Truyện cổ Hàn Quốc thời Tam Quốc Chương 4


Chương 4
Hách Cư Thế Vương sinh ra từ quả trứng

Ngày xưa, ở vùng đất Thần Hàn có sáu thôn.

Thứ nhất là thôn Át Xuyên Dương Sơn. Vị trưởng thôn này tên là An Bình, là người đầu tiên đến vùng Báo Am Bồng và trở thành tổ tiên của dòng họ LýW ở Cập Lương Bộ.

Thứ hai là thôn Đột Sơn Cao Khư. Vị trưởng thôn này tên là Tô Phạt Đô Lợi, là người đầu tiên đến vùng Hành Sơn và trở thành tổ tiên của dòng họ Trịnh<2) ở Sa Lương Bộ.

Thứ ba là thôn Mậu Sơn Đại Thụ. Vị trưởng thôn này tên là Câu Lễ Mã, là người đầu tiên đến vùng Y Sơn và trở thành tổ tiên của dòng họ Tôn<3) ở Tiệm Lương Bộ.

Thứ tư là thôn Tuy Sơn Trân Chi. Vị trưởng thôn này tên là Trí Bá Hạo, là người đầu tiên đến vùng Hoa Sơn và trở thành tổ tiên của dòng họ Thôi<4> ở Bổn Bỉ Bộ.

Thứ năm là thôn Kim Sơn Gia Lợi. Vị trưởng thôn này tên là Chi Đà, là người đầu tiên đến vùng Minh Hoạt Sơn và trở thành tổ tiên của dòng họ Bùi[1] ở Hán Kì Bộ.

Thứ sáu là thôn Minh Hoạt Sơn Cao Gia. Vị trưởng thôn này tên là Hổ Trân, là người đầu tiên đến vùng Kim Cương Sơn và trở thành tổ tiên của dòng họ Tiết[2] ở Tập Bỉ Bộ.

Sáu vị trưởng thôn đều từ trên trời hạ giói.

Vào một ngày đầu tháng Ba năm ấy, sáu vị trưởng thôn đều dẫn theo gia đình tập hợp ở đồi Át Xuyên để bàn luận.

"Trên chúng ta không có vua, tự cai quản thôn ấp, việc trăm họ ăn choi và hành động tùy ý là chuyện hệ trọng. Bây giờ, chúng ta nên tìm người tài đức làm vua, sáp nhập sáu thôn lại thành một nước và định đô ấp, các vị thấy thế nào?"

Tất cả đều đồng ý và đi lên đỉnh núi cao để quan sát khắp nol. Sau khi quan sát, họ thấy có một cái giếng tên gọi là La Tỉnh dưới núi Dương Sơn ở phía nam. Bên thành giếng có một luồng ánh sáng phát ra tựa như ánh sáng của tia chớp, trông có vẻ thần bí. Bên cạnh đó có một con ngựa trắng tinh đang quỳ và cúi lạy.

Tất cả mọi người đều lấy làm lạ và chạy đến bên cái giếng. Khi đến nơi thì họ thấy có một quả trứng

khổng lồ liên tục phát ra ánh sáng. Con ngựa thấy mọi người tập trung đến thì hí lên một tiếng thật dài rồi bay thẳng lên trời.

Mọi người bổ quả trứng ra thì thấy bên trong quả trứng có một bé trai khôi ngô tuấn tú. Ai nấy đều lấy làm lạ và mang đứa bé đến dòng suối ở phía đông để tắm rửa cho sạch sẽ. Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, toàn thân đứa bé phát ra ánh sáng lấp lánh. Ngay sau đó, tất cả các loài chim kéo nhau về múa hát, đất trời rung chuyển, mặt trời và mặt trăng chiếu sáng khắp thế gian. Mọi người đặt tên cho cậu bé là Hách Cư Thế và tên gọi trịnh trọng hơn là Cư Thực Hàn. Hách Cư Thế có nghĩa là cai trị thế gian bằng ánh sáng lấp lánh, còn Cư Thực Hàn là cách gọi tôn đứa bé lên làm vua.

Tất cả mọi người tranh nhau chúc mừng và nói:

"Bây giờ Ngọc Hoàng đã cho con trai xuống hạ giói, vậy chúng ta hãy


đi tìm hoàng hậu tài đức cho nhà vua."

Thế nhưng đúng hôm đó, ở một cái giếng có tên gọi là Át Anh Tỉnh, thuộc Sa Lương Lí, xuất hiện một con rồng có hình dạng giống như con gà đã sinh ra một bé gái từ bên sườn trái. Bé gái do rồng sinh ra có gương mặt rất xinh đẹp nhưng lại có một miếng thịt thừa nhỏ. Miếng thịt thừa trông giống như cái mỏ gà. Thế rồi mọi người mang bé gái đến dòng suối phía bắc Nguyệt Thành để tắm rửa cho sạch. Tắm xong, cái mỏ gà trên mặt bé gái rụng mất, gương mặt cô bé trở nên vô cùng xinh đẹp. Từ đó, người ta gọi dòng suối ấy là Bát Xuyên. Bát Xuyên có nghĩa là dòng suối làm sạch những thứ dơ bẩn xấu xí.

Sau đó, mọi người lập cung điện ở phía tây chân núi nam để nuôi dưỡng hai đứa trẻ linh thiêng. Bé trai sinh ra từ quả trứng, quả trứng trông giống như cái gàu múc nước làm bằng quả bầu nậm nên người

ta lấy chữ Phác làm họ cho đứa bé. Vì những người làm nông đều gọi quả bầu nậm dùng để làm gàu múc nước là pakW. Bé gái sinh ra ở Át Anh Tỉnh nên người ta đặt tên cho bé gái là Át Anh.

Khi hai thánh nhân lên mười ba tuổi, mọi người tôn bé trai là vua, còn bé gái là hoàng hậu và đặt tên nước là Từ La Phạt. Từ La Phạt gọi tắt là Từ Phạt. Có người còn gọi Từ La là Tư La hay Tư Lô. Nhà vua được sinh ra ở giếng Kê Tỉnh nên có người còn gọi tên nước là Kê Lâm Quốc. Như vậy có nghĩa La Tỉnh còn được gọi là Kê Tỉnh. Người ta còn gọi con rồng có hình gà đã sinh ra hoàng hậu là Kê Long. Có lẽ người ta gọi là Kê Long bởi vì Kê Long đã mang lại điều tốt lành. Lại có người kể rằng vào thời Thoát Giải Vương, khi Kim Át Trí ra đời thì gà gáy trong rừng nên nhà vua đã đặt tên nước là Kê Lâm. Một thời gian sau, đất nước mói đổi tên thành Tân La.

 

Hách Cư Thế Vương trị vì đất nước trong vòng sáu mưoi mốt năm rồi trở về trời. Sau khi nhà vua qua đời được bảy ngày thì thi thể rơi xuống trần gian. Sau đó, hoàng hậu cũng lìa trần.

Mọi người định tổ chức tang lễ cho nhà vua và hoàng hậu cùng một noi thì bỗng nhiên có một con rắn khổng lồ xuất hiện cứ đi theo và ngăn cản. Không còn cách nào khác, người ta phải chia thi thể nhà vua và hoàng hậu làm năm phần để tổ chức tang lễ. Chính vì vậy mà nhà vua và hoàng hậu có tới năm ngôi mộ. Vì có năm ngôi mộ nên người ta gọi là Ngũ Lăng. Và vì con rắn ngăn cản mà thành như vậy nên trên mộ có ghi chữ Xà hay Xà Lăng.

Sau đó, Nam Giải Vương đã nối ngôi vua cha Hách Cư Thế Vương.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/83679


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận