Nhất Phẩm Giang Sơn Chương 165 : Luận khúc



    Nhất Phẩm Giang Sơn
    Tác giả: Tam Giới Đại Sư

    Quyển 4: Vũ Lâm Linh
    Chương 165: Luận khúc

    Nhóm dịch: Đọc Truyện Đêm Khuya
    Nguồn: Mê Truyện


    Bấm nút "Thu gọn" để thu gọn nội dungThu gọn
    Thuyền hoa chạy vô cùng êm áo, làm cho người ta quên mất đây là đang đi trên mặt nước.

    - Đỗ Hành Thủ chịu uất ức nịnh hót như vậy.
    Trần Khác không thích vòng vo, một lời nói toạc ra ý đồ của Đỗ Thanh Sương:
    - Nguyên nhân sợ rằng chỉ có một.

    - Thanh Sương quả thật xem ca hát là sinh mệnh.
    Đỗ Thanh Sương có chút bất ngờ, không ngờ hắn có thể thẳng thắn dứt khoát như vậy, cô lại lắc đầu nói:
    - Nhưng mà lần này đợi công tử, chủ yếu là vì nói tiếng xin lỗi... Lần đó ở Thủy Tạ, vì Thanh Sương quản giáo vô phương, hầu gái của tiểu nữ làm công tử bị khiển tránh.



    Cô chậm rãi đứng lên nói:
    - Thanh Sương luôn muốn bồi thường cái không phải cho công tử. Nhưng nếu đến nhà thăm hỏi, sợ sẽ mang đến phiền phức cho công tử. Hôm nay đến Vạn Thọ Quan biểu diễn, lại biết công tử cũng ở chỗ này, Thanh Sương lúc này mới mạo muội mời.
    Nói xong, trịnh trọng thi lễ với Trần Khác nói:
    - Xin công tử bao dung.

    - Đều là chuyện qua rồi.
    Trần Khác lắc đầu cười nói:
    - Huống hồ, tại hạ cũng có chỗ không đúng, trêu chọc Đỗ Hành Thủ trước, mới thật là mạo phạm.

    - Thanh Sương chỉ là loại con gái trăng hoa.
    Đỗ Thanh Sương khẽ lắc đầu nói:
    - Công tử sao phải nói là mạo phạm?

    - Có thể làm người ta tôn trọng, không phải xem thân phận, mà là xem hành vi.
    Trần Khác nói:
    - Đơn giản nói hôm nay, Đỗ Hành Thủ có thể đến đây diễn xuất đã làm tại hạ tôn trọng.

    - Cái này không đáng là gì...
    Đỗ Thanh Sương lắc đầu nói:
    - Chỉ là có liên quan với xuất thân của Thanh Sương. truyện copy từ tunghoanh.com

    - Sao nói lời này?

    - Thanh Sương vốn là người của Đại Danh phủ, tuy không được xem là tiểu thư khuê các, nhưng cũng được gia nương nang niu trong tay, ngậm trong miệng. Nếu không phải năm đó Thương Hồ vỡ đê, nước lớn ngập gia viên, gia nương bất hạnh lần lượt qua đời, Thanh Sương quyết sẽ không bị thím bán cho người môi giới.
    Đỗ Thanh Sương ảm đạm nói:
    - Thương tổn của thủy tai đối với bá tính bình thường quá lớn, tiểu nữ không còn cách nào, chỉ hy vọng có thể an ủi bọn họ.

    - Chạm vào chuyện thương tâm của Đỗ hành thủ rồi.
    Trần Khác thật có lỗi nói.

    - Đừng ngại.
    Đỗ Thanh Sương lắc đầu nói:
    - Nói ra cũng không đau lòng nữa.

    - Đúng vậy.
    Trần Khác gật gật đầu.

    - Chuyện thứ hai là vì muốn cảm tạ công tử.
    Đỗ Thanh Sương rót một chén trà cho Trần Trác nói:
    - May mắn công tử nhắc nhở cảnh báo, bọn Thanh Sương mới kịp thời di rời. Bằng không tổn thất tiền tài là chuyện nhỏ, những trang phục và đạo cụ đó bị nước ngập thì phiền phức.

    - Chỉ là chút việc nhỏ mà thôi.
    Trần Khác cười cười nói:
    - Nếu không có chuyện khác, bọn tại hạ về trước.

    Đỗ Thanh Sương thâm tình buồn bã, khẽ cắn môi dưới nói:
    - Cung tiễn công tử.

    - Nhưng trước khi xuống thuyền.
    Trần Khác bỡn cợt cười nói:
    - Hay là chúng ta nói về vấn đề ca từ đi.

    Đỗ Thanh Sương tâm tình vui mừng, nhưng cảm xúc xoay chuyển không được nhanh như vậy. Không khỏi kinh ngạc ngay tại chỗ, một hồi lâu sau đôi mắt đẹp mới lưu chuyển, như vui như lạ liếc nhìn Trần Khác một cái nói:
    - Công tử trêu chọc Thanh Sương rồi.
    Xem ra, tâm tình của cô ta rất tốt.

    - Ha ha.
    Trần Khác cười nói:
    - Thay đổi một chút không khí mà... Vả lại tại hạ muốn đổi tư thế.
    Nói xong hắn liền đổi ngồi chồm hỗm thành ngồi xếp bằng nói:
    - Hai chân đều tê rần rồi.

    - Lần sau nhất định sẽ chuẩn bị cái ghế nhỏ cho công tử.
    Đỗ Thanh Sương che miệng cười nói:
    - Ngũ Lang không ngại cũng ngồi xếp bằng.

    Ngũ Lang lại lắc đầu, ra hiệu mình còn ổn.



    - Thanh Sương bình sinh thích nhất ca hát, mỗi lần có ca từ mới tới tay, đó là lúc tiểu nữ thích nhất. Công tử làm ca từ hay tuyệt diệu, Thanh Sương vừa thấy liền thích không buông tay.

    Đỗ Thanh Sương hai tròng mắt tỏa sáng nói:
    - Nhưng Thanh Sương ngu dốt, nhiều lần nghiền ngẫm cả mấy tháng cũng không thể hát khiến bản thân hài lòng, thực sự xấu hổ.
    Nói xong thi lễ thật sâu nói:
    - Khẩn cầu công tử vui lòng chỉ giáo, giải thích chỗ khó hiểu cho Thanh Sương.

    - Cô nương hát trước một lần cho ta nghe thử.
    Thật ra ở Thiên Âm Thủy Tạ, Trần Khác đã nghe qua cô hát bài hát này, cũng từng chăm chú suy nghĩ nguyên nhân. Nhưng bình thường lại không thể tới gần nghe ca tiên biễu diễn.


    Đỗ Thanh Sương vui vẻ nhận lời, lệnh người lấy đàn tỳ bà của cô đến. Ôm đàn tỳ bà, cáo thanh kém cõi, Đỗ đại gia liền nhẹ lay chậm sợi đàn tấu làn điệu “Mộc Lan Từ”. Sau đó nhẹ mở môi hát lên:
    - Đời người nếu mãi chỉ như mới gặp...

    Nghe tiếng ca của Đỗ đại gia, Trần Khác thích ý nhấp hương trà. Sau khi phí tâm lo lắng mấy tháng, hắn lại lần nữa cảm nhận được sự tốt đẹp của cuộc sống.

    Một khúc hát xong, Đỗ Thanh Sương hơi cúi đầu nói:
    - Công tử, Thanh Sương hát đúng không?

    - Cô nương là đại gia, tự nhiên hát sẽ không thể sai.
    Trần Khác nhẹ nhàng vỗ tay nói:
    - Nhưng cô nương không cảm thấy nghiêm khắc dựa theo làn điệu có chút khó hòa hợp sao?

    - Đúng là như vậy.
    Đỗ Thanh Sương thầm thở nhẹ, dịu dàng nhỏ nhẹ nói:
    - Có mẫy chỗ ca từ, bằng trắc không có vấn đề, lại không hợp cung thương (nốt nhạc cổ)... Thanh Sương và bạn bè nghiên cứu thảo luận, có lẽ tiếng địa phương của công tử và làn điệu quan thoại có khác nhau.
    Thật ra cô nói như vậy, là vì nể mặt Trần Khác. Cô hỏi qua rất nhiều phương gia như vậy, bọn họ phần lớn đều cho rằng tài tình của lời bài hát hay không thể dấu, nhưng không vận luật, cho nên không tiện cho biểu diễn. Thậm chí có người tuyên bố, muốn dạy tiểu tử này làm thế nào dựa theo cung thương để điền từ.

    - Đúng vậy.
    Trần Khác gật đầu, cười thầm nói: Ca từ người Thanh điền ra, sao có thể giống với người đời Tống? Tuy đều là nghiêm khắc dựa theo làn điệu, nhưng chữ có bát thanh trong đục. Mà cách luật chỉ phân bằng trắc, cho nên làn điệu của đời Tống chỉ thích hợp phối với ca từ của người đời Tống phát âm điền ra.

    Mà lão Nạp tác giả của bài Mộc Lan Từ này là người tám trăm năm sau, phát âm lúc đó đã có khác biệt rất lớn với đời Tống. Mặc dù Nạp Lan là dùng nhã âm Giang Nam để điền ca từ, đồng âm đồng nguyên với người đời Tống, nhưng cũng không thể chống đỡ bào mòn của không gian và thời gian, khác nhau rất nhiều.

    Bởi vậy ca từ người đời Thanh điền ra với làn điệu đời Tống cũng không thể hợp nhau hoàn mỹ. Lệch lạc của giai điệu và thanh tự không thể tránh được, khi nghe khó tránh sinh ra cảm giác khó chịu. Cho dù ở thời đại này, rất nhiều người không phải nhân văn kinh kịch, nhưng vì nguyên nhân ngôn ngữ địa phương, nên vấn đề điền ca từ cũng sẽ giống nhau... Đỗ Thanh Sương chính là đoán như vậy.

    - Có hai phương án giải quyết.
    Trần Khác tiếp nhận giáo dục Nho giáo hoàn chỉnh, đối với âm nhạc có thể xem như là tinh thông. Huống hồ hắn còn là bậc thầy của thanh vận học, cộng thêm kiến thức hơn ngàn năm, tất nhiên hiểu rõ chỗ mấu chốt, cũng biết ứng phó thế nào:
    - Một là, tại hạ sửa tự âm cho cô nương, chính là dùng ngôn ngữ địa phương để hát.

    - Ừ.
    Đỗ Thanh Sương gật đầu, nghe hắn nói cái thứ hai, rõ ràng đối với phương án này không hài lòng lắm. Đương nhiên không hài lòng rồi, đường đường ca tiên, lại dùng ngôn ngữ địa phương hát ca khúc, sẽ bị người ta cười chê.

    - Thứ hai, sửa giai điệu vốn có, làm cho hòa hợp với thanh tự.
    Trần Khác chậm rãi nói.




    - Ý của công tử là...
    Giọng của hắn tuy nhẹ, nhưng rơi vào tai Đỗ Thanh Sương lại không khác gì một đòn sấm vang. Chỉ thấy cô hé miệng, sau hồi lâu lấy lại tinh thần nói:
    - Cái này xung đột với thực tại quá lớn.
    Cô học nhạc mười năm, chưa từng nghĩ qua làn điệu trên luật thư có thể sửa.


    Một bài hát làm thế nào mới có thể biểu diễn ra? Đầu tiên tất nhiên là phổ nhạc, sau đó là ca từ phối hợp với phổ nhạc. Tại sao lúc điền ca từ, mỗi một từ đều có bằng trắc hạn định nghiêm khắc? Chính là vì phối hợp phổ từ vốn có. Triều Tống khai quốc trăm năm, ca từ mới sinh ra không dưới trăm ngàn bài. Những người làm ca từ và làm nhạc, cho tới bây giờ đều là chỉ nghĩ làm sao điền ra ca từ hợp với quy phạm. Nhưng không có người nghĩ qua, sẽ làm cho những làn điệu cố hữu đó thích ứng với ca từ của mình.

    Ở trong lòng người Tống, cái này giống như làm con phải nghe lời cha mẹ. Nhưng bạn không thể yêu cầu làm cha mẹ phải nghe lời con.

    Bây giờ Trần Khác lại nói sửa hết làn điệu cố hữu, để nó phù hợp với ca từ của mình. Đỗ Thanh Sương có thể tiếp nhận được không? Sau một lúc lâu, cô mới nhẹ giọng nói:
    - Chưa từng có người làm như vậy.

