Tài liệu: Lọng Mặt Trời - ngọn đèn trên không trung

Tài liệu
Lọng Mặt Trời - ngọn đèn trên không trung

Nội dung

LỌNG MẶT TRỜI-NGỌN ĐÈN TRÊN KHÔNG TRUNG 

Không có ánh sáng, loài người sẽ không tồn tại được. Mặt Trời là nguồn phát ra ánh sáng chủ yếu Mặt Trời cho chúng ta ánh sáng, nắng ấm và hy vọng ước mơ ngàn đời của loài người là làm thế nào điều khiển được ánh sáng Mặt Trời để soi sáng đêm đen. Vào ngày 4/2/1933, lần đầu tiên người Nga đã thành công trong việc tạo ra chiếc lọng Mặt Trời từ trời cao để phản xạ ánh sáng Mặt Trời về hướng Trái đất. Lần đầu tiên loài người đã thí nghiệm thành công ''chiếc đèn trời''.

Ta biết rằng Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng, ánh sáng Mặt trăng mà chúng ta nhận được chính là ánh sáng Mặt Trời phản xạ. Các nhà khoa học đã vận dụng nguyên lý Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời để thiết kế một chiếc lọng dày 5 micromet bằng sợi polyeste để làm gương phản xạ và gọi là ''long Mặt Trời'' (gọi tắt là lọng không trung) rồi dùng con tàu vu trụ để ''treo'' nó lên khoảng không xa xôi, chiếc lọng sẽ phản xạ ánh sáng Mặt Trời và chiếu vào những khu vực cần thiết, khiến cho những nơi đây ban đêm biến thành ban ngày. Với chiếc lọng khổng lồ có đường kính gần 22m được treo cao cách mặt đất 320 km sẽ phản xạ ánh sáng về một khu vực trên mặt đất. Chiếc long khổng lồ này đã phản xạ về các khu vực ở Châu Âu bằng một vầng sáng rộng gần 10 km, có độ sáng bằng hai ba lần ánh sáng trăng, theo hướng từ Nam đến Bắc từ Rian, Rinava, Pelni, Munimo và Belarussia. Lần này ngọn đèn trời đã đem ánh sáng Mặt Trời chiếu về phía Mặt đất ở đối diện với Mặt Trời trong còng 6 phút. Thí nghiệm đã thành công rực rỡ. Sau thí nghiệm kết thúc, chiếc long đã tự phân huỷ, hoàn thành sứ mạng thần thánh.

Thí nghiệm đèn trời thành công có ý nghĩa ngang tầm với việc ngày xưa Colombo tìm ra châu Mỹ. Nó mở đầu cho một phương hướng hoàn toàn mới trong việc lợi dụng ánh sáng Mặt Trời vào mục đích chiếu sáng bước vào thời đại dùng nguồn sáng từ ngọn đèn không trung, ngọn đèn trời. Các nhà khoa học đang ra sức chế tạo chiếc long có đường kính hàng trăm mét, có tính năng tốt. Hy vọng đến cuối thế kỷ sẽ có những chiếc lọng khổng lồ làm thành ngọn đèn trời đem lại ánh sáng cho con người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/547-02-633341008038710000/Anh-sang-va-mau-sac/Long-Mat-Troi---ngon-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận