Tài liệu: Ấn Độ - Đế quốc Mughal

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chắt của Talnerlane là Bahar, với dòng họ ngoại là con cháu của vua Genghisz nổi tiếng,
Ấn Độ - Đế quốc Mughal

Nội dung

ĐẾ QUỐC MUGHAL

Chắt của Talnerlane là Bahar, với dòng họ ngoại là con cháu của vua Genghisz nổi tiếng, đã đến Ấn Độ vào năm 1526 theo lời yêu cầu của một nhà cai trị muốn cầu xin sự giúp đỡ của Bahar để đánh lại quân của Ibrahim Lodi, người cầm quyền cuối cùng tại vương quốc Delhi. Babar đã đánh bại Lodi ở Panipat, gần Delhi, và từ đó thành lập đế quốc Mughal ở Ấn Độ. Babar cai trị đến năm 1530, và được kế vị bởi con trai là Humayun, người đã tạo dựng những đặc điểm rõ nét đầu tiên cho đế quốc này.

Nhưng phải đến đời con của Hulnayun là Akbar Vĩ đại, người được mô tả như sự vinh quang của đế quốc, đất nước này dưới thực sự hưng thịnh. Akbar lên ngôi từ năm 1556 đến năm 1605 và đã mở rộng bờ cõi về phía Tây đến Atghanistan, về phía Nam đến sông Godavari. Mặc dù là một người theo Hồi giáo, Akbar là một nhà cai trị rộng lượng, và thậm chí ông đã hình thành một tôn giáo mới gọi là Din-i-Hahi, vốn là một sự pha trộn giữa Hồi giáo với đạo Hindu, Cơ đốc giáo, đạo Jaina và những tôn giáo khác. Ông đã lôi kéo những người Hindu bằng cách đưa họ vào những vị trí quan trọng trong quân sự và dân sự, và bằng cách lấy công chúa người Hindu.

Akbar được kế vị bởi con trai là Sailim, với vương hiệu là Jahangir. Trong thời gian trị vì (1605 - 1627), Jahangir đã củng cố những gì vua cha đã đạt được. Nền văn hóa của triều đình Mugal hưng thịnh dưới trướng của ông. Giống như ông cố của mình là Babar, ông rất quan tâm đến việc làm vươn, và nền hội họa cửa Mughal đã đạt đến đỉnh điểm trong thời kỳ của Jahangir. Jahnagir kết hôn với Nuur Jahan, 'Ánh sáng của Thế giới', năm 1611. Sau khi ông mất vào năm 1627, con trai là Shah Jahan đã lên kế vị. Ông thừa hưởng một đế quốc rộng lớn và giàu có, và đến giữa thế kỷ đây có lẽ là đế quốc lớn nhất thế giới, thể hiện một sự kiểm soát tập trung cao độ mà từ trước đến đó hiếm khi có được Shah Jahan đã để lại những di sản kiến trúc cực kỳ phong phú, trong đó có đền Taj Mahal và thành phố cổ Delhi, Shahjahanabad.

Bởi vì ông mất đột ngột vào năm 1658, một cuộc chiến giành ngôi đã nổ ra giữa bốn người con. Hai người mạnh nhất đang tiến tới ngai vàng là Dara Shikol, được hậu thuẫn bởi đám quý tộc và quan lại theo chính sách chiết trung của những triều vua trước, và Aurangzeb, được hậu thuẫn bởi những người có quyền lực với khuynh hướng biến đế quốc Mughal thành một đất nước Hồi giáo. Aurangzeb là người thắng cuộc, và mặc dù đế quốc Mughal đã được mở rộng vào đầu thời kỳ cai trị lâu dài của ông (1658 - 1707), đến cuối thế kỷ 17 đế quốc này bắt đầu bước vào giai đoạn tan rã.

Aurangzeb đã trở thành một đối tượng gây nhiều tranh cãi, và không có vương quốc nào trong lịch sử Ấn Độ lại làm tốn nhiều giấy mực như vậy. Ông đã được những nhà sử học Hồi giáo ngưỡng lnộ về việc ban hành luật Sharia và từ bỏ những chính sách của Akbar. Đối với những người Hindu, thường dân cũng như những nhà sử học thì ông là một người Hồi giáo cuồng tín. Cuối cùng, đế quốc rộng lớn này đã vượt khỏi tầm tay của ông, và sự bất mãn đã hình thành trong giới nông dân. Sau khi Aurangzeb mất vào năm 1707, nhiều nước chư hầu đã có những người cai trị riêng, và từ đó bắt đầu một giai đoạn gọi là những nước kế thừa. Đế quốc Mughal tồn tại đến năm 1857, nhưng những nhà cai trị của nó sau năm 1803 đã trở thành những người phục vụ cho Công ty Đông Ấn Độ. Vị hoàng đế cuối cùng là Bahadur Shah Zafar đã bị kết án vì tội cầm đầu cuộc nổi dậy vào năm 1857. Ông bị kết án tù và bị đưa đến Rangsoon, sống nốt quãng đời lưu vong còn lại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1952-02-633468718250468750/Lich-su/De-quoc-Mughal.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận