Tài liệu: Băng phiến biến đi đâu? Sự thăng hoa

Tài liệu
Băng phiến biến đi đâu? Sự thăng hoa

Nội dung

BĂNG PHIẾN BIẾN ĐI ĐÂU? SỰ THĂNG HOA 

Các viên băng phiến chống nhạy trong tủ quần áo, sau mấy tháng đã không cánh mà bay đi mất. Thực ra thì viên băng phiến không phải rời đi đâu mất. Mỗi khi bạn mở tủ áo, bạn ngửi thấy mùi thơm hắc, đó là do băng phiến đã biến thành hơi.

Chất lỏng muốn biến thành chất khí phải trải qua đun sôi. Băng phiến là chất rắn, tại sao có thể biến trực tiếp thành khí? Mọi người đều biết các phân tử vật rắn sắp xếp có qui tắc, tuyệt đại đa số các phân tử chất rắn chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng nào đó. Thế nhưng các phân tử ngoài mặt của vật rắn, có phân tử có chuyển động tốc độ lớn có thể thoát khỏi lực hút cửa các phân tử lân cận, ra khỏi bề mặt của vật rắn và trở thành phân tử khí. Phần lớn các phân tử ở thể rắn, chỉ có số ít phân tử ở thể khí và bay đi mất. Với băng phiến thì tình hình có khác, toàn bộ các phân tử băng phiến có thể thành khí. Các phân tử băng phiến không ngừng bay vào không khí, tràn ngập các ngóc ngách của tủ áo nên có tác dụng ngăn ngừa nhạy.

Vật chất từ trạng thái rắn trực tiếp biến thành thể khí được gọi là sự thăng hoa. Vào lùa đông, ở các xứ lạnh, nước ở quần áo ẩm trên dây phơi ngoài trời sẽ đóng băng, thế nhưng băng đóng trên áo quần ẩm có thể khô đi, đó là do băng trên quần áo đã trực tiếp thăng hoa thành hơi nước và bay đi mất.

Các chất khí cũng có thể trực tiếp biến thành chất rắn. Vật chất từ trạng thái khí biến thành trạng thái rắn gọi là sự đông đặc. Vào những buổi sớm mùa đông, ở các xứ lạnh, thường xuất hiện các giọt sương muối, đó là do hơi nước trong không khí trực tiếp kết tinh mà thành. Vào những đêm trời lãnh lẽo, trên cửa kính thường có đóng một lớp bông tuyết. Đó là do nhiệt độ kính cửa sổ tương đối thấp, hơi nước trong không khí sẽ trực tiếp đông kết thành băng bám vào kính cửa sổ.

Bóng đèn điện dùng lâu ngày sẽ bị đen. Đó là do sợi tóc đèn bằng Wolfram khi có dòng điện chạy qua, bị đốt nóng đến nhiệt độ cao, các phân tử Wolfram rất dễ bị bay hơi gây hiện tượng thăng hoa. Đám hơi Wolfram gặp thành bóng thuỷ tinh có nhiệt độ thấp sẽ đông kết lại, bám vào thành bóng thủy tinh. Ngày qua, tháng lại bóng đèn sẽ bị đen.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/545-02-633340994681053750/Nong-va-lanh/Bang-phien-bien-di-dau-Su-tha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận