Ở Rể Chương 297.1: Hai ba chuyện trong vây thành.



 Chuế Tế (Ở Rể)
Tác giả: Phẫn Nộ Đích Hương Tiêu
Quyển 3: Long Xà
Chương 297.1: Hai ba chuyện trong vây thành.

Nguồn dịch: Nhóm dịch Nghĩa Hiệp + Huyền Nguyệt
Sưu tầm: tunghoanh.com

Biên tập: metruyen.com
Nguồn truyện: quiquian.zongheng.com



    Khi sương sớm nổi lên, quanh gò Cao Lãnh gần Hàng Châu, khắp núi khắp đồi đều là liên doanh.

    Rạng sáng, nhiệt độ thấp đã làm ứ động khói lửa cùng mùi máu tanh cách đó không lâu còn tràn ngập khắp nơi, trận chiến tranh điên cuồng kéo dài vài ngày đã yên lặng trở lại. Khoảng cách từ quân doanh vây thành cho tới tường thành Hàng Châu, vô số thi thể, máu tươi, rồi những mũi tên cắm trên mặt đất hay trên xác chết, rồi cả vũ khí bị phá hỏng lúc công thành, tất cả đan xen đã hình thành nên một cảnh tượng đỏ tươi màu máu và trắng bệch, sôi động mà lại chết lặng, có những nơi mà thi thể ngã xuống, tảm ra màu máu đỏ tươi, ngọn lửa lại đốt trọi xung quanh để lại tro tàn màu đen. Phía trên của toàn bộ chiến trường, màu đỏ, màu đen và máu trắng đan xen vào với nhau, trải rộng ra, kéo dài tới trong sương mù đang phiêu tán, bị bao phủ dưới tầng băng mỏng manh sau khi đã qua một đêm.



    Thi thoảng lại có tốp năm tốp ba chiến mã chạy ra từ quân doanh tới phía chiến trường này. Trong cảnh sắc tĩnh mịch kia thi thoảng cũng có một hai bóng đen xuất hiện, đây là một số quân nhân có quyền ra khỏi quân doanh, tìm kiếm thi thể đồng đội trong phạm vi an toàn, hoặc là một bộ phận kẻ đầu cơ trong quân đội lén ra mò tài vật trên thi thể, tìm kiếm như vậy phần lớn là phí công, nhưng đôi khi cũng có thu hoạch nho nhỏ, đủ để khiến người ta động tâm.

    Trên tường thành ở phía đối diện, những ánh lửa tỏa ra từ cây đuốc bập bùng bốc cháy, giống như những ngọn lửa ma trơi lơ lửng trong biển sương mù.

    Khoảng Công nguyên một nghìn năm, khí hậu thất thường thời kỳ Tiểu băng hà đã tạm ngăn cản trận chiến này trong một thời gian ngắn. sau khi giằng co năm ngày và thay nhau công thành, Đồng Quán cuối cùng cũng tạm thời bỏ qua cái ý tưởng bắt lấy Hàng Châu, mà cho binh lính vây thành nghỉ ngơi, rồi vạch mưu tìm kế sau.

    Dù đây là lần đầu quân đội yên lặng sau năm ngày vây thành, nhưng phe thủ thành vẫn không dám lơi lỏng chút nào. Đồng Quán không phải kẻ xoàng xĩnh về binh pháp, trong năm ngày này, đại quân tấn công Hàng Châu theo ba hướng, thế công như sóng dữ liên miên không dứt, nhưng mỗi đợt tấn công lại lúc mạnh lúc yếu khi hư khi thực, lúc này chí ít thì mười lăm vạn cấm quân xuôi nam của Võ triều này có thể được gọi là thiên hạ tinh nhuệ, sức chiến đấu hơn xa đám nông dân khởi nghĩa trong thành rất nhiều. Nếu không phải vào lúc này phía Phương Lạp coi như là tinh nhuệ tập trung hết lại tại Hàng Châu, nhân lực đầy đủ, lại có tiết trời không ngừng trở lạnh nữa, nếu không thì Đồng Quán đã tìm được nhiều cơ hội xộc qua tường thành rồi.

    Cũng bởi vì thế mà dù quân đội vây thành đã ngừng tấn công, hàng phòng thủ trên thành trì vẫn chẳng hề lơi lỏng chút nào. Không ai rõ là Đồng Quán có thể đột nhiên khởi xướng một đợt tấn công mới hay không.

    Lại là binh hung chiến nguy, thành Hàng Châu vừa mới náo nhiệt một chút đã lại rơi vào trong cái không khí căng thẳng. Nhưng so với sự bối rối khi quân đội Phương Lạp công thành lần trước, lúc này một nửa thành Hàng Châu đã thành kẻ tạo phản, hiện tại thứ bày ra ở nơi đây lại là một loại hoàn cảnh hoàn toàn khác.


    Xung quanh khu phụ cận Tế Liễu phố thuộc Bá Đao doanh lúc này đã được bao vây lại bằng những hàng rào dài hay những tháp tên cao cao. Giờ phút này nơi đây càng giống Bá Đao trang cách nơi đây mấy trăm dặm, đã được mô phỏng như bộ dáng của một sơn trại vậy. Nếu nói đề phòng dạng này là vì đại quân của Đồng Quán ở ngoài thành thì chẳng ai tin cả, từ khi hoàn toàn quyết tuyệt với Bao Đạo Ất, Lưu Đại Bưu đã hạ lệnh bày một tầng những thứ kia ở bên ngoài, chủ yếu là vì xung đột với Bao Đạo Ất càng ngày càng căng thẳng. Đám người Phương Lạp cũng không thể can ngăn được nữa. Nhưng không có nhiều người biết được nguyên nhân thực sự, lúc này phố Tế Liễu đang tiến hành một số thứ. Lưu Tây Qua không muốn bị quấy rầy, bởi vậy đã mượn đề tài đó mà khiến Bá Đao doanh hoàn toàn độc lập như vậy.

    Sau khi những vị quan to như Phương Thất Phật, Vương Dần, Tư Hành Phương, Đặng Nguyên Giác và Thạch Bảo trở về, đại quân Đồng Quán đã áp sát Hàng Châu, bởi vậy bọn họ cũng không thể điều hòa mâu thuẫn giữa doanh và Bao Đạo Ất được. Nhưng sau khi vây thành, song phương cũng tạm thời bỏ qua ý định trả thù đối phương, đều tự chọn một bên tường thành mà tham gia hỗ trợ.

    Mà vì thời gian này theo Phương Thất Phật kiềm chế đại quân Đồng Quán đã khiến quân tinh nhuệ của Bá Đao doanh đi theo đã tổn thất thảm trọng, trong mấy ngày thủ thành chiến đấu này, người của Bá Đao doanh không bị phân phái nhiều nhiệm vụ, mà là dốc sức tra dò bổ sung ở điểm an toàn. Về mặt khác, cũng là vì mặc kệ Lưu Tây Qua có tùy hứng cỡ nào, người của Bá Đao doanh đúng là những người ủng hộ Phương Lạp vững mạnh nhất, cho dù tương lai thành phá hay loạn, những lực lượng như Bá Đao doanh vẫn là vũ lực trung tâm mà Phương Lạp cần bảo toàn. Chỉ cần Bá Đao doanh còn rảnh rỗi thì trong thành sẽ không đến mức quá loạn, cho dù có kẻ muốn thay thế Phương Lạp làm hoàng đế hoặc bán Phương Lạp đổi lấy tiền đồ thì cũng sẽ phải kiêng kỵ sự tồn tại của Bá Đao doanh mà không dám ra tay.

    Lúc trước theo Phương Thất Phật đánh Gia Hưng, quân chủ lực Bá Đao doanh tham dự có tổng cộng hơn ba nghìn người, sau đó Lưu Đại Bưu lại vòng trở lại, mà số người để lại cho Phương Thất Phật vẫn có hơn hai nghìn. Vì thực hiện tư tưởng chiến lược kéo thời gian công thành của Đồng Quán tới mùa thu, Phương Thất Phật dẫn dắt binh tướng liên can kéo bước chân của mười lăm vạn đại quân Đồng Quán, nên thành ra tổn thất khá thảm trọng. Đám người Bá Đao doanh dọc đường đi cũng tử thương hơn phân nửa, chỉ vẻn vẹn vài trăm là còn sống.

    Tử thương nghiêm trọng như vậy mới có thể cung cấp cho thành Hàng Châu được một khoảng thời gian khá lớn để xây dựng phòng ngự. Lúc trước Lưu Tây Qua đã phát xuống một bộ phận tiến triển về tình hình chiến đấu cho mọi người trong phố Tế Liễu, lần này sau khi quân đội về thành, không khí trong phố Tế Liễu đương nhiên là cũng không cách nào hào hứng lên được. Nhưng sau mấy ngày bị vây thành, vì Đồng Quán dừng tay nên đám người trên đường phố cuối cùng cũng có thể nghỉ ngơi trong buổi sáng sớm này. Giữa lớp sương mù không được coi là dày đặc này, thi thoảng lại có người đi qua đi lại trên đường, nói chuyện với nhau đều khe khẽ mà nói. Mà trong chủ trạch của Bá Đao doanh, bên cửa sổ, từ rạng sáng đến lúc lên đèn, lúc này trong phòng hai người đang đối thoại về chuyện tiến hành một vài chuyện.

    - ... Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh*... Lúc đó ta cũng đã nói cái ý mỗi người đều bình đẳng, hiểu theo Khổng Tử thì rất khó, nên tốt nhất là hãy hiểu theo Mạnh Tử. Ở khía cạnh này thì Lưu Hi Dương chính là bậc thầy, thiên văn chương này của ông ta tuy có thể tùy ý mà hiểu, sợ là chẳng có thành ý gì, nhưng rõ ràng dễ hiểu đã không tệ lắm rồi, sau này có thể lấy làm tài liệu sơ cấp... Ta cảm thấy có thể cho một đấu...
    (Dân quý nhất, Đất nước đứng hàng thứ hai, Vua được xem nhẹ hơn - Mạnh Tử)

    - Nếu không có thành ý gì thì sao lại cho ông ta một đấu... Ta chỉ cho năm thăng thôi.
    (Đấu: đơn vị đo lường cổ để đo lương thực; thăng: bằng 1/10 của đấu)

    - Không hẳn là không có gì, thành ý thì vẫn phải có...

    - Cách hiểu đơn giản thì ai chẳng biết, cứ ra đường kéo bất cứ đám người nào là cũng có thể cho ngươi một đống văn vẻ loại này rồi. Nếu ông ta là đại nho, đương nhiên phải bắt ông ta làm vài thiên đáng để cân nhắc chứ. Hơn nữa ông ta có học vấn sâu như thế, nếu viết một thiên đơn giản thế này để lừa gạt người đời, rõ ràng là lòng có mâu thuẫn rồi, cầm một đấu gạo không ăn xong cũng chẳng biết giải thiên thứ hai... chỉ cho năm thăng.

    - Được rồi, Lưu Hi Dương năm thăng... Quách Quý Lương này thì thâm sâu hơn một chút, nếu phải gõ Lưu Hi Dương này, thiên này của Quách Quý Lương cho một thăng đi. Ngoài ra thiên này của Hàn Phương có vẻ chưa đủ hữu lực...

    Ánh đèn lắt léo, hai người đang nói chuyện trong phòng này đúng là Ninh Nghị và Lưu Tây Qua, họ đang cầm từng tờ văn mà đọc. Tuy cả hai đều tỏ ra nghiêm túc, nhưng nghe qua thì một đấu hay một thăng kia lại khiến người ta cảm thấy cổ quái. Khoảng thời gian gần đây Lưu Tây Qua đều ở trên tường thành, ngày hôm qua mới được nghỉ ngơi một lúc. Hôm nay nàng thức dậy sớm, liền tới tìm Ninh Nghị nghị sự, cầm mấy tờ văn vẻ lên hàn huyên một lúc, còn nói đến Mani giáo* kia.

    (*: Mani giáo (còn gọi là Minh giáo, Ma giáo) là một giáo phái bắt nguồn từ Ba Tư, được lưu truyền rộng rãi ở Trung Hoa thời nhà Đường. Giáo phái này thờ lửa, coi lửa như sự sống của mình. Tín đồ Minh giáo thường ít tiếp xúc với người đời nên luôn bị coi là tà giáo, bị quan quân triều đình truy bắt ráo riết. Nhưng tín đồ của Minh giáo luôn sống một cuộc sống thanh tịnh.)

    - ... Cô ả không có đầu óc Ngô Vân Anh kia, trung tâm là trung tâm, nhưng cô ta không phải người của Bá Đao doanh, chẳng cùng nhóm với chúng ta, ngươi hãy chú ý ả một chút.
    Phương Lạp Mani giáo "Cật thái sự ma" khởi nghĩa, giáo chúng trong quân rất là nhiều, chỉ là Bá Đao doanh vốn cường thế, nên không cùng với đám này. Trình độ tín ngưỡng của giáo phái chú ý đồng cam cộng khổ đoàn kết lực lượng nông dân này khá kém ở Bá Đao doanh, mà Ngô Vân Anh này chính là đà chủ phân đà của Mani giáo ở Bá Đao doanh, Lưu Tây Qua cũng chẳng coi nàng ta là gì, bởi vì nàng chính là thánh nữ trên danh nghĩa của Mani giáo ở nơi đây.

Nguồn: tunghoanh.com/o-re/quyen-3-chuong-297-1-Koebaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận