BÍ MẬT CỦA NỒI CAO ÁP: TĂNG NHIỆT ĐỘ ĐIỂM SÔI
Vì sao khi nấu cơm bằng nồi cao áp, cơm chín nhanh hơn khi nấu cơm bằng nồi thường? Điều đó liên quan đến nhiệt độ sôi của nước.
Dùng nồi thường nấu cơm, trước hết ta đun cho nước sôi lên, khi nhiệt độ đạt gần 100oC, duy trì nhiệt độ một thời gian, cơm, sẽ được nấu chín. Sau khi nước sôi bên trong và bề mặt của nước sẽ xảy ra hiện tượng khí hóa rất mạnh, người ta gọi đó là sự sôi. Nhiệt độ để nước sôi người ta gọi là điểm sôi.
Nếu nhiệt độ trong nồi mà cao hơn 100oC thì thời gian nấu cơm có thể được rút ngắn nhiều. Thế nhưng với loại nồi thường, ta không thể nào tăng nhiệt độ cao hơn 100oC, bởi vì sau khi nước được đun sôi, nếu đun tiếp thì chỉ tăng nhanh được tốc độ khí hóa mà không tăng cao được điểm sôi của nước. Chỉ có nâng cao được điển sôi lưới có thể đưa nhiệt dộ trong nồi cao hơn 100oC. Làm thế nào để tăng cao được điểm sôi của nước.
Trước hết ta làm một thí nghiệm: Dùng một bình cầu chứa nửa bình nước. Miệng bình được nút kín bằng nút cao su có lắp một nhiệt kế và ống thủy tinh nối với một bơm khí nhỏ.
Dùng đèn cồn để đun sôi nước trong bình. Ta thấy khi nhiệt kế chỉ gần 100oC thì nước bắt đầu sôi. Từ đó nếu tiếp tục đun thì nước vẫn sôi và nhiệt độ cứng không tăng cao hơn được nữa. Sau đó dùng bơm nén khí để tăng áp suất trong bình cầu, và tiếp tục đun nóng ta sẽ thấy nước ngừng sôi, nhiệt độ của nước bắt đầu tăng cao. Điều đó chứng tỏ nhiệt độ sôi của nước tăng theo với áp suất trong bình.
Nồi cao áp dược chế tạo đưa vào nguyên lý đó. Miệng nồi được đóng kín bằng một vành nén có lắp vòng cao su đặc biệt không cho hơi nước bay thoát ra ngoài.Vì vậy khi đun nóng áp suất hơi nước trong bình tăng không ngừng, nhờ đó điểm sôi của nước được tăng cao.
Các nồi cao áp dùng trong gia đình thường giữ áp suất hơi nước đạt đến 1,3 atmosphere và điểm sôi của nồi có thể lên đến l08oC, nhờ đó cơm chín nhanh, tiết kiệm được nhiên liệu.
Nồi cao áp đầu tiên trên thế giới được phát minh vào năm 168l. Người phát minh là một bác sĩ kiêm vật lý học- kỹ sư cơ khí Denis Papin.