Bông Hồng Vàng Và Bình Minh Mưa Chương 36


Chương 36
Tàu tốc hành

Tàu tốc hành Ximfêrôpôn đi từ ga Kurxkơ ở Matxcơva vào chín giờ tối.
Đã gần hết tháng sáu. Đang độ những ngày dài nhất trong một năm. Thời gian này ở phương Bắc nở rộ những đêm trắng. Những đêm trắng ấy giờ đây trải dài đến tận Matxcơva. Mãi chín giờ tối mặt trời mới lặn. Ta không nhìn thấy mặt trời sau những dãy phố đồ sộ. Nhưng căn cứ vào cái tranh tối tranh sáng có màu đỏ mờ và ấm áp đang trùm lên thành phố - lên tất cả những quảng trường, những phố, những vườn và những sân của nó - ta có thể đoán được rằng mặt trời đang hạ xuống ở chân trời của một nơi xa xôi nào đó, đàng sau hồ chứa nước Khimki, sau bến tàu sông Xêverơ. Mặt trời to lớn và trong sạch đang hạ xuống, báo trước một ngày nóng nực và không gió.


Từ những sân ga trải nhựa vừa bị mưa làm ướt, nước bốc lên mùi mưa, khói và hoa. Nhiều người trong những người đi tiễn mang những bó hoa. Ta thấy mùi hoa héo vì không khí ngột ngạt cả trên sân ga, cả trong các toa tàu, nơi những bó hoa đã được cắm trong những cốc đựng nước dùng trên toa màu vàng.
Ông trưởng toa mặt nhăn nhúm vừa soát vé vừa nói:
- Lạ thật, không hiểu sao người ta cứ đem hoa đi tiễn nhau vào những chuyến tàu tốc hành này và tàu đi Xôtsi? Còn “Mũi tên đỏ” hoặc tàu tốc hành Xibia thì họa hoằn lắm mới có hoa. Vậy thì cái lý là ở chỗ nào?
Từ lâu rồi người ta đã nhận thấy hành khách thường hay bối rối khi đưa vé cho trưởng toa, mặc dầu không thể có sự nhầm lẫn nào hết trong vé tàu. Và bao giờ cũng có một người trong đám hành khách không hoàn toàn tin tưởng ở tấm vé của mình. Người đó thế nào cũng sẽ đồng ý đủ điều với trưởng toa và còn nịnh nọt ông ta nữa là khác, như thể thái độ đó còn có thể cứu họ nếu như tấm vé của họ có gì đó không ổn.
Giờ đây cũng có một hành khách như thế. Đó là một người to béo, thấp bè, đội chiếc mũ bụi bậm màu xanh lá cây. Ông ta đứng ở cuối hàng, chiếc vali đặt giữa hai chân, lấy đầu gối cẩn thận cặp chặt lấy và lẩy bẩy lục trong các túi áo véttông tìm tấm vé.
- Đúng như vậy, đồng c

Tàu tốc hành Ximfêrôpôn đi từ ga Kurxkơ ở Matxcơva vào chín giờ tối.

Đã gần hết tháng sáu. Đang độ những ngày dài nhất trong một năm. Thời gian này ở phương Bắc nở rộ những đêm trắng. Những đêm trắng ấy giờ đây trải dài đến tận Matxcơva. Mãi chín giờ tối mặt trời mới lặn. Ta không nhìn thấy mặt trời sau những dãy phố đồ sộ. Nhưng căn cứ vào cái tranh tối tranh sáng có màu đỏ mờ và ấm áp đang trùm lên thành phố - lên tất cả những quảng trường, những phố, những vườn và những sân của nó - ta có thể đoán được rằng mặt trời đang hạ xuống ở chân trời của một nơi xa xôi nào đó, đàng sau hồ chứa nước Khimki, sau bến tàu sông Xêverơ. Mặt trời to lớn và trong sạch đang hạ xuống, báo trước một ngày nóng nực và không gió.

Từ những sân ga trải nhựa vừa bị mưa làm ướt, nước bốc lên mùi mưa, khói và hoa. Nhiều người trong những người đi tiễn mang những bó hoa. Ta thấy mùi hoa héo vì không khí ngột ngạt cả trên sân ga, cả trong các toa tàu, nơi những bó hoa đã được cắm trong những cốc đựng nước dùng trên toa màu vàng.

Ông trưởng toa mặt nhăn nhúm vừa soát vé vừa nói:

- Lạ thật, không hiểu sao người ta cứ đem hoa đi tiễn nhau vào những chuyến tàu tốc hành này và tàu đi Xôtsi? Còn “Mũi tên đỏ” hoặc tàu tốc hành Xibia thì họa hoằn lắm mới có hoa. Vậy thì cái lý là ở chỗ nào?

Từ lâu rồi người ta đã nhận thấy hành khách thường hay bối rối khi đưa vé cho trưởng toa, mặc dầu không thể có sự nhầm lẫn nào hết trong vé tàu. Và bao giờ cũng có một người trong đám hành khách không hoàn toàn tin tưởng ở tấm vé của mình. Người đó thế nào cũng sẽ đồng ý đủ điều với trưởng toa và còn nịnh nọt ông ta nữa là khác, như thể thái độ đó còn có thể cứu họ nếu như tấm vé của họ có gì đó không ổn.

Giờ đây cũng có một hành khách như thế. Đó là một người to béo, thấp bè, đội chiếc mũ bụi bậm màu xanh lá cây. Ông ta đứng ở cuối hàng, chiếc vali đặt giữa hai chân, lấy đầu gối cẩn thận cặp chặt lấy và lẩy bẩy lục trong các túi áo véttông tìm tấm vé.

- Đúng như vậy, đồng chí trưởng toa ạ! Tôi cũng nhận thấy như thế.

Ông ta nói bằng giọng ẻo lả và ngọt sớt.

- Gớm, này tinh nhỉ. Thà ông cứ giải thích xem thử cái lý nó tại đâu còn hơn.

Trưởng toa bực bội nói.

Người đội mũ xanh lá cây cười hì hì, vẫn loay hoay tìm vé:

- Chả là những người đi về miền Nam đều vui vẻ mà lị. Người ta đi nghỉ, vì thế nên mới có hoa.

Trưởng toa phản bác:

- Có mà ở miền Nam hoa nhiều hơn đây gấp cả ngàn lần. Vậy thì mang hoa về miền Nam làm gì? Đi Krưm cũng hoa. Ở Krưm về cũng hoa.

- Tất nhiên, hoa nhiều thì rác cũng lắm.

Người đội mũ nói nhưng ông ta đã đoán trật ý người tiếp chuyện. Trưởng toa bỗng nổi đóa:

- Ông này suy luận rõ kỳ. - Ông ta nói và ngờ vực nhìn ông hành khách đội mũ - Matxcơva toàn là hoa. Những nhà máy của chúng ta cũng toàn hoa. Thế mà ông lại tuôn ra những ý nghĩ chẳng hợp thời tị nào! Ông cho xem vé!

Tấm vé đâu vào đó, không có chuyện gì trục trặc và ông khách đội mũ xanh lá cây, người đầm đìa mồ hôi, kéo chiếc vali lên đầu toa và nói với trưởng toa:

- Đồng chí đang lúc làm nhiệm vụ mà nói những chuyện tào lao như thế thực là vô ích đấy. Không phải việc của mình!

Cũng từ lâu rồi người ta đã nhận thấy rằng hành khách thường thích ở trên toa mình có một đứa con trai hoặc con gái mà bố mẹ chúng nhờ người đi cùng đường hoặc trưởng toa trông nom hộ. Lúc đó thì người ta tha hồ mà săn sóc.

Cả con tàu thi đua nhau theo dõi đứa con trai hoặc đứa con gái đó, bắt nó phải thực hiện những lời căn dặn lúc chia tay của cha mẹ. Từ xưa lắm rồi cũng vẫn chỉ có những lời căn dặn ấy: không được ra khỏi toa khi tàu đỗ, không được thò đầu ra ngoài cửa sổ và phải ăn hết những thứ ở nhà đã chuẩn bị cho và ngoan ngoãn nghe lời người lớn.

Giờ đây, trong toa tàu, ở đúng vào phòng chúng tôi, có một đứa con gái khoảng lên mười. Tên con bé là Naxtia.

Cha của Naxtia đưa nó ra ga, nhưng tôi không gặp ông ta. Tôi đến trước khi tàu chạy năm phút, khi cha Naxtia đã về. Ông ta vội đi dự một cuộc họp quan trọng. Tới Ximfêrôpô, chị của Naxtia sẽ ra đón nó.

Ngoài Naxtia trong phòng còn có một người đàn ông đứng tuổi, gầy gò, có mái tóc bạc cắt ngắn và một thanh niên mặc bộ quần áo màu thuốc lá. Môi anh ta nhẩu ra như thể sắp sửa huýt sáo. Cái đó làm cho tôi thoạt đầu mất cảm tình nhưng liền sau đó tôi đã hoàn toàn quen với anh ta. Hóa ra anh ta lại là một anh chàng đáng yêu và hay giúp đỡ mọi người.

Cũng như cái điều thường xảy ra trên đường đi, chúng tôi rất chóng quen nhau. Người đứng tuổi là một giáo sư thổ nhưỡng học, còn anh thanh niên là người chuyên nghiên cứu truyện dân gian. Anh hiểu biết rất nhiều và rất thấu đáo những bài hát dân gian, truyện thần thoại và truyện cổ tích.

Con tàu lao rất nhanh một cách tự tin trong những đường sắt ngoại ô Matxcơva chằng chịt, lẫn lộn vào nhau cho đến khi vùng thoát ra được đồng ruộng và bên ngoài cửa sổ toa hoàng hôn đã bừng đỏ khắp chân trời.

Naxtia ngồi vắt chân chữ ngũ bên cửa sổ, nhìn mặt trời lặn. Nó còn lạ, có ai hỏi mới trả lời và trả lời rất khẽ.

Nhà thổ nhưỡng học nói rằng ông thuộc con đường này, theo cách ông diễn tả “như cháo chảy”.

- Tôi đã quên mất mình đã đi bao nhiêu lần trên con đường này. - Ông nói - Từ lúc còn thơ, mỗi năm tôi đi vài ba lần. Nói chung, tôi đã đi có dễ đến trăm rưởi lần, không kém!

Anh thanh niên nghiên cứu truyện dân gian hỏi:

- Tại sao ông đi nhiều vậy?

- Chả là tôi người Ximfêrôpô gốc gác. Bà con họ hàng ở đấy giờ vẫn hàng xâu hàng xốc. Vì thế mà tôi đi lại luôn. Lúc thì đi nghỉ, khi thì có việc. Ngoài ra, do công tác nghiên cứu chất đất tôi phải làm việc nhiều ở vùng Kurxkơ và Bengôrốt.

Qua ga Xerpukhốp chúng tôi cùng nhau bắt bé Naxtia uống trà và nó leo lên nằm trên giường trên.

Tôi bước ra hành lang hút thuốc. Mọi kupê(1) đều đã đã đóng cửa. Không khí ban đêm ùa vào hành lang trống rỗng qua một cửa sổ bỏ ngỏ. Những cánh rừng bạch dương ẩm ướt, những ______________________________

1. Ngăn, phòng cho hành khách trên toa tàu.

bãi lầy nhỏ với ánh sao mờ, những nhà ga lát đá được một ngọn đèn hộp cô độc chiếu sáng, ánh lửa trong các làng, những cánh đồng cỏ vương vấn khói sương và rồi lại những cánh rừng bạch dương xào xạc chạy vùn vụt trong bóng tối.

Khi tôi quay về kupê thì mọi người đều đã ngủ yên. Chỉ có một mình Naxtia nằm ngay phía dưới trần toa là còn thức. Ánh đèn điện làm cho mắt con bé có màu xanh biếc.

- Sao cháu không ngủ?

Tôi hỏi.

Nó thì thào trả lời.

- Cháu muốn ngủ lắm, để sáng mai dậy thật sớm và nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài hành lang ấy, có một cái cửa sổ thích lắm kia nhưng cái bác béo phị mặc quần có dây đeo cứ đứng ì ở đấy suốt cả buổi chiểu.

- Cái bác đội mũ xanh lá cây ấy à?

- Vâng, bác ấy. Lưng bác ấy che hết tất cả. Thế thành ra cháu muốn dậy thật sớm để ra đứng bên cửa sổ trước hết mọi người. Cơ mà mãi cháu chẳng ngủ được.

Tôi nói:

- Cháu cứ đếm từ một đến một nghìn.

Naxtia hỏi:

- Đếm thành tiếng, hả bác?

- Ừ, nhưng khe khẽ thôi.

Con bé bắt đầu đếm. Nó đếm đến bốn mươi và im bặt. Tôi tắt ngọn đèn xanh đi, đêm bên ngoài cửa sổ lập tức sáng lên và cứ nửa giờ một nó lại mang những mảng hình vuông của ánh đèn nhà ga vụt qua phòng. Y như là có ai đó đang giở những trang giấy trắng của một quyển vở.

Tôi dậy sớm nhưng Naxtia đã không còn ở trong phòng nữa. Nó đứng ngoài hành lang, bên cửa sổ bỏ ngỏ, bíu lấy rèm cửa và nhìn ra những cánh đồng thẳng cánh chim bay, những khe núi màu xanh trong bóng mát của buổi sáng, làng mạc trong những vòm dương liễu bạc, những trạm xe lửa bên đường với những giếng nhỏ và những con sông lười biếng với những đàn ngỗng trắng trên những bờ sông um tùm cỏ.

Naxtia mừng nhất khi bắt gặp một con chó quê lông xù đuôi có những túm lông khô nào đó đang hị hụi chạy song song với đường xe lửa, hẳn nó phải có công việc gì gấp lắm.

Ở những đoạn đường vòng, Naxtia thò đầu ra ngoài cửa sổ và nhìn thấy cả đoàn tàu gồm những toa làm bằng kim loại quý, như thể chúng đều được bọc sắt, nặng nề và ầm ầm đều đều chạy trên đường sắt. Bụi của những vùng Matxcơva, Orlốp, Kurxkơ đã bám đầy các toa và đến tối bụi hoàng thổ của miền Ukraina sẽ lại còn phủ thêm lên nữa và những toa tàu khi đến Ximfêrôpô thì sẽ hoàn toàn xám xịt, nóng bỏng mệt mỏi sau chuyến chạy hàng nghìn dặm trên đất nước.

Và chúng sẽ nguội dần trong suốt một đêm, nằm trên những con đường dự bị, dưới vòm lá run rẩy của những cây dương miền Krưm.

Nhà thổ nhưỡng học cũng dậy rất sớm, vừa hút thuốc vừa nhìn ra ngoài cửa sổ.

Tôi hỏi ông:

- Sao ông dậy sớm thế?

Ông trả lời:

- Tôi sợ ngủ quên rồi bỏ qua mất một chỗ. Khi tàu chạy qua đấy dù là ban đêm tôi cũng phải trở dậy và nhìn ra cửa sổ, mặc dầu không trông thấy gì hết. Trong tôi đã hình thành một thói quen như vậy.

- Chắc là quê ông? Hay là ở đó có kỷ niệm gì?

Tôi hỏi.

- Vấn đề là ở chỗ những nơi ấy đối với tôi chẳng có gì quen thuộc và cũng chẳng có gì đáng nhớ. Tôi chưa từng tới đó bao giờ.

Tôi nói một cách ngập ngừng:

- Tôi vẫn không hiểu ý ông.

- Câu chuyện dài đấy - Nhà thổ nhưỡng học trả lời - Nó bắt đầu từ thời trước cách mạng kia, khi tôi còn là một cậu học sinh trung học. Tôi cùng với cha tôi từ Ximfêrôpô đi Matxcơva. Suốt ngày tôi đánh đu bên cửa sổ như con bé Naxtia này này. Và ở một nơi nào đó thuộc tỉnh Kurxka, tôi trông thấy một ngôi nhà gỗ ở cô đơn trên cánh đồng cỏ khô bên bờ một cái khe. Cạnh ngôi nhà cũng chẳng có lấy một hàng rào. Gió tung bụi và ngôi nhà đứng trong bụi như trong sương mù. Và, tôi nghĩ: ai ở trong ngôi nhà gỗ đó nhỉ? Và chắc hẳn về mùa đông, khi bão tuyết vùi ngôi nhà đến tận mái mà ở đấy thì sợ lắm. Cuộc sống chỉ còn là những chuyến tàu đi ngang. Từ đó tôi bắt đầu theo dõi ngôi nhà gỗ nọ. Con tàu chỉ lao nhanh qua trong vài giây đồng hồ nhưng lần nào tôi cũng kịp nhận thấy đôi điều thay đổi. Một lần, tôi bắt gặp một thiếu phụ ở bên ngôi nhà gỗ, chiếc khăn vuông buộc xụp xuống tận mắt. Thiếu phụ đang nhóm cái lò đun bếp bằng đất sét và bên cạnh, ở trong nôi - chiếc nôi làm bằng chiếc lẵng cũ - chắc có một đứa bé. Tôi nhìn rõ mép một chiếc chăn bông rách.

Rồi có nhiều người khác bắt đầu đến sinh cơ lập nghiệp bên cạnh ngôi nhà gỗ và dần dần một làng nhỏ mọc lên. Nó cũng nghèo đói và buồn tẻ như ngôi nhà cô độc nọ. Xuất hiện những đứa trẻ mặc áo cánh rách. Chúng đứng bên đường sắt và kêu bằng một giọng đều đều: “Bác ơi, ném bánh mì xuống cho chúng cháu!”. Chúng tôi ném bánh xuống. Miếng bánh rơi và lăn lông lốc trên cát. Lũ trẻ vồ ngay lấy, chạy thẳng về nhà không ngoái cổ lại. Năm tháng qua và trước mặt tôi cái nghèo đói cứ lớn dần. Ông hiểu không, thay vào ngôi nhà gỗ thảm hại nọ đã có mấy ngôi nhà như thế và thay vào một đứa trẻ bụng ỏng, đói ăn đã có nhiều đứa khác.

Hồi mới cách mạng mấy năm liền tôi không gặp cái làng ấy của tôi. Ông có tưởng tượng được là tôi đã hồi hộp thế nào khi thoáng gặp lại nó mấy năm sau không? Làng vẫn như xưa nhưng đằng sau nó là cả một biển hướng dương, còn bên cạnh ngôi nhà gỗ của chúng tôi (từ lâu tôi đã gọi nó là “của tôi” trong ý nghĩ) tôi nhìn thấy một thiếu nữ da xạm nắng, đầu bịt khăn vuông đỏ. Chắc đó là cô gái đã nằm trong chiếc nôi ngày nọ. Thiếu nữ đứng ở ngưỡng cửa, đang cho gà ăn.

Từ đó cứ mỗi lần đi qua, tôi lại gặp thêm những cái mới. Những vườn anh đào vừa gây mọc lên. Những ngôi nhà trẻ hẳn ra. Bên bờ đất quanh tường những cây cẩm quỳ ra hoa đỏ hoa vàng. Một hôm tôi trông thấy toán học sinh. Chúng cắp những cuốn sách nhỏ và chạy. Những bờ ruộng đầy cỏ dại đã biến mất. Lúa chín rực chạy như sóng trên thảo nguyên. Rồi một trạm máy phát điện bằng sức gió xuất hiện. Từ trên tàu, cách xa đến một cây số vẫn còn nhìn thấy vòng bánh xe của nó. Cái dấu hiệu mới ra đời như thế đấy. Vườn tược mọc lên um tùm. Những cây liễu trắng kêu ào ào dọc các phố. Chỉ có một lần đi ngang qua tôi không nhìn thấy làng: một đàn súc vật kéo bụi mù lên che khuất nó. Thay vào những ngôi nhà gỗ cũ kỹ, đây đó đã lác đác những ngôi nhà mới, mái lợp ngói.

Và rồi một lần tôi trông thấy máy gặt đập liên hợp. Lúc đó trời đã gần tối. Nó đi trong bụi vàng của ánh hoàng hôn đồng cỏ. Thế là năm này qua năm khác, tôi già đi, còn cuộc sống quanh tôi thì trẻ lại. Nhưng tôi cũng chẳng phàn nàn.

Nhà thổ nhưỡng học nhìn ra cửa sổ.

- Sắp đến rồi. Ta ra ngoài hành lang đi. Làng ở phía bên kia.

Chúng tôi đứng bên cánh cửa sổ hành lang. Gió nóng thổi tung tóc. Đàng xa, sau một dãy dài cây keo thấp hiện lên ngọn tháp có chấn song cửa trạm phát điện bằng sức gió, những núi cây xanh, lá cờ đỏ trên trụ sở Ủy ban xã, những đường phố râm mát của làng, rất nhiều hoa trong các vườn, những khóm ngô non, một chiếc xe vận tải chở trẻ con và những chú bò thiến lông xám kéo xe chở những thùng xăng.

- Còn cái nhà của ông, nó đâu?

Tôi lớn tiếng hỏi nhà thổ nhưỡng học.

- Sắp sửa thấy nó rồi đấy! Nó ở kia! Kia kìa!

Cây cối và những hàng cẩm quỳ cao hầu như che kín cả ngôi nhà. Tôi chỉ trông thấy ánh lấp loáng của những tấm kính trong suốt và một người đàn bà trẻ mặc áo choàng mùa hạ màu tươi, đầu bịt khăn vuông mỏng. Nàng đứng ở ngưỡng cửa nhìn con tàu vùn vụt lao qua.

- Ông trông kìa: cái hồ! - Nhà thổ nhưỡng học gọi tôi - Năm ngoái nó chưa có. Thế nghĩa là họ đã biến cái khe nọ thành hồ rồi.

Một cái hồ lớn và chắc là rất sâu lấp lánh trong nắng. Một cái máy nổ nhỏ thở hồng hộc, phụt lên trời một luồng khói xanh: nó đang hút nước. Bên cạnh, lũ trẻ đang tắm.

Tất cả những cái đó vụt qua mắt chúng tôi với tiếng ầm ầm, lanh lảnh và chìm vào trong đám bụi do tàu làm bay lên. Và cánh đồng lúa chín vàng óng và thảo nguyên xanh rợn chân trời lại trải dài trước mặt.

Nhà thổ nhưỡng học nhắc lại:

- Phải, tôi già đi mà cuộc đời thì trẻ lại. Nhưng không sao. Nói theo cách người Ukraina thì tôi đã có một ý nho nhỏ.

- Ý gì?

- Sang năm thế nào tôi cũng tới đây, đến nông trường tập thể này. Tôi sẽ rẽ vào ngôi nhà gỗ của tôi và nói với cô gái đáng yêu của tôi rằng tôi đã chú ý theo dõi cuộc sống của cô trong nhiều năm, đã nhìn thấy cô từ lúc cô còn nằm trong cái nôi làm bằng chiếc lẵng cũ, tôi biết cả mẹ cô và biết cả lịch sử của làng này đã diễn ra trước mắt tôi. Và không một ai ngờ tới chuyện đó.

Ông im lặng và suy nghĩ. Và tôi bỗng muốn bỏ con tàu ngay ga sau để quay lại làng đó, đến ở ngay ngôi nhà gỗ nhỏ bé với những cây cẩm quỳ giữa đồng cỏ kia, dưới những đám mây lười biếng, trong đại dương vô tận của lúa mì. Tôi sẽ đi vào trong đời sống của những con người thuần phác, lao động cùng họ và có thể chỉ ở đây tôi mới tạo ra được điều duy nhất và tốt đẹp nhất, đến nay vẫn chưa tạo ra được, điều mà suốt đời tôi hướng tới: viết một cuốn sách về hạnh phúc bình dị của con người.

Tôi lại gần Naxtia. Nó quay lại và nói với tôi.

- Tàu vừa đi qua một làng đẹp ơi là đẹp, bác ạ! Khi nào học xong, cháu sẽ đến đấy làm cô giáo.

- Chúng ta họp nhau ở đấy đông quá đấy.

Tôi trả lời, nhưng Naxtia không hiểu tôi, nó quay đi. Con tàu chạy ầm ầm qua cây cầu bắc ngang một dòng sông. Người gác đứng trên cầu gật đầu và mỉm cười với Naxtia.

 

hí trưởng toa ạ! Tôi cũng nhận thấy như thế.
Ông ta nói bằng giọng ẻo lả và ngọt sớt.
- Gớm, này tinh nhỉ. Thà ông cứ giải thích xem thử cái lý nó tại đâu còn hơn.
Trưởng toa bực bội nói.
Người đội mũ xanh lá cây cười hì hì, vẫn loay hoay tìm vé:
- Chả là những người đi về miền Nam đều vui vẻ mà lị. Người ta đi nghỉ, vì thế nên mới có hoa.
Trưởng toa phản bác:
- Có mà ở miền Nam hoa nhiều hơn đây gấp cả ngàn lần. Vậy thì mang hoa về miền Nam làm gì? Đi Krưm cũng hoa. Ở Krưm về cũng hoa.
- Tất nhiên, hoa nhiều thì rác cũng lắm.
Người đội mũ nói nhưng ông ta đã đoán trật ý người tiếp chuyện. Trưởng toa bỗng nổi đóa:
- Ông này suy luận rõ kỳ. - Ông ta nói và ngờ vực nhìn ông hành khách đội mũ - Matxcơva toàn là hoa. Những nhà máy của chúng ta cũng toàn hoa. Thế mà ông lại tuôn ra những ý nghĩ chẳng hợp thời tị nào! Ông cho xem vé!
Tấm vé đâu vào đó, không có chuyện gì trục trặc và ông khách đội mũ xanh lá cây, người đầm đìa mồ hôi, kéo chiếc vali lên đầu toa và nói với trưởng toa:
- Đồng chí đang lúc làm nhiệm vụ mà nói những chuyện tào lao như thế thực là vô ích đấy. Không phải việc của mình!
Cũng từ lâu rồi người ta đã nhận thấy rằng hành khách thường thích ở trên toa mình có một đứa con trai hoặc con gái mà bố mẹ chúng nhờ người đi cùng đường hoặc trưởng toa trông nom hộ. Lúc đó thì người ta tha hồ mà săn sóc.
Cả con tàu thi đua nhau theo dõi đứa con trai hoặc đứa con gái đó, bắt nó phải thực hiện những lời căn dặn lúc chia tay của cha mẹ. Từ xưa lắm rồi cũng vẫn chỉ có những lời căn dặn ấy: không được ra khỏi toa khi tàu đỗ, không được thò đầu ra ngoài cửa sổ và phải ăn hết những thứ ở nhà đã chuẩn bị cho và ngoan ngoãn nghe lời người lớn.
Giờ đây, trong toa tàu, ở đúng vào phòng chúng tôi, có một đứa con gái khoảng lên mười. Tên con bé là Naxtia.
Cha của Naxtia đưa nó ra ga, nhưng tôi không gặp ông ta. Tôi đến trước khi tàu chạy năm phút, khi cha Naxtia đã về. Ông ta vội đi dự một cuộc họp quan trọng. Tới Ximfêrôpô, chị của Naxtia sẽ ra đón nó.
Ngoài Naxtia trong phòng còn có một người đàn ông đứng tuổi, gầy gò, có mái tóc bạc cắt ngắn và một thanh niên mặc bộ quần áo màu thuốc lá. Môi anh ta nhẩu ra như thể sắp sửa huýt sáo. Cái đó làm cho tôi thoạt đầu mất cảm tình nhưng liền sau đó tôi đã hoàn toàn quen với anh ta. Hóa ra anh ta lại là một anh chàng đáng yêu và hay giúp đỡ mọi người.
Cũng như cái điều thường xảy ra trên đường đi, chúng tôi rất chóng quen nhau. Người đứng tuổi là một giáo sư thổ nhưỡng học, còn anh thanh niên là người chuyên nghiên cứu truyện dân gian. Anh hiểu biết rất nhiều và rất thấu đáo những bài hát dân gian, truyện thần thoại và truyện cổ tích.
Con tàu lao rất nhanh một cách tự tin trong những đường sắt ngoại ô Matxcơva chằng chịt, lẫn lộn vào nhau cho đến khi vùng thoát ra được đồng ruộng và bên ngoài cửa sổ toa hoàng hôn đã bừng đỏ khắp chân trời.
Naxtia ngồi vắt chân chữ ngũ bên cửa sổ, nhìn mặt trời lặn. Nó còn lạ, có ai hỏi mới trả lời và trả lời rất khẽ.
Nhà thổ nhưỡng học nói rằng ông thuộc con đường này, theo cách ông diễn tả “như cháo chảy”.
- Tôi đã quên mất mình đã đi bao nhiêu lần trên con đường này. - Ông nói - Từ lúc còn thơ, mỗi năm tôi đi vài ba lần. Nói chung, tôi đã đi có dễ đến trăm rưởi lần, không kém!
Anh thanh niên nghiên cứu truyện dân gian hỏi:
- Tại sao ông đi nhiều vậy?
- Chả là tôi người Ximfêrôpô gốc gác. Bà con họ hàng ở đấy giờ vẫn hàng xâu hàng xốc. Vì thế mà tôi đi lại luôn. Lúc thì đi nghỉ, khi thì có việc. Ngoài ra, do công tác nghiên cứu chất đất tôi phải làm việc nhiều ở vùng Kurxkơ và Bengôrốt.
Qua ga Xerpukhốp chúng tôi cùng nhau bắt bé Naxtia uống trà và nó leo lên nằm trên giường trên.
Tôi bước ra hành lang hút thuốc. Mọi kupê(1) đều đã đã đóng cửa. Không khí ban đêm ùa vào hành lang trống rỗng qua một cửa sổ bỏ ngỏ. Những cánh rừng bạch dương ẩm ướt, những ______________________________
1. Ngăn, phòng cho hành khách trên toa tàu.
bãi lầy nhỏ với ánh sao mờ, những nhà ga lát đá được một ngọn đèn hộp cô độc chiếu sáng, ánh lửa trong các làng, những cánh đồng cỏ vương vấn khói sương và rồi lại những cánh rừng bạch dương xào xạc chạy vùn vụt trong bóng tối.
Khi tôi quay về kupê thì mọi người đều đã ngủ yên. Chỉ có một mình Naxtia nằm ngay phía dưới trần toa là còn thức. Ánh đèn điện làm cho mắt con bé có màu xanh biếc.
- Sao cháu không ngủ?
Tôi hỏi.
Nó thì thào trả lời.
- Cháu muốn ngủ lắm, để sáng mai dậy thật sớm và nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài hành lang ấy, có một cái cửa sổ thích lắm kia nhưng cái bác béo phị mặc quần có dây đeo cứ đứng ì ở đấy suốt cả buổi chiểu.
- Cái bác đội mũ xanh lá cây ấy à?
- Vâng, bác ấy. Lưng bác ấy che hết tất cả. Thế thành ra cháu muốn dậy thật sớm để ra đứng bên cửa sổ trước hết mọi người. Cơ mà mãi cháu chẳng ngủ được.
Tôi nói:
- Cháu cứ đếm từ một đến một nghìn.
Naxtia hỏi:
- Đếm thành tiếng, hả bác?
- Ừ, nhưng khe khẽ thôi.
Con bé bắt đầu đếm. Nó đếm đến bốn mươi và im bặt. Tôi tắt ngọn đèn xanh đi, đêm bên ngoài cửa sổ lập tức sáng lên và cứ nửa giờ một nó lại mang những mảng hình vuông của ánh đèn nhà ga vụt qua phòng. Y như là có ai đó đang giở những trang giấy trắng của một quyển vở.
Tôi dậy sớm nhưng Naxtia đã không còn ở trong phòng nữa. Nó đứng ngoài hành lang, bên cửa sổ bỏ ngỏ, bíu lấy rèm cửa và nhìn ra những cánh đồng thẳng cánh chim bay, những khe núi màu xanh trong bóng mát của buổi sáng, làng mạc trong những vòm dương liễu bạc, những trạm xe lửa bên đường với những giếng nhỏ và những con sông lười biếng với những đàn ngỗng trắng trên những bờ sông um tùm cỏ.
Naxtia mừng nhất khi bắt gặp một con chó quê lông xù đuôi có những túm lông khô nào đó đang hị hụi chạy song song với đường xe lửa, hẳn nó phải có công việc gì gấp lắm.
Ở những đoạn đường vòng, Naxtia thò đầu ra ngoài cửa sổ và nhìn thấy cả đoàn tàu gồm những toa làm bằng kim loại quý, như thể chúng đều được bọc sắt, nặng nề và ầm ầm đều đều chạy trên đường sắt. Bụi của những vùng Matxcơva, Orlốp, Kurxkơ đã bám đầy các toa và đến tối bụi hoàng thổ của miền Ukraina sẽ lại còn phủ thêm lên nữa và những toa tàu khi đến Ximfêrôpô thì sẽ hoàn toàn xám xịt, nóng bỏng mệt mỏi sau chuyến chạy hàng nghìn dặm trên đất nước.
Và chúng sẽ nguội dần trong suốt một đêm, nằm trên những con đường dự bị, dưới vòm lá run rẩy của những cây dương miền Krưm.
Nhà thổ nhưỡng học cũng dậy rất sớm, vừa hút thuốc vừa nhìn ra ngoài cửa sổ.
Tôi hỏi ông:
- 221f Sao ông dậy sớm thế?
Ông trả lời:
- Tôi sợ ngủ quên rồi bỏ qua mất một chỗ. Khi tàu chạy qua đấy dù là ban đêm tôi cũng phải trở dậy và nhìn ra cửa sổ, mặc dầu không trông thấy gì hết. Trong tôi đã hình thành một thói quen như vậy.
- Chắc là quê ông? Hay là ở đó có kỷ niệm gì?
Tôi hỏi.
- Vấn đề là ở chỗ những nơi ấy đối với tôi chẳng có gì quen thuộc và cũng chẳng có gì đáng nhớ. Tôi chưa từng tới đó bao giờ.
Tôi nói một cách ngập ngừng:
- Tôi vẫn không hiểu ý ông.
- Câu chuyện dài đấy - Nhà thổ nhưỡng học trả lời - Nó bắt đầu từ thời trước cách mạng kia, khi tôi còn là một cậu học sinh trung học. Tôi cùng với cha tôi từ Ximfêrôpô đi Matxcơva. Suốt ngày tôi đánh đu bên cửa sổ như con bé Naxtia này này. Và ở một nơi nào đó thuộc tỉnh Kurxka, tôi trông thấy một ngôi nhà gỗ ở cô đơn trên cánh đồng cỏ khô bên bờ một cái khe. Cạnh ngôi nhà cũng chẳng có lấy một hàng rào. Gió tung bụi và ngôi nhà đứng trong bụi như trong sương mù. Và, tôi nghĩ: ai ở trong ngôi nhà gỗ đó nhỉ? Và chắc hẳn về mùa đông, khi bão tuyết vùi ngôi nhà đến tận mái mà ở đấy thì sợ lắm. Cuộc sống chỉ còn là những chuyến tàu đi ngang. Từ đó tôi bắt đầu theo dõi ngôi nhà gỗ nọ. Con tàu chỉ lao nhanh qua trong vài giây đồng hồ nhưng lần nào tôi cũng kịp nhận thấy đôi điều thay đổi. Một lần, tôi bắt gặp một thiếu phụ ở bên ngôi nhà gỗ, chiếc khăn vuông buộc xụp xuống tận mắt. Thiếu phụ đang nhóm cái lò đun bếp bằng đất sét và bên cạnh, ở trong nôi - chiếc nôi làm bằng chiếc lẵng cũ - chắc có một đứa bé. Tôi nhìn rõ mép một chiếc chăn bông rách.
Rồi có nhiều người khác bắt đầu đến sinh cơ lập nghiệp bên cạnh ngôi nhà gỗ và dần dần một làng nhỏ mọc lên. Nó cũng nghèo đói và buồn tẻ như ngôi nhà cô độc nọ. Xuất hiện những đứa trẻ mặc áo cánh rách. Chúng đứng bên đường sắt và kêu bằng một giọng đều đều: “Bác ơi, ném bánh mì xuống cho chúng cháu!”. Chúng tôi ném bánh xuống. Miếng bánh rơi và lăn lông lốc trên cát. Lũ trẻ vồ ngay lấy, chạy thẳng về nhà không ngoái cổ lại. Năm tháng qua và trước mặt tôi cái nghèo đói cứ lớn dần. Ông hiểu không, thay vào ngôi nhà gỗ thảm hại nọ đã có mấy ngôi nhà như thế và thay vào một đứa trẻ bụng ỏng, đói ăn đã có nhiều đứa khác.
Hồi mới cách mạng mấy năm liền tôi không gặp cái làng ấy của tôi. Ông có tưởng tượng được là tôi đã hồi hộp thế nào khi thoáng gặp lại nó mấy năm sau không? Làng vẫn như xưa nhưng đằng sau nó là cả một biển hướng dương, còn bên cạnh ngôi nhà gỗ của chúng tôi (từ lâu tôi đã gọi nó là “của tôi” trong ý nghĩ) tôi nhìn thấy một thiếu nữ da xạm nắng, đầu bịt khăn vuông đỏ. Chắc đó là cô gái đã nằm trong chiếc nôi ngày nọ. Thiếu nữ đứng ở ngưỡng cửa, đang cho gà ăn.
Từ đó cứ mỗi lần đi qua, tôi lại gặp thêm những cái mới. Những vườn anh đào vừa gây mọc lên. Những ngôi nhà trẻ hẳn ra. Bên bờ đất quanh tường những cây cẩm quỳ ra hoa đỏ hoa vàng. Một hôm tôi trông thấy toán học sinh. Chúng cắp những cuốn sách nhỏ và chạy. Những bờ ruộng đầy cỏ dại đã biến mất. Lúa chín rực chạy như sóng trên thảo nguyên. Rồi một trạm máy phát điện bằng sức gió xuất hiện. Từ trên tàu, cách xa đến một cây số vẫn còn nhìn thấy vòng bánh xe của nó. Cái dấu hiệu mới ra đời như thế đấy. Vườn tược mọc lên um tùm. Những cây liễu trắng kêu ào ào dọc các phố. Chỉ có một lần đi ngang qua tôi không nhìn thấy làng: một đàn súc vật kéo bụi mù lên che khuất nó. Thay vào những ngôi nhà gỗ cũ kỹ, đây đó đã lác đác những ngôi nhà mới, mái lợp ngói.
Và rồi một lần tôi trông thấy máy gặt đập liên hợp. Lúc đó trời đã gần tối. Nó đi trong bụi vàng của ánh hoàng hôn đồng cỏ. Thế là năm này qua năm khác, tôi già đi, còn cuộc sống quanh tôi thì trẻ lại. Nhưng tôi cũng chẳng phàn nàn.
Nhà thổ nhưỡng học nhìn ra cửa sổ.
- Sắp đến rồi. Ta ra ngoài hành lang đi. Làng ở phía bên kia.
Chúng tôi đứng bên cánh cửa sổ hành lang. Gió nóng thổi tung tóc. Đàng xa, sau một dãy dài cây keo thấp hiện lên ngọn tháp có chấn song cửa trạm phát điện bằng sức gió, những núi cây xanh, lá cờ đỏ trên trụ sở Ủy ban xã, những đường phố râm mát của làng, rất nhiều hoa trong các vườn, những khóm ngô non, một chiếc xe vận tải chở trẻ con và những chú bò thiến lông xám kéo xe chở những thùng xăng.
- Còn cái nhà của ông, nó đâu?
Tôi lớn tiếng hỏi nhà thổ nhưỡng học.
- Sắp sửa thấy nó rồi đấy! Nó ở kia! Kia kìa!
Cây cối và những hàng cẩm quỳ cao hầu như che kín cả ngôi nhà. Tôi chỉ trông thấy ánh lấp loáng của những tấm kính trong suốt và một người đàn bà trẻ mặc áo choàng mùa hạ màu tươi, đầu bịt khăn vuông mỏng. Nàng đứng ở ngưỡng cửa nhìn con tàu vùn vụt lao qua.
- Ông trông kìa: cái hồ! - Nhà thổ nhưỡng học gọi tôi - Năm ngoái nó chưa có. Thế nghĩa là họ đã biến cái khe nọ thành hồ rồi.
Một cái hồ lớn và chắc là rất sâu lấp lánh trong nắng. Một cái máy nổ nhỏ thở hồng hộc, phụt lên trời một luồng khói xanh: nó đang hút nước. Bên cạnh, lũ trẻ đang tắm.
Tất cả những cái đó vụt qua mắt chúng tôi với tiếng ầm ầm, lanh lảnh và chìm vào trong đám bụi do tàu làm bay lên. Và cánh đồng lúa chín vàng óng và thảo nguyên xanh rợn chân trời lại trải dài trước mặt.
Nhà thổ nhưỡng học nhắc lại:
- Phải, tôi già đi mà cuộc đời thì trẻ lại. Nhưng không sao. Nói theo cách người Ukraina thì tôi đã có một ý nho nhỏ.
- Ý gì?
- Sang năm thế nào tôi cũng tới đây, đến nông trường tập thể này. Tôi sẽ rẽ vào ngôi nhà gỗ của tôi và nói với cô gái đáng yêu của tôi rằng tôi đã chú ý theo dõi cuộc sống của cô trong nhiều năm, đã nhìn thấy cô từ lúc cô còn nằm trong cái nôi làm bằng chiếc lẵng cũ, tôi biết cả mẹ cô và biết cả lịch sử của làng này đã diễn ra trước mắt tôi. Và không một ai ngờ tới chuyện đó.
Ông im lặng và suy nghĩ. Và tôi bỗng muốn bỏ con tàu ngay ga sau để quay lại làng đó, đến ở ngay ngôi nhà gỗ nhỏ bé với những cây cẩm quỳ giữa đồng cỏ kia, dưới những đám mây lười biếng, trong đại dương vô tận của lúa mì. Tôi sẽ đi vào trong đời sống của những con người thuần phác, lao động cùng họ và có thể chỉ ở đây tôi mới tạo ra được điều duy nhất và tốt đẹp nhất, đến nay vẫn chưa tạo ra được, điều mà suốt đời tôi hướng tới: viết một cuốn sách về hạnh phúc bình dị của con người.
Tôi lại gần Naxtia. Nó quay lại và nói với tôi.
- Tàu vừa đi qua một làng đẹp ơi là đẹp, bác ạ! Khi nào học xong, cháu sẽ đến đấy làm cô giáo.
- Chúng ta họp nhau ở đấy đông quá đấy.
Tôi trả lời, nhưng Naxtia không hiểu tôi, nó quay đi. Con tàu chạy ầm ầm qua cây cầu bắc ngang một dòng sông. Người gác đứng trên cầu gật đầu và mỉm cười với Naxtia.

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/87042


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận