ĐI VÀO THẾ GIỚI NGUYÊN TỬ
Học thuyết nguyên tử là tư tưởng quan trọng do các nhà triết học cổ Hy Lạp đưa ra. Theo tiếng Hy cạp từ ''nguyên tử'' có nghĩa là không thể chia cắt được. Về sau này, một người La Mã là Lucretius đã dùng mấy câu thơ sau đây để miêu tả điều đó.
Cấu tạo nên vật chất
Các hạt nhỏ ban đầu
Dù sức mạnh nghìn cân
Cũng không nghiền nát được.
Với sự phát hiện điện tử và tính phóng xạ, qua các nghiên cứu sâu sắc hơn, bước vào thế kỷ XX, người ta đã bước đầu vứt bỏ quan niệm cũ về sự không thể chia cắt các nguyên tử và đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề cấu tạo nguyên tử.
Vào năm 1904, Thomson đã lần đầu tiên đưa ra mô hình được gọi là mô hình “bánh bao nhân hồ đào”. Ông cho rằng nguyên tử là một quả cầu nhỏ. Ở bên trong quả cầu là một khối lượng lớn điện tích dương, xung quanh có các khối lượng nhỏ điện tích âm. Số điện tích âm và điện tích dương bằng nhau nên nguyên tử trung hoà về điện. Vào năm 1920 một nhà vật lý khác là Rutherford cùng các trợ thủ dã tiến hành thí nghiệm dùng hạt làm đạn để bắn phá một tấm platin và thu được kết quả bất ngờ. Theo dự liệu của Rutherford vì hạt có khối lượng lớn hơn khối lượng điện tử đến hơn 7000 lần thì đương nhiên là khi bắn hạt vào lá platin, hạt phải xuyên qua từng phát một. Thế nhưng theo kết quả thực nghiệm khi bắn phá tám nghìn đến một vạn hạt thì một hạt bị dội trở lại (có sự tán xạ). Điều đó không khác gì khi dùng đạn pháo bắn vào một tờ giấy mà viên đạn phao lại bị dội ngược trở lại. Từ đó Rutherford cho rằng bên trong nguyên tử ắt có một hạt nhân nguyện tử, hạt nhân này chỉ chiếm một thể tích bằng l/10 tỷ thể tích nguyên tử nhưng lại chiếm đến 99,99% khối lượng nguyên tử. Các điện tử chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử như Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Do đó người ta đã gọi mô hình nguyên tử của Rutherford là mẫu nguyên tử hành tinh.
Về sau này qua nhiều thí nghiệm tinh vi hơn, người ta thấy các điện tử chuyển động quanh hạt nhân hết sức đặc biệt, nó không giống như các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo cố định mà có hình ảnh giống như sóng nước, tức là có tính chất sóng, nhưng cũng có tính chất hạt. Vì vậy, vào năm 1913 nhà vật lý học người Đan Mạch là Bor đã dựa vào các kết quả thí nghiệm đương thời đề xuất một mô hình nguyên tử mới. Về sau trải qua nhiều cải tiến, thay đổi cuối cùng dựa vào mô hình đã giải thích được nhiều tính chất như tính chất chu kỳ của các nguyên tố và những hiện tượng khác về nguyên tử, nhờ đó loài người tiến sâu thêm được một bước vào bên trong thế giới nguyên tử, mở cánh cửa lớn để tìm hiểu bí mật thế giới.