NGƯỜI TA NHÌN THẤY MỌI VẬT BẰNG ÁNH SÁNG PHẢN XẠ
Mắt người không tự phát ra ánh sáng, mà chỉ nhận ánh sáng từ các vật gửi đến. Người ta có thể nhìn thấy mọi vật muôn màu, muôn vẻ là do đã nhận ánh sáng phản xạ từ vật đó.
Mọi vật thể quanh ta, cho dù là trong suốt hay không trong suốt đều ít nhiều phản xạ ánh sáng từ các nơi chiếu tới. Do các vật thể có bề mặt ít nhiều trơn bóng khác nhau, nên nức độ phản xạ cũng có khác nhau. Giả sử trên mặt bàn đặt trong căn phòng tối, ta đặt một cái gương, trên mặt gương ta lại đặt một tờ giấy trắng. Dùng một đèn pin chiếu lên mặt gương, ta có thể thấy ánh sáng phản xạ nên mặt gương và tờ giấy trắng, ta sẽ thấy tờ giấy trắng được chiếu sáng hoàn toàn, còn mặt gương thì rất tối. Theo lẽ thường thì gương phản xạ ánh sáng tốt hơn tờ giấy trắng, tại sao tờ giấy lại sáng hơn tấm gương? Nguyên do là bề mặt tờ giấy có nhiều lỗ nhỏ có mức độ lồi lõm khác nhau, ánh sáng từ bên ngoài chiếu tới sẽ bị các chỗ lồi lõm khác nhau trên mặt giấy sẽ phản xạ đi khắp nơi, người ta gọi đó là hiện tượng phản xạ khuếch tán. Các nhà khoa học bày tỏ rằng người ta có thể nhìn thấy mọi vật, phân biệt hình dáng độ to nhỏ khác nhau của các vật là nhờ ánh sáng phản xạ khuếch tán. Do mặt gương hết sức bằng phẳng nên với mọi ánh sáng chiếu tới, nó không thể phản xạ đi mọi hướng mà tia phản xạ chỉ theo một hướng xác định, người ta gọi đó là mặt gương phản xạ. Nếu chúng ta dùng đèn pin chiếu vào mặt gương, do mặt gương phản xạ chiếu tập trung ánh sáng phản xạ vào một phương xác định không đi vào mắt người quan sát vì vậy trông sẽ rất tối. Còn mặt giấy do đã gửi ánh sáng phản xạ khuếch tán đi mọi hướng ánh sáng từ bóng đèn pin chiếu tới trong đó có một phần đến được mắt ta, khiến ta thấy tờ giấy được chiếu sáng rõ ràng. Đương nhiên nếu chúng ta đứng về phía đối diện của ngọn đèn pin để quan sát mặt gương, bấy giờ do mặt gương phản xạ ánh sáng tốt hơn tờ giấy, nên mặt gương sẽ sáng hơn tờ giấy rất nhiều.
Ánh sáng phản xạ đã cung cấp cho chúng ta hình ảnh muôn màu của giới tự nhiên, khiến cho các vệ tinh nhân tạo từ khoảng không xa lắc có thể ghi được khoáng vật và rừng rậm trên mặt đất ước lượng sản lượng nông phẩm. Nhưng cũng có lúc người ta muốn giảm bớt ánh sáng phản xạ. Ví dụ để ánh sáng đi vào ống kính cua máy ảnh càng nhiều, người ta phải giảm bớt sự phản xạ của ánh sáng lên bề mặt của ống kính, để chất cảm quang ở đáy máy ảnh nhận được nhiều ánh sáng hơn.