    - Tại sao không thể làm như vậy.
    Trần Khác lắc đầu, ý thái nhàn nhã nói:
    - Thật ra người làm ca từ đều có cái khó giống nhau. Phàm văn lấy thần sắc hứng thú làm chủ, khi cảm xúc đến độ, có thể dùng mỹ từ tuấn âm, sao cứ nhất nhất phải là năm cung bốn điệu chứ? Cứ bám vào khuôn, sợ không thể thành câu à.
    Đột nhiên ngừng lại nói:
    - Nguyên nhân cái này nhất thời cũng khó nói nên lời.

    - Chuyện này chưa từng có người làm qua.
    Đỗ Thanh Sương có chút thất thần, dù sao cũng là quan niệm nhạc lý được xây dựng từ nhỏ. Bạn bảo cô ấy làm sao nhất thời phá bỏ, nhưng cô vẫn là hỏi:
    - Vẫn xin công tử chỉ bảo.


    - Mọi người ăn mà không tiêu hóa, cứng nhắc âm luật cổ đại, làm nó thành một thể xác cứng rắn bên ngoài. Bất luận ý cảnh của ca từ, tình cảm hứng thú thế nào, người ca hát đều dùng một loại làn điệu xướng ra, cái này ngược lại là bớt chuyện. Nhưng lại không thể thể hiện ra tài tình của bản thân, cũng là người hát không có không gian tự do để phát huy.

    - Tại sao không đánh vỡ lớp xác bên ngoài, làm âm luận cứng nhắc linh động lên. Vẻ đẹp của âm nhạc ở chỗ linh động, nghìn bài một điệu là bóp chết âm nhạc.
    Trần Khác càng nói thần thái càng bay lên nói:
    - Đánh vỡ lớp vỏ bên ngoài này cũng giải phóng người làm ca từ. Từ nay về sau tình từ và âm luật cũng không hai thể cứng nhắc nữa. Âm nhạc băng băng chảy theo tình từ, đây mới là nghệ thuật sáng tác chân chính, mà không phải nghìn bài một làn điệu lặp đi lặp lại.

    - Không biết nói như vậy, cô nương có hiểu không?
    Trần Khác thật sự đổ mồ hôi nói ra sự khác biệt của mấy trăm năm, biểu đạt quá nhọc công.

    Hắn lại xem thường Đỗ Thanh Sương, nhưng phàm là bậc thầy ca hát, biểu diễn qua năm này tháng nọ, tất nhiên sẽ hình thành giọng hát độc đáo của mình. Cái này cũng chính là chỗ khác biệt giữa ca kỹ bình thường với bọn họ. Đỗ Thanh Sương là người của thời đại này, người hát ưu tú nhất. Trước đây rất lâu, thì gặp được vấn đề nhạc phổ khống chế giọng hát của mình. Thực ra cô đã đứng ở cửa, chỉ cần đẩy cửa ra, thì có thể đạt tới cảnh giới hoàn toàn mới.

    Nhưng nếu không có ai nhắc nhở, cô có lẽ cả đời cũng sẽ không mở cánh cửa này, chịu ủy khuất trong bố cục ban đầu. Bây giờ Trần Khác nói khái niệm làn điệu mấy trăm năm trước mắt cô, chẳng khác nào đẩy cánh cửa này cho cô.

    Chỉ thấy trên mặt xinh đẹp của Đỗ Thanh Sương nhất thời hưng phấn, nhất thời do dự, nhất thời chau mày suy nghĩ, ngồi ở đó rất lâu không nói.

    Trần Khác cũng không nói, liền cùng với Ngũ Lang vừa ăn điểm tâm ngon lành, vừa chờ cô phục hồi lại tinh thần.

    Qua thời gian uống một chén trà, mới nghe thấy tiếng “ưm” của Đỗ Thanh Sương. Ý thức được sự thất lễ của mình, cô áy náy nói ra xin lỗi dưới đầu lưỡi...

    Trần Khác thầm nói, con người đều nói những hoa khôi đều có khuôn mặt như đậu phụ phơi khô, nhưng sợ rằng cho tới bây giờ, chân tình của cô mới biểu lộ ra.

Nguồn: tunghoanh.com/nhat-pham-giang-son/quyen-4-chuong-165-DGLaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận