Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 3

Chương 3
GIÁ TRỊ QUAN KHÁC NHAU TÙY NGƯỜI TÙY VIỆC

Cuộc đời con người có lúc chìm lúc nổi, mỗi người đều phải học cách chịu đựng những đau khổ của chính mình trong cuộc sống. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể cảm nhận được thế nào là thành công, thế nào là hạnh phúc thực sự.                                                                 

.................................................................  Lí Gia Thành

Sự cống hiến giữa người này với người kia khác nhau thì giá trị quan cũng không giống nhau.

Trong một tình huống và một tiêu chuẩn nào đó, những thứ vô dụng có thể trở nên rất hữu dụng, những thứ hữu dụng cũng có thể trở nên vô dụng, việc xác định giá trị quan cần đến sự phán đoán của trí tuệ.

Con ong và con muỗi hàng ngày đều vất vả bận rộn. Nhưng kiểm điểm cuối năm hàng năm, con ong luôn được đánh giá rất cao, còn con muỗi lại nhận được rất nhiều bình chọn kém. Con muỗi thật sự không biết được mình đã có lỗi với ai.

Một hôm, nó không nhịn được nữa bèn hỏi con ong: “Bình thường, tớ và cậu đều làm việc bằng vòi, nhưng tại sao mọi người lại luôn tán dương cậu và ghét bỏ tớ?”

Con ong nhìn muỗi rồi chợt cười phá lên và nói: “Chuyện này cậu còn phải hỏi hay sao? Đơn giản lắm! Bởi vì tớ dùng vòi để hút mật, còn cậu lại dùng vòi để hút máu! Tớ được “con người” quí mến, còn cậu bị “con người” ghét bỏ”.

Đúng thế, một con dao giống nhau, có thể dùng để giết người, và cũng có thể dùng để cắt thái thực phẩm, nuôi sống con người. Giá trị của chúng hoàn toàn khác nhau về sự cống hiến.

Người trống hoa nói với đóa hoa hồng: “Ôi! Hoa thật sự quá đẹp, rất nhiều đôi tình nhân hoặc những người bạn trẻ đều không nỡ rời đi khi đứng trước hoa, hoa thật đáng được mọi người yêu quí!”

Hoa hồng lắc đầu trả lời: “Đâu có! Tôi đâu có đẹp như ông vẫn tưởng tượng đâu”.

Người trồng hoa cười nói: “Đương"nhiên, điều không đẹp nhất của ngươi chính là những chiếc gai nhọn mọc trên thân ngươi! Nhưng, điều này cũng khó trách, trên thế giới vốn không có thứ gì thập toàn thập mỹ cả!”

Hoa hồng nghe xong càng lắc đầu mạnh, nói: “Không! Sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì ông vừa nói, những chiếc gai đó là một phần rất đẹp của tôi, thiếu chúng thì không thể dược”.

Người trồng hoa lặng đi rồi hỏi lại: “Như thế là sao?”

Hoa hồng trịnh trọng trả lời: “Bởi vì hoa của tôi có thể làm con người mê muội, nhưng những chiếc gai của tôi lại có thể làm con người thức tỉnh, cả hai thứ đó đều rất quan trọng”.

Mấy hòn đá xếp ngay ngắn chặn ngang con đường nhỏ đi vào thành phố.

Một người khách đi bộ đi ngang qua không cẩn thận đã vấp phải một hòn đá trong số đó, người ấy bực quá kêu lên: “Mấy cái hòn đá cản đường này!”

Tiếp đó, ông ta với tay nhặt mấy hòn đá và ném chúng xuống sông.

Một lúc sau, trời đổ trận mưa to. Người khách đó vào thành phố đã làm xong công việc và lại quay về qua con đường nhỏ đó, chỗ này giờ đã trở thành một vũng lầy.

Người khách đó nhìn ngó xung quanh mà không tìm thấy mấy hòn đá lúc trước đâu, nên đã bất giác than rằng: “Mấy hòn đá kê chân ở đây đâu rồi nhỉ? Kẻ thất đức nào đã vứt chúng đi mất rồi!”

Suy nghĩ của vị khách này thay đổi thật nhanh! Vừa nãy nói rằng đó là những hòn đá cản đường, bây giờ lại coi chúng là những viên đá kê chân rồi.

Trong chuyện ngụ ngôn của Aesop có câu chuyện kể về “Con gà và hạt trân châu”.

Khi con gà trống tìm mối ở bãi rác, nó phát hiện được một viên trân châu. Hóa ra đây là viên trân châu của nữ chủ nhân vô ý làm mất.

Nữ chủ nhân tìm kiếm khắp nơi mà không tìm thấy; cô rất buồn, suốt mấy ngày trời trên khuôn mặt cô không thấy được nụ cười.

Sự việc này không biết làm sao mà con gà trống của nhà cô biết được. Nó liền nói với cô chủ: “Thưa cô chủ, cô bị mất một viên trân châu, sao cô không đến tìm tôi?”

Cô chủ thấy câu nói của con gà trống có nhiều ẩn ý liền vội hỏi lại: “Gà trống, chẳng lẽ ngươi đã trông thấy bảo bối của ta sao? Chỉ cần người tìm lại được nó giúp ta, ta nhất định sẽ trọng thưởng cho ngươi!”

Gà trống cười nói: “Tôi không cần món quà thưởng gì của cô, bảo bối của cô ở trong chậu thức ăn của tôi, ngày nào tôi cũng nhìn thấy nó, giá trị của nó cũng không bằng một hạt thóc đâu!”

Giá trị quan của con gà trống là: Một hạt thóc còn giá trị hơn một viên trân châu.

Còn đối với cô chủ thì đương nhiên viên trân châu quan trọng hơn hạt thóc rối!

Trang Tử đi dạo trong rừng, thấy ở một góc rừng có rất nhiều cây gỗ bị đốn hạ, thế nhưng trong đó lại có một cái cây rất to chẳng ai động đến. Những người thợ rừng nói với Trang Tử rằng, vì cái cây ấy có kích thước không phù hợp với qui chuẩn, không có giá trị sử dụng nên họ không cần đốn nó.

Trang Tử xuống núi đến nhà một người bạn, người bạn muốn thịt ngỗng để làm cơm thết đãi ông, người làm mới hỏi chủ nhân rằng có hai con ngỗng, nên làm thịt con nào? Chủ nhân trả lời, làm thịt con nào không biết kêu mà vô dụng.

Lúc này xuất hiện vấn đề: Cái cây vô dụng thì vẫn sống, con ngỗng vô dụng thì bị làm thịt, điều này nói lên rằng tiêu chuẩn giữa “Hữu dụng” và “Vô dụng” khác nhau, cần phải xem xét tình hình mới đưa ra kết luận được.

Sự vật vô dụng có thể trở nên rất hữu dụng ở một tình huống nào đó, thứ hữu dụng cũng có thể trở nên vô dụng trong một tình huống nào đó. Việc xác định giá trị quan cần phải được phán đoán bằng trí tuệ.

Trên thực tế, xét từ triết lí của cuộc sống, có rất nhiều sự việc vê' bản chất có hiện tượng “sau khi lùi chính là tiến lên’. Hay nói cách khác, chính là “lùi để mà tiến”.

Ví dụ như hành động “vứt hòn đá”, cánh tay chắc chắn phải vung ra phía sau rồi mới vứt về phía trước, như thế mới ném xa được; nhảy xa cũng như vậy, trước tiên phải quì một chân xuống rồi mới nhảy, như vậy mới có thể nhảy xa được.

Chúng ta có thể xem lại động tác cấy lúa, có một bài thơ đã nói đến sự kì diệu trong đó: “Tay cắm mạ xanh kín khắp đồng, cúi đầu chỉ thấy nước mênh mông, sáu cây giăng thẳng theo hàng một, cứ tưởng bước lùi hóa tiến lên”.

Triết học “lùi để mà tiến” đôi khi có thể mở rộng đến cả hình mẫu của một con người.

Triết học về quản lí tài chính của nhà tỉ phú hàng đầu Hồng Kông Lí Gia Thành chính là hình mẫu rất lớn.

Ông đã từng nói: “Tiền có thể dùng, nhưng không được lãng phí”.          

Có một lần, khi Lí Gia Thành rút chiếc chìa khóa xe ô-tô, do bất cẩn nên ông đã làm rơi mất một đồng xu 2 đồng. Đồng xu lăn vào gầm xe. Lúc đó, ông tính nếu chiếc xe chuyển bánh thì đồng xu sẽ bị rơi xuống cống. Thế nên ông định khom người cúi nhặt đồng xu. Đúng lúc ấymột nhân viên trực người Ấn Độ trông thấy  lập tức giúp ông nhặt đồng xu lên. Sau khi Lí Gia Thành nhận lại đồng xu liền trả công cho anh ta 100 đồng.

Ông đã trả lời phóng viên về ý nghĩa của việc làm này rằng:

“Nếu tôi không nhặt đồng xu này lên mà để nó rơi xuống cống, thì đồng xu này sẽ biến mất trên thế giới. Còn 100 đồng thưởng cho nhân viên trực, anh ta có thể sử dụng nó. Tôi thấy rằng tiền có thể sử dụng, nhưng không được lãng phí.”

Lí Gia Thành không phải kiểu người thích tự đánh bóng bản thân, mà hành động của ông còn bao hàm trong đó một hình mẫu lớn lao.

Những con người phấn đấu từ những ngày tháng nghèo khổ, phần lớn đều học được thái độ biết ơn đối với từng hạt gạo, khiêm tốn đối với từng giọt nước. Lí Gia Thành cũng xuất thân từ một gia đình nghèo khó, ông luôn biết ơn và trân trọng từng đồng xu nhỏ bé!

 

Cảm nhận:

Là một trong mười tỉ phú của thế giới, Lí Gia Thàn h có một câu nói nổi tiếng: “Đối với cá nhân tôi, khi đánh rơi một đồng hai đồng cũng nhất định phải nhặt lên; còn đánh bạc thì dù cho có kiếm được nhiều tiền hơn nữa tôi cũng sẽ không kiếm”.

Lí Gia Thành không hề tham gia vào các cuộc làm ăn không thích hợp, hoặc trái với tôn chỉ làm người. Ông nói rằng, trong kinh doanh “có những việc làm được, và cũng có những việc không được làm”, những việc hại cho người, lợi cho mình thì ông quyết không làm.

Giá trị quan có sự chênh lệch tùy theo cá tính khác nhau của mỗi con người; nhưng để phù hợp với logic thì mọi người đều giống nhau.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t58756-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-3.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận