ÁP LỰC CỦA KHÔNG KHÍ
Ban đầu người ta cho rằng không khí không có trọng lượng nên không có áp suất. Vào năm 1642 nhà khoa học Toricelli đã đề xuất việc khí quyển có áp suất và đo áp suất khí quyển. Bốn năm sau, Pascal đã tiến thêm một bước bằng thực nghiệm, áp suất khí quyển sẽ giảm khi tăng độ cao.
Để chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển vào ngày 8 – 5 - 1654, thị trưởng thành phố Magdebourg ở nước Pháp là Otto.von.Guericke đã làm một thí nghiệm gây chấn động toàn thế giới. Ông chế tạo hai bán cầu rỗng bằng đồng, đường kính 37cm, có thể áp khít hai bán cầu vào nhau. Để ngăn ngừa sự rò khí chỗ bề mặt tiếp giáp hai bán cầu người ta bôi sáp và dầu thông. Tại một bán cầu có lắp một một cái vòi, nhờ cái vòi người ta có thể hút không khí ra ngoài. Dùng bơm chân không để hút không khí trong hai bán cầu. Sau đó dùng hai nhóm ngựa kéo hai bán cầu về hai phía ngược nhau. Kết quả là phải dùng 8 đôi ngựa mới kéo được hai bán cầu rời ra khỏi nhau. Thế nhưng nếu mở vòi hút khí và cho không khí vào hai bán cầu thì không cần sức cũng có thể gỡ hai bán cầu ra khỏi nhau. Đó chính là bán cầu “Magdebourg'' nổi tiếng thế giới. Thí nghiệm chứng minh một cách sinh động cho mọi người rằng bầu khí quyển không chỉ tồn tại áp suất mà còn lớn đến kinh người.
Thí nghiệm có chứng minh áp suất khí quyển tương đương với áp suất một cột thuỷ ngân cao 76cm. Khi thời tiết thay đổi thì áp suất không khí cũng thay đổi, vì vậy đo áp suất khí quyển là một trong nhưng cơ sở quan trọng để dự báo thời tiết. Thông thường để được tiện lợi, người ta lấy áp suất của cột thuỷ ngân 76cm làm tiêu chuẩn đo áp suất khí quyển. Tiêu chuẩn của áp suất khí quyển bằng 1,0336kg/cm2. Điều đó chứng tỏ rằng với diện tích gần bằng đầu ngón tay trỏ chịu một áp suất khí quyển gần bằng 1kg. Giả sử điện tích toàn thân của mỗi người gần hai vạn centimet vuông thì cơ thể chúng ta chịu đựng một áp lực đến hai vạn kilogam. Hàng ngày chúng ta không hề cảm thấy sức ép không khí lên người vì do trong cơ thể người có áp suất tương đương cân bằng lại.
Khi lên cao, áp suất không khí ngày càng giảm. Các nhân viên phi hành đưa vào nguyên lý đó để chế tạo máy đo độ cao, loại máy đo độ cao này thực tế chính là máy đo áp suất không khí. Chỉ cần đo áp suất không khí bên ngoài không trung, người ta có thể đọc được độ cao tương ứng.