Chương 15 Trong văn học, những cuốn sổ tay của Tsêkhốp tồn tại độc lập như một thể văn đặc biệt. Ông rất ít dùng sổ tay trong việc viết văn. Sổ tay của Infơ, Anphôngxơ Đôđê(1), nhật kí của Lép Tônxtôi, anh em Gôngcua(2), nhà văn Pháp Rơna(3) và rất nhiều ghi chép của các nhà văn, nhà thơ khác cũng tồn tại như một thể đặc biệt.
Những cuốn sổ tay có đầy đủ quyền sống trong văn học như một thể độc lập. Nhưng riêng tôi, trái với ý kiến của nhiều nhà văn khác, tôi cho rằng những cuốn sổ tay hầu như vô dụng đối với công việc cơ bản của nhà văn.
Đã có thời tôi ghi sổ tay. Nhưng cứ mỗi lần tôi lấy ở trong đó ra một ghi chép thú vị và đặt nó vào một truyện ngắn hay một truyện dài thì y như rằng cái đoạn văn đó lại trở thành cứng queo. Trong truyện, nó cộm lên như một dị vật.
Tôi chỉ có thể giải thích điều đó bằng cách nói rằng việc lựa chọn tài liệu tốt nhất là nhờ trí nhớ. Những gì còn lại trong trí nhớ và không bị quên đi, cái đó mới chính là cái quí hơn cả. Những gì cứ phải ghi chép mới khỏi quên là cái không quí bằng và hiếm có trường hợp chúng trở thành hữu ích cho nhà văn.
______________________________
1.Nhà văn Pháp (1840-1897)
2.Nhà văn Pháp (1822-1896)
3.Nhà văn Pháp (1864-1910)
Trí nhớ như một cái rây thần, nó để cho cát bụi lọt qua nhưng giữ lại những vụn vàng.
Tsêkhốp có một nghề thứ hai. Ông là thầy thuốc. Chắc chắn nếu mỗi nhà văn có một nghề thứ hai và làm nghề đó trong một thời gian dài, thì điều đó sẽ có ích cho nhà văn.
Việc Tsêkhốp là thầy thuốc chẳng những giúp cho ông hiểu biết con người mà còn ảnh hưởng cả đến văn phong của ông. Nếu Tsêkhốp chẳng phải là thầy thuốc thì có khi ông đã chẳng tạo ra được loại văn xuôi chính xác, có tính phân tích và sắc như dao giải phẫu.
Một số truyện ngắn của ông (thí dụ Phòng số 6, Câu chuyện đáng ngán, Người đàn bà phù phiếm và nhiều nữa) đã được viết ra như những chẩn đoán tâm lí mẫu mực.
Văn của ông không sao chịu nổi chút xíu bụi bậm và vết bẩn. Tsêkhốp viết: “Cần phải vứt đi những cái thừa, rửa sạch câu văn khỏi những “tùy theo”, “nhờ ở”, cần phải chú ý đến nhạc tính của văn và không để cho những chữ “thì”, “là”, “mà” đứng gần sát nhau trong một câu(1)
Ông thẳng cánh đuổi ra khỏi văn ông những từ như “appétit”, “flirt”, “iđéal”, “disque”, “éeran”. Chúng làm ông ghê tởm(2)
Cuộc đời của Tsêkhốp đáng để ta học tập. Ông kể lại rằng trong một thời gian dài, nhiều năm, ông đã phải gian khổ để đấu tranh vứt bỏ từng chút, từhg chút một, chất nô lệ trong con người. Chỉ cần trải ra những bức ảnh của Tsêkhốp theo tuần tự năm tháng - từ lúc ông còn là thanh niên cho đến những
______________________________
1. Nguyên văn là “trở nên”, “thôi trở nên” hoặc “bắt đầu”, “thôi”. Ý nói những chữ rườm rà, lủng củng như những chữ “thì”, “là”, “mà”. (ND)
2. Ý nói những từ nước ngoài. Những từ này tuy vậy ngày nay vẫn thường dùng trong văn Nga.
năm cuối đời - là đủ thấy rõ ràng cái nét tiểu tư sản mờ mờ phủ bên ngoài con người ông mất dần và gương mặt ông trở nên nghiêm nghị thêm, lớn lao thêm và đẹp thêm mãi, cả trang phục của ông cũng thanh thoát và duyên dáng thêm mãi.
Ở nước ta có một góc nhỏ, nơi mà người nào cũng gửi gắm một phần trái tim mình. Đó là ngôi nhà của Tsêkhốp ở Aútka.
Đối với những người thuộc thế hệ tôi, ngôi nhà đó không khác gì một khung cửa sổ sáng ánh đèn. Từ khu vườn tối ta có thể nhìn qua khung cửa đó để thấy thủa thiếu thời đã lãng quên gần hết của mình. Và được nghe giọng nói trìu mến của Maria Paplốpna(1) - Cô Masa đáng yêu của Tsêkhốp - người mà cả đất nước biết đến mà yêu mến như một người ruột thịt.
Tôi tới ngôi nhà đó lần cuối cùng vào năm 1949.
Tôi ngồi bên bà Maria Paplốpna ở ngoài hiên. Những bụi hoa trắng ngào ngạt che khuất biển và thành phố Yanta.
Maria Paplốpna nói rằng bụi hoa um tùm đó là do Antôn Paplôvich Tsêkhốp tự tay trồng và ông đã đặt tên nó nhưng bà không sao nhớ ra được cái tên rắc rối ấy.
Bà nói chuyện đó một cách đơn giản, như thể Tsêkhốp còn sống, ông mới ở đây và chỉ đi đâu đó ít lâu, tới Matxcơva hoặc Nitxa.
Tôi hái một đóa trà hoa trong vườn Tsêkhốp và tặng em bé gái cùng đi với chúng tôi tới nhà bà Maria Paplốpna. Nhưng cô “Trà họa nữ” vô tư kia đã đánh rơi mất bông hoa từ trên cầu xuống suối Utsanxu và bông hoa trôi ra Hắc hải. Không thể nào giận em bé cho được, nhất là trong một ngày tưởng chừng có thể gặp Tsêkhốp ở mọi lối ngoặt trong các phố. Và ông sẽ khó
chịu đấy khi nghe người ta mắng mỏ đứa cháu gái bé bỏng có ______________________________
1. Chỉ nhà văn Tsêkhốp.
đôi mắt nâu kia chỉ vì một chuyện không đâu, chỉ vì nó đánh mất một bông hoa ngắt trong vườn ông.