Tài liệu: Nước suối Hổ Pháo Tuyền và sức căng bề mặt

Tài liệu
Nước suối Hổ Pháo Tuyền và sức căng bề mặt

Nội dung

NƯỚC SUỐI HỔ PHÁO TUYỀN VÀ SỨC CĂNG BỀ MẶT 

Ở một quán trà Hổ Pháo Tuyền thuộc thành phố Hàng Châu, một đoàn du khách đang chăm chú xem các nhân viên phục vụ diễn trò. Trên bàn có bày nhiều cốc chứa đẩy nước suối Hổ Tuyền. Cô nhân viên phục vụ nhẹ nhàng bỏ vào cốc một đồng tiền kim loại, cô bỏ liên tiếp nhiều đồng tiền vào cốc, nước dâng cao khỏi thành cốc mấy milimet mà không tràn ra ngoài. Xem đến đây du khách ngạc nhiên kêu lên. Nước suối Hổ Tuyền đầy mà không tràn là do trong nước suối chứa nhiều muối khoáng nên nước có sức căng bề mặt đặc biệt lớn.

Với các chất lỏng, các phân tử ở lớp mặt phân bố thưa hơn ở bên trong chất lỏng nhiều, lực hút và lực đẩy giũa các phân tử ngoài mặt so với bên trong đều yếu hơn, nhưng lực đẩy yếu hơn nhiều. Vì vậy giữa các phân tử ở lớp bề mặt có lực hút lẫn nhau, loại lực hút này gọi là sức căng bề mặt, chính sức căng bề mặt đã tạo nên một màng mỏng có tính đàn hồi. Lấy một chiếc kim khâu thả nhẹ nhàng lên mặt nước, cái kim sẽ nổi lên mặt nước. Chính lớp màng mỏng đàn hồi trên mặt nước đã giữ không cho cây kim khâu chìm xuống nước.

Một tác dụng của sức căng bề mặt là luôn có xu không giảm điện tích bề mặt của chất lỏng. Ta thử dùng một dây thép mảnh uốn thành một khung tròn, ta căng ngang giữa không một sợi chỉ vải buộc chùng, nhúng khung vào dụng dịch nước xà phòng rồi lấy khung ra. Trên khung dây sẽ tạo một màng mỏng nước xà phòng. Nếu ta dùng kim chọc thủng màng xà phòng ở bên trái sợi dây vải, dưới tác dụng của sức căng bề mặt của màng mỏng ở bên phải sợi dây vải, sợi dây vải sẽ bị kéo về phía bên phải thành một vòng cung đến đủ căng sợi dây thì ngừng co kéo sợi dây vải. Nếu lại chọc thủng màng lỏng xà phòng ở phía trái sợi dây thì sợi đây vải lại bị kéo co thành vòng cung về phía bên trái. Nếu nhỏ một giọt nước lên lá sen, giọt nước sẽ không dính vào lá sen, giọt nước sẽ có dạng hình cầu. để giảm diện tích bề mặt đến mức nhỏ nhất, sẽ óng ánh như một giọt ngọc. Nếu lại nhỏ giọt nước trên tờ giấy, giọt nước sẽ dính và thấm qua giấy. Nhưng nếu lại nhỏ giọt nước lên giấy sáp, thì tình hình cũng giống như với lá sen.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/543-02-633338505191053750/Dong-va-tinh/Nuoc-suoi-Ho-Phao-Tuyen-va-su...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận