Tài liệu: “Họ lấy đâu ra tiền nhỉ?”

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có lẽ “họ” sẽ trả lời bạn rằng họ lấy ra từ những chỗ bạn không biết tiết kiệm. Mỗi gia đình đều có những yêu cầu riêng
“Họ lấy đâu ra tiền nhỉ?”

Nội dung

“Họ lấy đâu ra tiền nhỉ?”

Có lẽ “họ” sẽ trả lời bạn rằng họ lấy ra từ những chỗ bạn không biết tiết kiệm. Mỗi gia đình đều có những yêu cầu riêng, có phong cách kinh tế riêng nhưng dù thế nào cũng vẫn phải luôn nhớ một điều: nếu đã tiêu khoản này hơi nhiều, thì phải bớt khoản kia. Có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều lương cao, nhưng vẫn túng quẫn. Có những gia đình thu nhập thấp, nhưng vẫn đi xem phim, xem kịch, vẫn đi du lịch được. “Họ lấy đâu ra tiền nhỉ?” - người ở loại gia đình thứ nhất hỏi về người ở loại gia đình thứ hai. “Thì họ ăn nhậu hết rồi còn đâu, và không biết họ còn mặc những hộ quần áo sang trọng nào nữa, trong khi tôi mặc các áo khoác này đã bốn năm rồi - người ở loại gia đình thứ hai nói về người ở loại gia đình thứ nhất ấy thế nhưng chẳng ai muốn đổi chỗ cho nhau, dù chỉ trong một năm.

Nói thật ra thì bạn tiêu tiền vào việc gì, điều đó không quan trọng. Điều chủ yếu là việc chi tiêu thỏa mãn nhu cầu của mọi người trong gia đình. Bởi vậy, đôi vợ chồng trẻ nên tự quản lý kinh tế ngay lập tức. Thoạt đầu có thể bạn quản lý còn vụng về, chưa biết tiết kiệm. Nhưng dù sao các bậc cha mẹ chỉ nên góp ý kiến, chứ không quản lý hộ. Chúng tôi khuyên như vậy vì thế này: vợ chồng trẻ quản lý kinh tế sẽ có cảm giác thu nhập của họ quá ít, bởi vậy, họ mau chóng biết tiết kiệm, còn những bạn trẻ đưa tiền cho bố mẹ rồi phó mặc mọi chuyện, lại tin rằng mình thu thập khá nhiều, nên thường đòi hỏi bố mẹ những điều không thể thực hiện nội.

Trong gia đình trẻ, người quản lý tài chính có thể là chồng hay vợ cũng được. Cái chính là hai người đều thấy thoải mái, không cho rằng người kia làm điều gì sai hoặc dùng tiền chung vào lợi ích riêng. Các bạn hãy tin cậy nhau và giúp đỡ nhau, rồi kinh nghiệm sẽ đến trong quá trình các bạn khắc phục sai lầm.

Trong những gia đình mà mẹ chồng quản lý kinh tế còn đôi vợ chồng trẻ chỉ giúp đỡ, có thể sẽ mau thành công hơn về mặt kinh tế. Nhưng về mặt tâm lý, thì thành công ấy quá mỏng manh, vì đôi vợ chồng trẻ hoàn toàn phụ thuộc bố mẹ, họ dễ có cảm giác với “số tiền của mình” họ có thể sống sung sướng hơn nhiều.

Tiền bạc cũng như đồ vật phải phục vụ con người, không nên để chúng biến con người thành nô lệ. Thái độ hợp lý đối với tiền bạc không phải người ta vừa sinh ra đã có, nhưng sẽ tốt hơn nếu người ta được giáo dục đúng đắn từ hồi còn nhỏ. Khi đó, đôi bạn trẻ kết hợp thành một gia đình sẽ dễ dàng xây dựng một phong cách kinh tế và một bậc thang chung về các giá trị. Đối với gia đình này, điều quan trọng là được tận mắt trông thấy thành phố Aten và Rôma. Đối với gia đình khác, điều quan trọng lại là ăn mặc hợp mốt và có những đồ vật quý. Đối với người này, nghỉ mà không lên núi trượt tuyết thì không gọi là nghỉ. Đối với người khác, ngồi nhà nghe nhạc đã đủ rồi. Nếu nhất trí trong thái độ của chúng ta đối với cuộc sống, phong cách xử sự của chúng ta sẽ truyền cho cả con cái, chúng sẽ cùng nghĩ như chúng ta.

Đó là những lời khuyên của chúng tôi về cách tiêu tiền đúng đắn. Để kết luận, xin có một lời khuyên nhỏ nữa. Nếu người chồng được thưởng thì không nên mua cho mình một chai rượu, mà nên mua cho vợ một lọ nước hoa. Nếu người vợ được thưởng, không nên mua cho mình một lọ nước hoa, mà nên mua cho chồng chai rượu. Kết quả vẫn chỉ là một, nhưng hiệu quả lại rất khác nhau.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4306-02-633737406745013712/Kinh-te-doc-lap/Ho-lay-dau-ra-tien-nhi.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận