Mất bốn năm để hai chàng trai trẻ, Theo Hutchcraft (23 tuổi) và Adam Anderson (27 tuổi), cùng đến từ Manchester, khiến thế giới phải lắng nghe âm nhạc của mình. Nhưng khi thế giới đã lắng nghe rồi, thì dường như người ta sẽ không thể ngừng lại được, bởi thứ âm nhạc đầy tính ám ảnh lạ lùng của họ.
Kịch tính hay không kịch tính?
Kịch tính, chắc chắn là kịch tính, khi một ban nhạc pop lại tự đặt cho mình cái tên là “Hurts” - “Những nỗi đau”. Nhưng còn kịch tính hơn nữa, khi cái ban nhạc mang tên “Những nỗi dau” đó lại chọn “Happiness” - “Niềm hạnh phúc” làm tên cho album đầu tay của mình.
Càng kịch tính hơn nữa, khi ca khúc trình làng thế giới của Hurts, “Wonderful Life”, là một ca khúc hát về một cô gái tên Susie khuyên can một người đàn ông mang trong đầu những ý nghĩ tiêu cực về việc kết thúc cuộc đời của mình bởi những khó khăn trong cuộc sống. Và cứ thế, suốt cả album mang cái tên tươi sáng “Niềm hạnh phúc” của mình, Hurts hát về những cuộc tình tan vỡ, sự chia ly, về những tháng trám trong cuộc sống.
Không chỉ thế, hai nhạc cụ chính của một dàn nhạc giao hưởng, đàn piano và đàn dây, xuất hiện đều đặn trong hầu hết các ca khúc, khiến cho âm nhạc của Hurts mang nặng âm hưởng cổ điển của nhạc kịch, cùng với phần lời, gợi người ta nhớ đến những vở nhạc kịch đầy nước mắt của Shakcspcars hay Victor Hugo. Thậm chí, “Hidden Track” (ca khúc nằm cuối album và không được đề tên chính thức trên vỏ đĩa) của album còn có tên là Verona, một bản tình ca buồn tưởng niệm mối tình của Romeo và juliet.
Thế nhưng, âm nhạc của Hurts có thực sự bi kịch đến thế không, khi những lời hát đầy kịch tính đó lại được thể hiện trên nén nhạc điện tử synth-pop của thứ âm nhạc disco những năm 80. Không chỉ tươi sáng, đó còn là thứ âm nhạc khiến người ta muốn nhún nhảy, lắc lư. Ca khúc “ Wonderful Life”, sau khi nổi danh, đã được nhiều DJ danh tiếng của Anh Quốc remix lại thành những bản nhạc nhảy ăn khách.
Và còn quan trọng hơn nữa, điều khiến tất cả các nhà phê bình âm nhạc Anh Quốc phải đặc biệt lưu tâm đến phong cách âm nhạc của Hurts, là giọng ca được đánh giá là “tuyệt đối vô cảm” hay “lạnh lùng đến tàn nhẫn” của Theo Hutchcraft - ca sĩ chính. Theo sở hữu một giọng ca tốt với âm vực rộng, khi hát, anh lấy hơi đều và bình thản như đang hát trong dàn thánh ca nhà thờ.
Không rên rỉ, không lên bổng xuống trầm, không cao trào, Theo hát không mảy may cảm xúc.
Đơn Sắc lên ngôi
Và chính những đối cực đó trong âm nhạc của Hurts đã mang lại một thứ xúc cảm mới mẻ và đặc biệt khó tả đối với người nghe. Giống như một bức ảnh, khi độ tương phản được đấy lên cực điểm, mọi màu sắc đã nhòa đi, chỉ để lại nổi bật hai m ng màu đen trắng (monochrome - đơn sắc), tạo ra một khoảng “chân không” trong tâm trí. Và khoảng chân không đó trở thành không gian hoàn hảo cho tát cả mọi cảm xúc cứ thế trào ra, không cách nào ngăn cản. Người ta có thể lập tức bật khóc, nhưng không thể hiểu nổi có phải tại vì mình đang buồn hay không; hay có thể bật cười, nhưng không hề cảm tháy vui. Giống như mọi “nỗi đau” và “niềm hạnh phúc” trong tâm tưởng cùng lúc trào ra, hòa trộn vào nhau một cách hoàn hảo, khiến người ta không còn kiểm soát được ý thức về cảm xúc của mình, mà chỉ có thể cứ thế thổn thức, bâng khuâng trong “cơn thủy triều” cảm xúc đó. Để rồi khi ca khúc cuối cùng của album kết thúc, củng là lúc những cơn sóng lòng dịu lại, tan đi. Những niềm vui trước đó không còn chộn rộn, nhưng những nỗi đau cũng không còn nhức nhối. Và còn lại trong người nghe là một cảm giác tuyệt đối bình an trong tâm tưởng.
Thứ âm nhạc đơn sắc của Hurts, vì thế, không phải là thứ âm nhạc có tính cảm xúc, mà là thứ âm nhạc có năng lực dẫn dắt cảm xúc. Nó là thứ âm nhạc mà con ngưòi - ngày càng trở nên yếu đuối trước năng lực thiên nhiên và cuộc sống đây biến động khao khát, đế có thể tìm lại sự bình yên trong tâm trí của mình.
Mất bốn năm để khiến thế giới phải lắng nghe mình, Theo và Adam vì thế đã có sự chuẩn bị rất kĩ càng cho sự xuất hiện của mình, nhiều hơn cả âm nhạc. Để thể hiện sâu sắc hơn thứ âm nhạc đơn sắc đặc biệt của mình, phần hình ảnh của Hurts tất cả cũng đều là những bức ảnh đen trắng. Theo Hutchcrafì: luôn xuất hiện trong một bộ âu phục hai hàng khuy màu ghi quý phái, với mái tóc dài chải bóng hất ngược ra đằng sau, tuyệt đối phù hợp với giọng ca cổ điển và lạnh lùng của anh. Còn Adam lại là chàng trai bình dân của những năm 30, với quần vải dạ sẫm màu, áo sơ mi trắng xắn tay cao, dây đeo quần và mũ cát-kết. Hurts vì thế, không chỉ được các tạp chí âm nhạc, mà cả các tạp chí thời trang, yêu thích, nhờ gu thẩm mỹ đặc sắc rất thời thượng của mình.
Trong video clip cho single chính thức đầu tiên “Better Than Love”, để thể hiện phong cách âm nhạc mang nặng âm hưởng disco những năm 80 của mình, Hurts đã cố tình chọn hình ảnh tiêu biểu là những cô vũ nữ ballet, một hình ảnh đặc biệt phổ biến của âm nhạc thập kỷ này, mà tiêu biểu là trong video ca khúc “Rent” của Pet Shop Boys và “ Why” của Annie Lennox, hai trong só những ca khúc xuất sắc của những năm 80 được ghi lại trong lịch sử âm nhạc. Bản thân Hurts cũng được mang ra so sánh với rất nhiều những đàn anh nổi tiếng trong thập kỷ này. Nhưng không hoàn toàn ủy mị như Pet Shop Boys, cũng chẳng sốc nổi như Joy Division, không quá già dặn như Tears for Fears, cũng không thực sự trẻ trung và hồn nhiên như A-Ha, Hurts đã có những sáng tạo rất riêng cho phong cách của mình.
Và một cách bình thản, họ trở thành bức ảnh âm nhạc đen trắng xuát sắc nhất, ít nhất là của năm 2010.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!