Tài liệu: Thước ánh sáng và năm ánh sáng

Tài liệu
Thước ánh sáng và năm ánh sáng

Nội dung

 

THƯỚC ÁNH SÁNG VÀ NĂM ÁNH SÁNG  

Trong đời sống thường ngày người ta dùng mét để đo độ dài. Đầu tiên người ta dùng một thành màu có độ dài bảng một phần mười triệu độ đài từ đường xích đạo đến Bắc cực để làm tiêu chuẩn, đặt tại Paris. Để tiện dụng người ta chế tác một thước mẫu bằng bạch kim làm nguyên mẫu mét chuẩn. Nhưng đo độ dài của đường chu vi Trái Đất rất khó đo đạc chính xác nên dùng nó làm cơ sở cho mét tiêu chuẩn cũng khó tránh khỏi sai số lớn, mặt khác mét tiêu chuẩn qua năm tháng cũng có thể bị biến dạng. Do sự phát triển khoa học kỹ thuật mét tiêu chuẩn này không đáp ứng được yêu cầu.

Thế nhưng liệu có thể tìm được loại thước nào đáp ứng được yêu cầu, vừa có độ chính xác cao, vừa không chịu ảnh hưởng của bên ngoài? Các nhà khoa học nghĩ đến ánh sáng. ánh sáng là một loại sóng, có bước sóng xác định. Vào tháng 10/1960, tại cuộc hội nghị đo lường quốc tế người ta quy định mét là độ dài bằng 1650763,73 lần độ đài bước sóng của bức xạ màu da cam do Kripton 86 phát ra trong chân không. Đó là tiêu chuẩn dùng bước sóng làm đơn vị chuẩn, người ta gọi đó là ''thước ánh sáng''. Thước ánh sáng có độ dài rất ngắn, độ chính xác rất cao. Một điểm vật chất có kích thước đến hàng chục vạn  thước ánh sáng, thậm chí hàng triệu thước ánh sáng. Muốn đo bằng đơn vị thước ánh sáng người ta phải dùng các máy “so sánh độ dài”.Vì vậy loại “thước ánh sáng” không thể dùng cho đo đạc trong sinh hoạt hàng ngày, mà chủ yếu dùng để đo trong các thí nghiệm khoa học cân độ chính xác rất cao.

Người ta còn dùng ''chữ số thiên văn'' để hình dung các số đặc biệt lớn. Bởi vì để đo đạc các khoảng cách trong thiên văn học thường phải dùng các số rất lớn nếu lấy mét làm đơn vị đo, thì số đó phải viết đầy cả trang giấy. Trong tình hình này, ánh sáng một lần nữa giúp ta tháo gỡ được khó khăn. Ánh sáng lan truyền với tốc độ rất lớn, vận tốc lan truyền của ánh sáng là 300.000 km/giây, chỉ cần 2,6 giây là ánh sáng có thể đo được từ Trái Đất đến Mặt trăng rồi quay trở về Mặt đất. Lợi dụng đặc điểm này của ánh sáng các nhà thiên văn học xác định ''năm ánh sáng'' để đo độ dài trong thiên văn học. 1 năm ánh sáng là quãng đường mà ánh sáng đi được trong khoảng thời gian một năm ước bằng 9,46 x 1012 km. Có được đơn vị năm ánh sáng, công tác nghiên cứu các hiện tượng thiên văn trở nên tiện lợi hơn nhiều.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/547-02-633341005862147500/Anh-sang-va-mau-sac/Thuoc-anh-sang-va-nam-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận