Định hướng xã hội đầu tiên của trẻ
Người mẹ đứng ở ngọn nguồn một phẩm chất vô cùng quan trọng của mỗi người lớn - đó là khả năng định hướng đúng trong môi trường xã hội. Chúng ta là ai, chúng ta là những người thế nào, chúng ta có tác động qua lại như thế nào với các thành viên khác của xã hội, chúng ta được phép làm gì - những điều đó và nhiều điều khác nữa giúp cho con người sống một cuộc sống đầy đủ giá trị. Và dao động có kết quả phụ thuộc nhiều vào mức độ đúng đắn sự định hướng xã hội của đứa trẻ hồi nó còn nhỏ.
Nơi đứa trẻ có được những khái niệm đầu tiên về “sự không đồng nhất” xã hội là ở trong gia đình: bố nó và mẹ nó chịu trách nhiệm khác nhau về công việc ở nhà và công việc chăm sóc nó. Nếu nó lại có cả anh chị em, ông bà, cô chú... nó sẽ rất mau chóng hiểu được đâu là điểm chung, đâu là điểm riêng của mỗi người tuỳ theo nhiệm vụ từng người trong gia đình. Tiếp đó, qua thái độ người lớn đối với nhau, nó hiểu ai phụ thuộc ai, như vậy có đúng không, và nếu không đúng, nó sẽ đứng về phía kẻ yếu (hoặc kẻ mạnh - tuỳ theo cách xử sự của bạn với con bạn).
Không nên phát triển ở đứa trẻ ảo tưởng rằng nó là nhân vật chính trong gia đình. Ảo tưởng ấy có thể khiến nó có quan niệm không đúng về vị trí của nó trong cuộc sống và nó sẽ rất gay go khi biết rằng ở trường nó phải vâng lời người trên, không được bắt nạt trẻ khác; nó phải học giỏi đều các môn, mặc dù có môn nó không thích... Đồng thời, cũng không nên phát triển ở trẻ quan niệm “mọi người đều như nhau” sau này nó sẽ thấy cần giúp đỡ kẻ yếu hơn nó, phụ nữ và người già.
Đồng thời với những khái niệm xã hội đầu tiên, đứa trẻ còn cần có những khái niệm đầu tiên về công bằng và bất công, về điều thiện và điều ác, về luân lý đạo đức. Người đầu tiên cho đứa trẻ tất cả những khái niệm đó lại vẫn là người mẹ.
Người mẹ là khởi đầu của mỗi gia đinh bởi vì tất nhiên đứa trẻ lắng nghe trước hết là người mẹ, chỗ dựa chính của nó là người mẹ. Mẹ dạy nó những bài học đầu tiên trong cuộc đời. Đó chính là lý do vì sao người mẹ cần chú ý tới các nhu cầu của con, dẫn dắt con “từng bậc” của sự định bướng xã hội, từ điều đơn giản “ta không muốn, nhưng ta phải làm”, từ việc dạy cho nó những điều lớn lao.