Tôi 20 ++ Chương 2

Chương 2
Dấu ấn màu đỏ mang tên La Roux

Nếu như nước Mĩ có một cô nàng quái tính Pink lấy nghệ danh theo màu tóc hồng của mình, thì giờ đây, nước Anh cuối cùng cũng đà không chịu kém cạnh với một Elly Jackson, cá tính không kém, và cũng đặt tên bơn nhạc của mình theo màu tóc đỏ rực - La Roux.

Cái tên

Lần đầu tiên thế giới nhìn thấy Elly Jackson là lúc cô đang lạnh lùng lái một chiếc xe ôtô trong video clip “In For The Kill”, ca khúc sau này lăng-xê thành công tên tuổi của La Roux. Elly lúc đó trông thật chẳng khác gì một chàng trai với mái tóc cắt ngắn xung quanh và tóc mái để dài vuốt thành một cái mào, cùng bộ trang phục quần bó áo khoác ngắn dựng cổ rất nam tính. Nhất là cái tướng cao lênh đênh, gầy mảnh khảnh và dáng đi bát cần đời của cô. Cô khiến người ta ngay lập tức liên cưởng đến hình ảnh thời hoàng kim của nam ca sĩ David Bowie, chỉ khác mái tóc của David màu bạch kim, còn Elly lại chơi màu đỏ rực rỡ. Chỉ đến khi Elly cất tiếng hát, người ta mới biết cô thực ra là một cô gái.

Elly đã gây ấn tượng như thế.

Cái tên cô chọn cho ban nhạc của mình cũng đầy hàm ý. “La” trong tiếng Pháp vốn là một mạo từ dùng cho các sự vật thuộc giống cái. Thế nhưng, “Roux”, có nghĩa là màu đỏ, lại là một từ thuộc giống đực. Nếu xét đúng quy định của tiếng Pháp, thì La Roux phải viết là La Rousse mới có nghĩa. Một cái tên lẫn lộn giới tính như vậy, quả là hợp với dáng Elly.

Elly Jackson và La Roux, dễ dàng gầy chú ý và bàn tán xôn xao trong cái thế giới mà sự lẫn lộn giới tính ngày càng phổ bién, thậm chí, trở thành mốt, một phần cũng là nhờ thế.

Đánh giá

Nhưng nếu sự quan tâm dành cho La Roux bị đổ hết cho ấn tượng ngoại hình và tên gọi, thì đúng là đã oan quá cho âm nhạc của họ.

Single đầu tay của La Roux - “Quicksand”, phát hành hồi tháng 11 năm 2008. Dù thất bại thảm hại, thậm chí không thò nổi một chân vào Top 75 của UK, nhưng chỉ hai tháng sau đó, La Roux có mặt tại vị trí thứ 5 trong danh sách Sound of 2009 của BBC, trên cả Lady Gaga (đứng thứ 6).

Đây là một danh sách có uy tín có thể coi là lớn nhất tại thị trường âm nhạc Anh Quóc, tổng hợp ý kiến của những nhà phê bình và sản xuất âm nhạc hàng đầu tại thị trường này, dự đoán những gương mặt âm nhạc có tiềm năng lớn nhất của mỗi năm. Năm ngoái chẳng hạn, cả ba nhân vật đứng đầu danh sách này là Adele, Duffy và The Ting Tings giờ đều đã làm nên sự nghiệp lớn. Ngoài ra còn có Glasvegas, MGMT, Vampire Weekend và Santogold, lúc này đều đang là những cái tên đình đám.

Ngay sau đó, La Roux phát hành single thứ hai - “In For The Kiir, đĩa hát này đã leo tới vị trí thứ hai trên Top 75 UK, một vị trí cao đối với một ban nhạc indie mới toanh. “Bulletproof ” - single thứ ba mới ra cuối tháng sáu, thậm chí đã mang về vị trí số một trên Top 75 ƯK đầu tiên cho La Roux.

Trong thán g ba, La Roux đã trở thành ban nhạc hát mở màn cho tour diễn của Lily Allen. Còn cả mùa hè này, La Roux chạy show liên tục tại hầu hết những liên hoan âm nhạc lớn và có uy tín nhất của Anh Quốc với tứ cách ban nhạc chính (headline act). Cuối tháng bảy này, họ bắt đầu tấn công thị trường nước Mĩ. Và với những gì La Roux đã đạt được chỉ trong nửa năm vừa rồi, người ta tin rằng không khó khăn gì để La Roux trở thành “quả bom nước Anh” tiếp theo tại thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới này. Và Elly, tiếp chân các đàn chị Amy Winehouse, Adele, Duffy, trở thành gương mặt nữ Anh Quốc nổi bật tiếp theo làm chao đảo nước Mĩ.

-Âm nhạc

Thế cuối cùng thì, La Roux hát hò như thế nào ? Hẳn các bạn đang thắc mắc.

Điều đầu tiên và dễ dàng khẳng định nhất, âm nhạc của La Roux là thứ âm nhạc để nhún nhảy, đầy màu sắc, sự rộn ràng, tính kích thích chuyển động. Âm thanh chính của La Roux là tiếng đàn và trống điện tử nhịp disco, được tạo ra bởi một chiếc đàn điện tử. Đây cũng chính là điểm khiến người ta, khi nghe nhạc của La Roux, liên tưởng ngay đến những bản nhạc disco thịnh hành những năm 80 của thế kỉ trước.

Chiếc đàn điện tử (synthesizer) là phát hiện nổi bật nhất của âm nhạc cuối thập kỉ 70 đầu 80. Nó có thể vừa tạo tiếng đàn phím, tiếng trống, làm méo âm thanh, hay tạo ra những tiếng động khác lạ trong phần nhạc nền. Synthesizer trở thành nhạc cụ chính của hầu hết các ban nhạc pop của thập kỉ 80. Và nó cũng chính là nguyên nhân khiến người ta từng đánh giá âm nhạc của những năm 80 là tệ nhất trong các thập kỉ, chủ yếu do phê phán sự lười biếng của các nhạc sĩ khi dựa quá nhiều vào âm thanh điện tử thay vì nhạc cụ sống, hay những sáng tạo kì quái về âm thanh trong âm nhạc.

Nhưng khi nhìn lại, giờ đây người ta lại đánh giá rằng thập kỉ 80 có thể coi là một thập kỉ với nhiều sáng tạo nhất trong âm nhạc, và để lại ảnh hưởng đến về sau lớn nhất. Bản thân synthesizer cũng đã trở thành nhạc cụ được sử dụng nhiều không kém gì ghi-ta và trống, trong mọi thể loại từ rock, pop, thậm chí cả jazz (fusion jazz).

Một vài năm trở lại đây, cùng với sự mạnh lên của nhạc trance và electropop, synthesizer đã quay trở lại mạnh mẽ trong âm nhạc của nhiều ca sĩ và ban nhạc lớn, một trào lưu chính thức mang tên “Sự trở lại của thập kỉ 80 trong âm nhạc”. Gần đầy nhất chính là cô gái tóc bạch kim Lady Gaga, người đã khuynh đảo thế giới bằng âm thanh của synth-pop (nhạc pop sử dụng synthesizer).

Thế nhưng, phải đến cận La Roux, người ta mới có thể cảm nhận hết được thực sự sự trở lại của cái âm vị của synth-pop nhữnn năm 80. Từ những âm thanh mà EllyJackson và Ben Langmaid - thành viên còn lại, đồng sáng tác và sản xuất các ca khúc của La Roux - chọn sử dụng, cho đến nhịp điệu của các bài hát, tất cả đều mang hơi thở mạnh mẽ của âm nhạc disco thập kỉ 80. Tất nhiên, nó vẫn mới mẻ hơn bởi công nghệ hiện đại, hay bởi trình độ mix nhạc của các nhà sản xuất hiện nay. Nhưng cái “lửa”, cái cảm nhận mà nó mang lại, thì ngay lập cức gợi người ta nhớ đến thời kì đỉnh cao của những The Human League, The Eurythmics, Yazoo, Pet vShop Boys, Bananarama và những trụ cột khác của âm nhạc thập kỉ 80.

Ngay bản thân phong cách của Elly Jackson cũng đậm chất những năm 80. Kiểu tóc của cô, chiếc quần jeans bó chặt, chiếc áo khoác ngắn dựng cổ cùng màu hoặc bằng chất nhựa lấp lánh, móng tay sơn đen. Và lấp lánh trang sức đeo khắp người. Cô như vừa bước ra từ một video clip của một bản nhạc disco ra đời từ gần 30 năm trước.

Nhưng ngược lại hoàn toàn với phần âm nhạc phấn khích của La Roux, phần lời bài hát của họ lại chứa đầy tâm trạng. Dù bí ẩn như gương mặt lạnh lùng hay cái nhìn vô định của cô, nhưng người ta cũng đã tìm ra rằng cảm hứng chính để sáng tác ra album này của Elly chính là một mối tình đầy trắc trở trong suốt năm năm vừa qua. Và có lẽ cũng chính vì vậy mà lời bài hát của Elly đầy những đau khổ, day dứt, khắc khoải, tan vỡ.

Ngay như những ca khúc miêu tả những giây phút gần gũi tình cảm của một đôi tình nhân như “Quicksand” và “In For The Kill - hai single đầu tiên trình làng La Roux, cũng chứa đầy những âu lo, mặc cảm. “Tigerlily” thì đầy ám ảnh, gần như van lơn, mà lại như cả dọa dẫm, với tâm sự về một mối tình đơn phương. Trong khi đó, “Bulletproof ” và ‘Tm Not Your Toy” chứa đầy giận dữ sau một cuộc tình đổ vỡ. Còn “Cover My Eyes” là những lời ca buồn rũ rượi khi bị người tình phản bội. Đây cũng chính là những ca khúc đáng nghe nhất trong album đầu tay mang chính tên ban nhạc của La Roux, vừa ra lò tháng sáu vừa rồi.

Và giọng hát của Elly thì giống như là sinh ra để hát những ca khúc này. Cô có chất giọng mạnh mẽ, gần như là gào thét, hoàn toàn thích hợp với thứ âm nhạc cuồng nhiệt của cô. Nhưng cũng chất giọng đó, có lúc gần như là rên rỉ, gần như là khóc lóc, giống như là thổn thức, đẩy cái tâm trạng u uất của phần lời bài hát lên đến tột đỉnh.

Gây ấn tượng lớn bằng một phong cách khác biệt là chìa khóa dẫn đến thành công, nhưng nhiều khi cũng là con dao hai lưỡi giết chết thành công sau lẫn xuất hiện đầu tiên của nhiều nghệ sĩ trẻ. Bởi vậy, nhiều người đã bắt đầu hoài nghi về sự tồn tại của La Roux. Trong thập niên 80, người ta từng chứng kiến sự xuất hiện và biến mất của nhiều nghệ sĩ chỉ trong vòng chưa đầy một năm, nhưng rất nhiều người trong số họ đã để lại những dấu ấn không phai mờ cho đến tận ngày hôm nay.

Và La Roux có vẻ như đã hội tụ đầy đủ các tố chất để có thể để lại một dấu ấn trong thế giới âm nhạc.

Lady Gaga và cú đột phá mang tên Edge of Glory

Ngay cả khi tôi rõ rành rành là một fan cuồng của các thể loại nhạc Pop, Electro Pop, Synth Pop hay bát cứ những thể loại nào từa tựa như thế, có một điều tôi buộc phải làm rõ, rất rõ ràng:

TÔI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT FAN CỦA LADY GAGA!

Thật ra, tôi có thể nhảy theo nhạc của cái ả tóc nhuộm trắng này như một thằng điên, tôi thậm chí từng liệt bản “Just Dance"

-     ca khúc trình làng của ả vào danh sách những ca khúc tôi yêu thích nhất trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21. Thế nhưng, không có cách nào tôi có thể nghe được nhạc của ả ở nhà, hay tỏ ra yêu thích âm nhạc của ả, nói chung, ở bất cứ nơi nào ngoài sàn nhảy.

Thế mà cái sự thật đó đã thay đổi, vào cái ngày đẹp trời ả phát hành một ca khúc có tên là “The Edge Of Glory”. Ca khúc này, gần như ngay lập tức, trở thành một trong những ca khúc tôi bật như tụng kinh. Một ca khúc mà tôi thực sự có thể coi là “a great moment of pop”. Bằng sự đánh giá thiển cận của cá nhân tôi, “The Edge Of Glory” là một bản nhạc disco rock tuyệt hảo, an instant classic, một bản nhạc mà 20 năm sau khi ra đời người ta vẫn sẽ còn nhắc đến nó. Tôi vẫn nhớ rất rõ, cái thời khắc lần đầu tiên tôi nghe thấy nó, ngay lập tức, nó vẽ lên trong tâm trí tôi những bức tranh, những hình ảnh của những cậu choai, những cô gái mới lớn, khoác lên mình những bộ trang phục đóng đinh, không chỉ sống, mà đốt cháy mình trong vũ điệu của disco, trong tình dục và chất kích thích và trong cái khao khát đến cháy bỏng được kiến tạo nên những thứ chưa từng tồn tại. Đó là cái thứ tinh thần của thập kỉ 80, cái ngọn lửa đã mãi mãi thay đổi thế giới âm nhạc và thời trang và tất cả những ngôn ngữ nghệ thuật khác nữa.

Và tôi cũng đã rất mừng rỡ khi cuối cùng cô ả Gaga đã chịu hạ màn những chiêu trò quái đản của mình để làm ra một thứ sản phẩm đáng được chấp nhận hơn nhiều. Tôi đang nói đến cái video clip của ca khúc này. Tôi dám chắc rằng, với phần đông những fan hâm mộ cuồng nhiệt trẻ tuổi của Gaga, hẳn họ đã cực kì ngạc nhiên trước một video mà họ thấy thật là nhàm chán và nhạt nhẽo như thế này, nhất là khi mang nó ra so với những sản phẩm trước đó của ả. Họ thậm chí sẵn sàng văng tục để thể hiện sự bất bình của mình. Thế nhưng, đối với tôi, video này thực sự là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Gaga đã thực sự làm sống lại cái hình ảnh, cái không khí của những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90, với bộ đồ bikini đóng đinh, với khói bốc ra từ cửa sổ một căn hộ tầng ba, với màn nhảy múa trên chiếc cầu thang thoát hiểm ngoài trời, với hình ảnh đi bộ một mình trên phố ban đêm, hay ngồi lại trên bậc thềm của một toà nhà cũ kĩ. Và một nghệ sĩ saxophone. Tất cả những hình ảnh đó đều là những hình ảnh đẹp đẽ tiêu biểu của một quá khứ huy hoàng, cái thời mà người ta đủ dũng cảm và đủ điên cuồng, để tái sáng tạo cả âm nhạc, vì thế người ta cũng đủ mạnh mẽ để thay đổi thái độ sống của cả thế giới này - khi mà việc làm một bà mẹ đơn thân là hoàn toàn bình thường, và những anh chàng đồng tính thì còn được yêu thích đặc biệt.

Và lần này, Gaga xứng đáng được ghi nhận. ít nhất là đối với tôi.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t58746-toi-20-chuong-2.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận