Giết nó đi! Chương 2

Chương 2

Một Thiên Đàng không có tiếng người nói. Không có những mệnh lệnh giết người.

Gã nhắm mắt lại và cố xua đi những ý nghĩ chết chóc của gã. Trong những tuần vừa rồi gã đã đến những nơi chốn tồi tệ hơn rất nhiều. Những nơi chốn mà trước gã chưa từng có ai bước vào, vì chúng không nằm trong thế giới thực, mà

… chỉ ở trong đầu của tôi.

Tất cả đã bắt đầu với những tiếng nói, lúc đấy, ngay sau lần sẩy thai, việc mà bác sĩ Jonas Gorman cho rằng đã phát động cho những ảo giác của gã. Chúng đến từ trong tường, bất chợt và không có cảnh báo trước, như từ chốn hư không. Gã nghe được chúng lần đầu tiên là lúc đứng dưới cái vòi hoa sen tắm. Gã đã chỉnh nước nóng cho tới gần như sôi, cứ như thể là qua đấy mà gã có thể đốt cháy đi những tin xấu đó ra khỏi nhận thức của gã, những cái mà người ta vừa mới thông báo cho gã biết vài giờ trước đấy trong bệnh viện dành cho những người muốn có con: “Thiếu hoóc môn progestogene. Lần sau chúng tôi sẽ dùng Utrogest để xây dựng màng trong dạ con.”

Lần sau. Mẹ kiếp. Không có lần sau.

“Trừ phi mày giết nó.”

Lúc đầu, gã tự hỏi ma quỷ nào đã xui khiến gã nghĩ đến những thứ chết chóc như thế: rồi gã tắt nước và nhận ra rằng đấy không phải là những ý nghĩ của gã, những cái mà gã nghe được. Mà là tiếng người nói với gã. Những tiếng trẻ con. Khác nhau, nhưng cùng nói một điều giống nhau:

“Mày phải giết nó.”

Bắt đầu từ cái ngày đấy không còn điều gì giống như trước đó nữa. Chính Martin cũng là nhà tâm lý học, chuyên về chỉnh hình thân tâm; tức là gã làm việc với những cơn đau ma trong cánh tay nhiều hơn là với những ảo giác của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù vậy, gã vẫn đủ nhạy cảm để nhận ra những dấu hiệu nghiêm trọng đầu tiên chứ không bẻ cong thế giới cho đúng. Vì đấy là bản chất của tất cả những bệnh về tâm thần: khước từ hiện thực, trong khi tìm lý lẽ giải thích tại sao sự cảm nhận của chính mình lại đúng và cảm nhận của những ngừoi khác là sai. Những tiếng nói trẻ con khác nhau đó, những cái sau đấy đi theo gã cho tới tận trong các giấc mơ và liên tục ra lệnh cho gã phải giết “nó”, trước khi chính gã sẽ chết, chỉ là tưởng tượng. Nhưng chính vì thế mà chúng không ít nguy hiểm hơn.

Hắm tìm đến bác sĩ Jonas Gorman, một người bạn cũ từ những ngày còn học đại học, người điều trị gã bằng thuốc, không phải là không có cảnh báo gã trước những tác dụng phụ nặng nề sẽ đến với gã qua đó. Khô miệng, mắc bệnh chàm, buồn nôn, đau đầu, trầm cảm, tăng cân – Marin đã phải trải qua những gì nặng nề nhất của tất cả các tác dụng phụ thông thường từ những thuốc tâm thần của gã.

Không có gì để phải ngạc nhiên, khi hôn nhân của họ đã “mất cân bằng” trong những ngày tháng đó, như cha gã diễn đạt. Những cố gắng cứ thất bại mãi đã làm cho họ rã rời và cũng đã để lại dấu vết của chúng rồi. Và chính lúc này, khi mọi hy vọng dường như đã tắt, Nadja đang cần một người bạn đồng hành có tinh thần vững vàng ở cạnh bên của cô ấy, chứ không phải một kẻ bệnh tâm thần với ảo giác. Ngay khi còn bị tê liệt bởi cú đấm của số phận, đánh vào bụng dưới của cô ấy và giật đi cái bào thai, Nadja đã không muốn tin vào những lời quả quyết của các bác sĩ, rằng có cho tới 70 phần trăm thai ngén là bị sẩy, phần lớn là không hề được nhận biết. Cô ấy quy trách nhiệm về cho tuổi đời đã không còn trẻ nữa của mình, và lúc đầu rơi vào những lời tự lên án đã không muốn có con quá lâu, rồi tự thương hại đã bị trừng phạt hai lần: với một màng trong dạ con quá yếu  với một người chồng còn yếu ớt hơn nữa. Sự tự thương hại của cô ấy tăng lên thành sự giận dữ và sau này còn là căm ghét nữa, khi cô ấy xem tường thuật về những vụ mang thai ngoài ý muốn của các người mẹ trẻ trong truyền hình. Và Martin có thể hiểu được sự giận dữ của cô ấy. Chúa Trời – nếu như thật sự có ngài – phải có một tính khôi hài kỳ lạ khi thích để cho chiếc bao cao su của tên chơi gái vỡ tung tại một cô gái bán dân vị thành niên nghiện ma túy, trong khi lại phá hỏng những toan tính hoóc môn của Nadja – một người mẹ hẳn sẽ hy sinh cuộc sống của mình cho hạnh phúc của đứa con.

Nadja đâu khổ, khi thế giới dường bất chợt lại đầy xe nôi, những người sắp làm mẹ và những ngừoi cha kiệt sức. Quảng cáo dường như chỉ còn ca ngợi tả lót, thức ăn cho trẻ sơ sinh và ghế ngồi cho trẻ con, và không có ngày nào mà không có một người quen biết nào đó gọi điện để 

Nguồn: truyen8.mobi/t104055-giet-no-di-chuong-2.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận