“Hội chứng thất bại” ở bạn gái trong độ tuổi dậy thì
“Hội chứng thất bại” ở bạn gái trong độ tuổi dậy thì là một trở ngại tâm lý không dễ gì vượt qua được. Hội chứng này thường có những biểu hiện khác nhau tùy theo trạng thái, tính cách của mỗi người nhưng vẫn gồm những đặc trưng tiêu biểu nhất như: buồn phiền, ức chế, mẫn cảm, gặp rắc rối trong giao tiếp xã hội, hoang tưởng, hành động không định hướng,...
Trong độ tuổi dậy thì, bạn gái thường có nhiều lúc cảm thấy buồn phiền, lo lắng, cô độc và sợ hãi. Sự ức chế về tâm lý cũng sẽ khiến bạn nhụt chí, mất phương hướng. Sự mẫn cảm trong mọi mối quan hệ sẽ khiến bạn đôi khi cảm thấy lúng túng, mất tự tin. Những rắc rối trong giao tiếp xã hội dễ khiến bạn trở nên căng thẳng, bối rối khi ở trước mặt người khác,...
Cách điều trị tốt nhất cho “hội chứng thất bại” ở độ tuổi dậy thì chính là nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ tâm lý để giúp bạn tìm ra căn nguyên của vấn đề cũng như có phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những biện pháp sau để giúp mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Nhận thức đúng và chấp nhận con người thật của mình
Khi nhận thức về bản thân và tình hình thực tế càng gần với nhau hơn thì khả năng thích ứng với xã hội của bạn cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần cố gắng nhận thức rõ và đúng đắn về con người của mình, chấp nhận mình như những gì vốn có để cảm thấy thoải mái, tự tin nhất.
Xây dựng thẳng mối quan hệ xã hội tốt đẹp
Quan hệ xã hội là sự tổng hòa của rất nhiều nhân tố như quan hệ trên dưới; quan hệ ngang hàng; quan hệ trong và ngoài công việc. Chỉ những mối quan hệ tốt đẹp, được xây dựng trên cơ sở giúp đỡ ủng hộ, tin tưởng và thông cảm cho nhau thì mới có thể kéo dài và giúp bạn gái giảm nhẹ hoặc tránh được nguy cơ mắc “hội chứng thất bại” ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, những căng thẳng, xung đột trong các mối quan hệ xã hội cũng sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái tiêu cực, luôn cảm thấy khó chịu, không thoải mái, không thể hiện được hết năng lực, bản lĩnh của mình.
Kiểm soát có hiệu quả cảm xúc của mình
Kiểm soát cảm xúc không đồng nghĩa với việc ức chế cảm xúc. Sực ức chế chỉ có thể khiến tâm trạng tiêu cực của bạn càng trở nên tồi tệ hơn. Kiểm soát là việc nhìn nhận đúng đắn, suy nghĩ kỹ về những cảm xúc của mình để có cách biểu hiện phù hợp nhất và dần trở lại trạng thái ổn định, cân bằng. Sự kiểm soát cảm xúc cũng có thể được thực hiện bằng cách cố gắng nâng cao và kéo dài trạng thái tâm lý tích cực nhằm dần loại bỏ hoàn toàn trạng thái tâm lý tiêu cực.
Sử dụng phương pháp phòng vệ tâm lý một cách phù hợp
Bạn có thể sử dụng những phương pháp như hợp lý hóa (cố gắng tìm những lý do hợp lý để giảm bớt sự căng thẳng về tâm lý); “thăng hoa” (tìm động lực để luôn thấy vui vẻ trong cuộc sống, làm cho trạng thái buồn phiền tan đi nhanh chóng);...