Tài liệu: Bậc thầy về trang điểm trong giới tự nhiên - ánh sáng

Tài liệu
Bậc thầy về trang điểm trong giới tự nhiên - ánh sáng

Nội dung

BẬC THẦY VỀ TRANG ĐIỂM TRONG GIỚI TỰ NHIÊN - ÁNH SÁNG

 

Trong giới tự nhiên màu sắc và ánh sáng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ánh sáng là bậc thầy về trang sức trong giới tự nhiên.

Thường ngày chúng ta thấy ánh sáng Mặt Trời có màu trắng. Thực tế ánh sáng là do bảy màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tổ hợp thành. Điều đó đã được Newton chỉ ra từ năm 1666. Khi có một tia sáng Mặt Trời lọt vào một căn phòng tối, ta đặt một lăng kính tam giác tại điểm mà tia sáng chiếu sáng, sau khi vết sáng đã truyền qua lăng kính, bạn đặt một tờ giấy trắng ở đáy của lăng kính với một góc nghiêng thích hợp bạn sẽ thấy một băng sáng 7 màu rất đẹp giống như bảy sắc của cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.

Vì sao dưới ánh sáng trắng của Mặt Trời các vật thể lại thể hiện dưới các màu khác nhau? Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một vật nào đó một phần ánh sáng bị phản xạ trên bề mặt vật thể, một phần ánh sáng bị vật thể hấp thụ, một phần ánh sáng sẽ truyền qua vật thể. Nếu vật thể là chất không trong suốt thì màu sắc cửa vật thể do các tia phản xạ quyết định. Nếu vật thể phản xạ cả bảy màu của ánh sáng Mặt Trời vật sẽ có màu trắng. Trái lại nếu vật thể lại hấp thụ tất cả bảy màu của ánh sáng Mặt trời, vật sẽ có màu đen. Cà chua chín có màu đỏ vì nó phản xạ ánh sáng màu đỏ và hấp thụ ánh sáng có bước sóng khác. Nếu bạn đem quả cà chua nhìn dưới ánh sáng đèn màu xanh, tình hình sẽ khác hẳn do quả cà chua phản xạ ánh sáng màu đỏ, mà dưới ánh sáng xanh không có màu đỏ nên cà chua sẽ hấp thụ ánh sáng màu xanh và quả cà chua sẽ có màu đen. Điều đó chứng tỏ màu sắc của các vật thể không trong suốt phụ thuộc ánh sáng chiếu nó. Đó là vấn đề rất được chú ý trong hội hoạ và mực in.

Đối với vật trong suốt, màu của nó phụ thuộc màu của ánh sáng truyền qua. Thuỷ tinh màu xanh có màu xanh do kết quả nó để ánh sáng màu xanh truyền qua các bóng đèn trang trí có màu màu sắc ánh sáng bóng đèn phát ra không phải là màu do ngọn đèn phát ra mà là nhàu của thuỷ tinh chế tạo bóng đèn, còn ánh sáng do đèn phát xạ vẫn như ánh sáng của các loại đèn thường. Còn với bóng đèn thường thì màu ánh sáng đèn vẫn gần giống ánh sáng Mặt trời. Cũng cùng lý do tương tự người ta gọi các kính lọc ánh sáng trong máy ảnh là để ánh sáng màu đó truyền qua mà không phải là lọc bỏ loại ánh sáng đó.

Với các chất phát quang, màu sắc do màu ánh sáng phát quang quyết định. Khi đốt nóng, đốt cháy một chất ở nhiệt độ nhất định vật đó sẽ phát ra ánh sáng đó là sự bức xạ nhiệt. Vật chất có thể phát bức xạ nhiệt ở bất kỳ nhiệt độ nào nhưng mắt ta chỉ nhìn thấy ánh sáng trong miền nhìn thấy. Sợi đất Wolfram khi đốt nóng ở nhiệt độ thấp sẽ phát  ra các bức xạ hồng ngoại mắt ta không nhìn thấy được. Khi nhiệt độ lên đến 500oC sẽ thấy màu đỏ tối, khi nhiệt độ lên đến 1.500oC sẽ phát ra ánh sáng gần giống ánh sáng trắng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/547-02-633341006264803750/Anh-sang-va-mau-sac/Bac-thay-ve-trang-diem...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận