cứu viện bên ngoài đã tới, sau một hồi đã bắt sống hết bọn thích khách.

Vụ việc lần này cũng không phải nhỏ. Ám sát mệnh quan triều đình, toàn bộ Tống triều trước đây chưa từng phát sinh, trong toàn bộ lịch sử cũng chưa từng có. Trừ phi có vài lần khởi nghĩa nông dân quy mô nhỏ nhưng cũng là đánh hạ thành rồi sau đó quang minh chính đại mà xử tử, cũng không có chuyện ám sát. Chuyện này lập tức làm kinh động cả Đại Lý tự. Các quan viên Đại Lý tự sau khi nghe xong liền từ trong chăn mà chui dậy. Nhưng chuyện này bọn hắn cũng khó xử. Một bên là tiểu học sĩ mà Chân Tông thích nhất, một là người dân bản xứ châu Đại Dương ngàn dặm từ xa đến thần phục, hơn nữa còn được Thánh Thượng chính miệng nói là trung dân, việc này không phải là Chân Tông tự mình vả vào miệng mình hay sao.

Bọn họ liền phái người phong tỏa tin tức, chặn cả những người thổ dân không cho ra vào, suốt đêm phái người tiến cung bẩm báo.

Trong mắt bọn họ, Thạch Kiên có lẽ tương lai sẽ là trọng thần trong triều, nhưng hiện tại cũng chỉ là làm quan chơi, cùng Hoàng thái tử đọc sách hoặc là chế tạo một ít đồ vật này nọ cho Hoàng đế. Kỳ thật chỉ có một số ít người biết Thạch Kiên đúng thật là một vị quan có tầm quan trọng trong Tống triều. Tuy rằng hắn không thể xử lý việc triều chính, nhưng chỉ bằng những ý tưởng kì quái kia của hắn, một năm cũng khiến cho Đại Tống thu vào không ít.

Chân Tông vừa nghe đến việc này đã vô cùng nóng nảy, biết Thạch Kiên đã bình yên vô sự, hắn mới thở phào nhẹ nhõm, sau đó liền tăng thêm bốn hộ vệ nữa bảo vệ xung quanh Thạch gia rồi giao việc này cho Đại Lý tự tra xét nghiêm minh.

Bởi vì sự việc quan trọng kia, mấy người du hành biết tiếng thổ dân cũng không dám giấu diếm, liền ở bên rõ đầu đuôi. Trải qua một đêm thẩm vấn, cuối cùng cũng tra ra được toàn bộ mọi chuyện.

Hóa ra việc ám sát lần này là do một tên thổ dân được gọi là Quyến Đà Lợi cầm đầu, hắn là một người rất thông minh. Đương nhiên hắn cũng không phải là vì khí phách dân tộc, chủ yếu là do hắn thù hận Thạch Kiên. Bởi vì Thạch Kiên mà muội muội của hắn đã bị những kẻ tiến đến châu Đại Dương đó làm nhục đến chết. Cùng tham gia hành động lần này là những thổ dân khác có mối thù hận với người Tống giống như hắn, nhưng chỉ có hắn chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi cùng ở với những người du hành mà đã học được Hán ngữ. Sau khi ăn cơm chiều xong, hắn liền giả dạng người Tống không có sai biệt lắm, còn rửa mặt, chải đầu rồi buộc chặt lên, sau đó theo chân trạm dịch từ cửa sau lẻn ra ngoài.

Sau đó hắn cầm tiền mà Hoàng đế thưởng cho trên dường mua hơn mười cây đao lớn. Vì để cho người dân khỏi hoài nghi, hắn còn chia ra đến vài nhà thợ rèn hỏi mua. Sau đó mới hỏi thăm người dân địa chỉ Thạch gia, hắn cũng đi tới Thạch gia xem xét qua địa hình rồi mua móc câu và dây thừng. Đến giờ tý hắn mới mang theo mười mấy người kia theo trạm dịch chuồn ra ngoài đi đến Thạch gia. Những người thổ dân khác cùng người du hành không hề biết việc này. Vụ án đã thẩm tra xong, quan viên Đại Lý tự cũng không dám tự xử lý, lại phải đợi đến khi lâm triều mới trình báo lên Chân Tông, chờ người xử lý.
đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com
Lúc này Thạch gia vẫn còn rối loạn. Thích khách tuy rằng đã bị bắt đi nhưng bà nội cùng mấy cô nương bị dọa đến ngất xỉu, Phạm Hộ Nhạc cũng bị thương nặng, còn có ba tên thổ dân cũng bị thương cùng với Đinh Phố lúc đó cũng bị chém không nhẹ. Thạch Kiên suốt đêm mời thầy thuốc đến giúp, Chân Tông cũng phái thêm ngự y tới. Đợi đến khi mọi người đều an toàn mà tỉnh lại, Thạch Kiên mới nhẹ nhõm thở phào một hơi, sau đó mới nhớ tới Tiểu Như đã cứu hắn một mạng, liền hướng tới nàng nói
– Tiểu Như, lần này đa tạ ngươi.

Hiện tại thái độ của Tiểu Như đối với Thạch Kiên cũng có chút thay đổi nhưng vẫn lạnh như băng, nghe hắn nói lời cảm tạ, nàng lúc này chỉ nói:
- Không phải ta cứu ngươi, mà là chúng ta bây giờ còn chưa muốn ngươi chết.

Nghe nàng nói, Thạch Kiên tức phát nghẹn. Nếu không phải vừa nãy nàng đã cứu mình một mạng, hắn thật muốn nổi giận với nàng.

Ngày hôm sau, Chân Tông nhận được tấu chương của Đại Lý tự, ngẫm nghĩ một hồi liền hỏi Thạch Kiên xem nên làm thế nào bây giờ?


Thạch Kiên biết ý tứ của hắn, vụ án rất đơn giản nhưng xử lý thế nào cũng chính là chính sách đối đãi về sau đối với những người thổ dân. Hắn suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Bệ hạ, hung thủ đó dùng để tế lò luyện đi.

Toàn bộ đại thần đều hít vào một hơi lạnh, bọn họ đều hiểu tế lò là biểu hiện cho ý tứ gì.

Thạch Kiên nhìn vẻ mặt của họ nói:
- Những người thổ dân này đối với bọn họ phải thực hiện cả ân uy, còn phải làm cho bọn chúng thành Hán hóa, nếu không về sau có thể sẽ có lúc loạn ngũ Hồ (1) như ngày xưa.

1. Loạn ngũ Hồ Ngũ Hồ thập lục quốc – Wikipedia tiếng Việt

Hắn nói loạn ngũ Hồ là từ chuyện Hán Vũ Đế khi lên làm vua, không ngừng có các dân tộc thiểu số xin gia nhập vào nước Hán, Hoàng đế đối với những người này đối xử vô cùng mềm mỏng nhưng cuối cùng lại khiến cho Trung Nguyên rối loạn.

Thạch Kiên lại nói:
- Hoặc là nói năm đó loạn An Lộc Sơn, những người dân bản xứ cũng không ít. Bởi vậy mà trước phải lấy ân, sau lấy uy rồi tiếp theo làm cho Hán hóa, làm cho bọn họ quên đi nguồn gốc dân tộc, dung nhập vào dân tộc Hán, như vậy mới là biện pháp để duy trì lâu dài được.

Hắn ngẫm nghĩ một lúc còn nói:
- Hiện tại hai châu lục cách nhau khá xa, số người qua lại cũng ít nhưng ở châu Đại Dương bây giờ cũng có không ít con dân Tống triều. Bởi vì không có quan viên đóng quân, tiểu thần nghe nói cục diện tương đối hỗn loạn. Chẳng những vì có một bộ phận dân bản xứ làm càn mà còn do con dân hoàng triều cũng vì chia Hoàng Hà bang, Giang Hoài bang, Mân Chiết bang, Lưỡng Nghiêm bang mà đấu đá lẫn nhau làm cho có người đã thiệt mạng. Vì vậy chờ tiểu thần đóng xong thuyền mới, tiểu thần đề nghị phái quan viên tới đóng quân ở đó, cũng lập ra những pháp quy tương ứng. Như vậy thì đại lục đó xem như chân chính thuộc về Đại Tống ta.

Thạch Kiên nói xong, Chân Tông cùng các đại thần đều tỏ vẻ đồng ý với đề xuất của hắn nhưng về việc thiết lập pháp quy, lại gây ra nhiều tranh cãi. Đích xác thì chuyện như vậy bọn họ chưa từng thấy qua, ở xa một ngàn dặm bên ngoài, lại là một vùng đất rất lớn so với bổn quốc, quản lý như thế nào đây? Ầm ĩ tranh cãi một hồi rồi tất cả lại nhìn đến Thạch Kiên.

Thạch Kiên nhắm mắt dưỡng thần. Kỳ thật trong lòng hắn cũng khó xử. Nếu triều đình quản lý được nghiêm, người du hành và các nhà thám hiểm mất đi việc phát hiện đại lục mới hoặc là mất đi sự tin tưởng, không có lợi lớn, ai muốn đến địa phương xa xôi đó? Còn nếu quản lý lỏng lẻo thì liền như Âu châu, vì kích thích nhân dân khai thác tài nguyên của đại lục mới mà ban thưởng đủ loại, trên cơ bản làm cho bọn họ trở thành một quốc gia khác, cuối cùng trước có nước Mỹ độc lập, sau toàn bộ thuộc địa lại độc lập. Hắn cũng không hi vọng về sau người Hán có ba hay bốn quốc gia khác tự giết lẫn nhau. Hơn nữa hắn cũng không phải quan tể tướng, việc này vốn không phải do hắn quản.

Các đại thần ầm ĩ một hồi lâu cũng không có một kết luận. Chân Tông cùng không còn nhẫn nại. Thật vậy, lúc này hắn rốt cuộc cũng có thể diện gặp tổ tiên nhưng đối với địa phương xa xôi này, hắn cũng lúng túng. Hắn ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Chuyện này từ từ rồi nói đi, dù sao tân thuyền của Thạch học sĩ chế tạo cũng còn một thời gian nữa mới hoàn thành được.

Mọi người sau đó mới tan triều. Buổi tối Thạch Kiên về đến nhà, thấy không ít người tới đưa lễ vật, tỏ vẻ quan tâm tới hắn. Các lễ vật này đều là do các đại thần đương triều đưa tới, lão thái thái cũng không tiện từ chối. Hắn còn thấy lễ vật do Triệu Cận đưa tới, đó là một bình an phù bằng ngọc rất tinh xảo do một thợ khéo léo làm ra. Hắn mỉm cười nghĩ thầm không phụ công ta trong khoảng thời gian này kể cho ngươi bao nhiêu chuyện cổ tích như vậy.

Sau đó hắn lại tới chào hỏi bốn hộ vệ, bọn Phạm Hộ Nhạc đều cười to. Hóa ra Chân Tông sau sự việc đó đã phong cho bọn họ làm giáo úy, tuy chỉ là một chức tiểu võ quan cửu phẩm nhưng cũng chính thức được xem là mệnh quan triều đình. Trương Thang cười lăn lộn mà nói:
- Thiếu gia, xem ra chuyện lần này còn xảy ra một, hai lần nữa, chúng tôi liền phát đạt à

Hắn nói xong liền bị Phạm Hộ Nhạc đá vào hai chân, hai hộ vệ kia cũng đánh cho một trận.

Ngày hôm sau thời tiết tốt lắm, gió Tây Bắc cũng không thổi nhiều, mặt trời lên cao khiến người ta cảm thấy vô cùng ấm áp. Ở trước lò cao tập trung rất nhiều người. Chuyện ngày hôm qua truyền ra ngoài, người dân kinh thành chỉ biết thiếu niên siêu cấp độc nhất vô nhị của Đại Tống suýt chút nữa thì bị mấy tên thổ dân đó hại chết. Chuyện vong ơn bội nghĩa đó đúng là chuyện của người nguyên thủy! Vì vậy khi nha dịch áp giải mười mấy phạm nhân đó đến lò cao đã bị người dân trong thành dùng vô số đá, sỏi, mái ngói ném vào người. Nếu không phải Thạch Kiên ngăn trở, không cần đến lò cao mà ở trên đường cũng sẽ bị những người bên đường dùng đá ném chết. Phía sau còn có nhóm người du hành cùng những thổ dân khác không tham gia vào vụ ám sát lần này, bọn họ đến giờ vẫn không biết triều đình sẽ xử trí với mình thế nào nên trong lòng đều lo lắng không yên.

Khi bọn họ đi vào lò cao là lúc công nhân đang tưới nước lần cuối cùng vào một thùng vôi vữa từ ngày hôm qua, hiện tại đang hủy đi giàn giáo tre.

Những người thổ dân lần đầu tiên được nhìn thấy một công trình kiến trúc cao lớn như vậy đều sợ tới mức quỳ sụp xuống không ngừng làm các động tác cầu nguyện kì lạ.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-93-V3oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận