Tài liệu: Đô thị cổ Marrakesh

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trên quảng trường “Trảm quyết” rộng lớn, trung tâm đô thị cổ Marrakesh vô cùng náo nhiệt với những người đi tham quan lẫn những người bán hàng. Không nơi nào trên hành tinh chúng ta lại có sự hòa trộn giữa các dân tộc hỗn tạp hơn ở nơi đây.
Đô thị cổ Marrakesh

Nội dung

Đô thị cổ Marrakesh

Trên quảng trường “Trảm quyết” rộng lớn, trung tâm đô thị cổ Marrakesh vô cùng náo nhiệt với những người đi tham quan lẫn những người bán hàng. Không nơi nào trên hành tinh chúng ta lại có sự hòa trộn giữa các dân tộc hỗn tạp hơn ở nơi đây. Nơi đây có con cháu của nhũng người nô lệ châu Phi xích đạo, có cả con cháu của người Barber, có cả dòng dõi Pháp - Ả Rập, dân du mục Ả Rập và cả những người theo đạo Do Thái.

Từ những đợt di dân xa xưa, những người Barber thượng võ đã liên kết lại với nhau lập ra vương triều Almoravid, xây dựng hoàng cung vào thế kỷ XI, và xây dựng các thánh đường, cung điện tráng lệ, nhà cửa không ngừng mọc lên. Đô thị Marrakesh ra đời từ đó. Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, người ta cho đào kênh, hồ chứa nước tạo nên một hệ thống thủy lợi tưới nước cho những cánh đồng. Cũng do vậy mà đô thị Marrakesh đã biến thành khu vườn đầy hoa. Ngôi đền nổi tiếng nằm ở trung tâm mặt bằng hình ngũ giác của thánh địa Marrakesh là thánh đường “Thứ sáu”. Ở đây còn có ngọn tháp 6 cạnh cao tới 70m được trang trí hoa văn hình dây cuốn và văn tự tượng hình Ả Rập. Ngọn tháp được xây dựng theo lệnh của Iakub Mausus, trông giống như La Hiralda ở Sivilia và tháp Hasan ở Rabat.

Ngôi đền lâu đời nhất ở Marrakesh được gọi là Thánh đường Aliben Iasupha, nổi bật lên bởi bộ mái tao nhã và ngọn tháp chuông xinh xắn. Trong thế kỷ XIX, ngôi đền này được trùng tu sửa chữa nhiều lần, thay đổi hình dạng, đến nỗi người ta ngỡ là kiến trúc mới.

Các lãnh chúa dưới triều Xaadid đã xây cho mình một lăng mộ cạnh Thánh đường, El-Mansur. Khu lăng mộ này được xây dựng lại vào thế kỷ XVI và mãi tới năm 1917 được khai quật. Phần nằm phía trong các mộ đều được trang trí bằng các tranh ghép sứ màu lộng lẫy, tượng thạch cao. Một số đồ dùng làm bằng gỗ bá hương trông chẳng khác gì các cổng ra vào của trường dòng Bell Insepha làm bằng những tấm đá trắng lấp lánh, được viền bằng loại gỗ mun đen nhánh. Bộ mái của ngôi trường Hồi giáo này chuyển từ hình tứ giác sang hình bát giác, đặt trên những hàng cột. Những công trình kiến trúc thời Trung cổ mang chức năng trường học hoặc là nơi cứu tế xã hội, những người khiếm thị sống trong đó được cấp khẩu phần ăn.

Ngay từ thời thực dân Pháp thống trị Morocco, các di tích Hoàng cung của đô thị cổ Marrakesh đã bị phá hủy nhiều, không còn lại bao nhiêu. Song những gì còn lại gợi cho người ta nhớ về một thời vàng son của đô thị cổ này, khi mà Morocco trở thành một quốc gia Hồi giáo độc lập, hùng mạnh của Bắc Phi.

Đô thị Marrakesh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1985.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4126-02-633704833640225000/Ma-Roc/Do-thi-co-Marrakesh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận