1-400:
SỰ SUY SỤP CỦA THẾ GIỚI CỔ XƯA
1-400 - THẾ GIỚI
Ba đế quốc chế ngự thế giới cổ xưa là nhà Hán, Parthia và La Mã - đều tan rã trong thời gian này và dẫn tới sự bất ổn khắp châu Á và châu Âu. Ở Trung Quốc sự cáo chung của nhà Hán đánh dấu bởi sự chia cắt đế quốc thành những vương quốc, trong khi đế quốc Parthia bị triều đại Sassanid lật đổ. Quyền lực Ba Tư được củng cố. Quyền lực La Mã bị đe doạ. Chính La Mã cũng phải qua một thời gian dài xuống dốc. Đạo Ki tô mới xuất hiện trở thành đạo chính thức của Hoàng triều.
Sự trỗi dậy của những đế quốc mới. Khi mà các đế quốc cổ xưa suy sụp, các đế quốc mới dần dần được tạo thành. Ở Ấn Độ, triều đại Gupta đem đến cho đất nước một nền hoà bình và văn minh, tạo nên một quốc gia hùng mạnh nhất vùng châu Á. Thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật và văn chương. Phía bên kia thế giới, người Moche ở Pêru và người Tiabuanco ở vùng núi Andes phát triển giàu có. Ở Trung Mỹ dân Maya hưng thịnh làm nảy sinh một xã hội phát triển cao, có học thức và xét về mặt toán học và khoa học, phát triển hơn nhiều so với châu Âu vào thời đó.
1-400 - CHÂU PHI
Miền Trung và Nam Phi được hưởng lợi thế của một nền kỹ thuật nấu sắt phát triển và một vài vùng đã bước vào các hoạt động thương mại với qui mô lớn hơn. Vương quốc Aksum ở mạn Đông Bắc đón nhận Kitô giáo vào thế kỷ thứ tư, tiếp theo sự qui phục của vị cua. Vùng biển phía Bắc của lục địa, phần lớn chịu sự cai trị của La Mã, trở thành trù phú nhờ thương mại và cũng đã sản sinh ra một trong những hoàng đế La mã vĩ đại nhất là Septimius Severus.
193 - SEPTIMIUS SEVERUS LÀ HOÀNG ĐẾ LA MÃ
Khi những người La Mã phá hủy Carthage vào 146 trước CN, đất nước Carthage chịu sự kiểm soát của La Mã. Họ chinh phục các quốc gia xung quanh và vào cuối thế kỷ thứ 1 sau CN, La Mã thống trị Bắc Phi từ Maroc tới mạn Đông châu thổ sông Nil ở Ai Cập. Những thành phố mới được thành lập, thương mại và nông nghiệp phát đạt. Vào thế kỷ thứ II Bắc Phi cung cấp cho La Mã dần 2/3 nhu cầu ngũ cốc. Cao điểm của việc La Mã hoá: một người lính gốc Phi Septi mius Severus trở thành Hoàng đế La Mã năm 193. Ông ta cung cấp tiền để phát triển các thành phố lớn và có kế hoạch mở rộng quyền công dân La Mã cho tất cả những người tự do khắp đế quốc.
1 - 400 - CHÂU Á
Đế quốc Parthia ở Tây Á suy vong, và vào thế kỷ thứ III một triều đại mới đã làm sống lại quyền lực Ba Tư, tạo ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với quyền lợi của người La Mã ở Châu Á. Khoảng đầu thế kỷ ấy, triều đại phục hưng của nhà Hán ở Trung Quốc sụp đổ sau hai thế kỷ suy thoái. Triều đại ở Gupta bên Ấn Độ hưng thịnh vào cuối thế kỷ thứ tư.
25 - TRIỀU ĐẠI ĐÔNG HÁN
Triều đại Tây Hán ở Trung Quốc bị Vương Mãng, một người họ hàng do quan hệ hôn nhân của Hoàng đế cuối cùng, đưa đến sự cáo chung. Ông ta bị truất ngôi năm 23, thì năm 25 triều đại nhà Hán cai trị trở lại Thủ đô được di chuyển về phía Đông từ Tràng An về Lạc Dương, và triều đại được biết dưới cái tên Đông Hán. Mặc dầu không thịnh vượng lắm nhưng giai đoạn này chứng kiến nhiều phát minh quan trọng như giấy (khoảng 105) và đồ sành. Triều đại này sụp đổ vào khoảng 220 sau một cuộc nội chiến.
“Giai đoạn ụ mộ” ở Nhật. Vào thế kỷ thứ III nền văn hoá Yayoi ở Nhật trải qua một số thay đổi. Thời đại sắt đã đưa tới những dụng cụ tiến bộ hơn, và nền nông nghiệp hiệu quả hơn. Những vũ khí, chiến giáp lợi hại hơn giúp cho giai cấp quí tộc đang lớn mạnh trở nên có quyền lực hơn, và ngựa được thuần hoá để giúp các chiến binh giao chiến được trên lưng ngựa. Nhiều những thay đổi này xảy ra ở phía Tây miền Trung nước Nhật, nơi có những địa điểm chôn cất rất cầu kỳ dành cho các Hoàng đế và các nhân vật quan trọng khác. Chúng được xây như những gian phòng, bằng đá tảng vĩ đại và được phủ lên bằng những mô đất khổng lồ, hay những mô ụ có cái cao 37m. Người chết được chôn với các vũ khí, đao và gương soi, với chiếc mũ an toàn đặt gần đầu, với những đồ gốm dùng để chôn cất hay những vòng kiềng bằng ngọc trai ở một phía chân. Các mẫu mộ bằng đất sét gọi là Haniwa, được trồng xuống đất xung quanh ụ mộ để bảo vệ người chết khỏi các ác thần.
Kitô giáo. Thế kỷ đầu tiên sau CN Israel bị người La Mã cai trị, mặc dầu họ không muốn điều ấy. Một số người nhìn lên Chúa để tìm một lãnh tụ giải thoát họ. Rồi vào khoảng 30 sau CN, một ông thợ mộc là Jesus bắt đầu giảng dạy. Những điều dạy của Ngài rất bình dân và Ngài có rất nhiều người theo. Nhưng những lãnh tụ tôn giáo Do Thái cảm thấy bị đe doạ và đã nhờ Tổng trấn La Mã Pontius xử án Ngài (như một mối nguy hiểm chính trị). Ngài bị coi là có tội và bị đóng đinh vào khoảng 33 sau CN. Những người theo Chúa Jesus tin Ngài là Đấng Messiah hoặc ''Đấng được tuyển chọn'' trong tiếng Hy Lạp là ''đấng KITÔ'' từ đó có tên tôn giáo của Ngài. Một người đàn ông ban đầu coi những lời giảng dạy của chúa Jesu là không thể chấp nhận được, rồi bỗng nhiên quy phục. Đó là một người thợ làm lều có học thức, quê xứ Tarsuss ở Thổ tên là Saul. Ngài được các Kitô hữu biết dưới tên Thánh Paul. Ngài cống hiến cuộc đời còn lại để truyền bá niềm tin mới và trở thành một trong những lãnh đạo lớn nhất của niềm tin ấy. Vào thời gian đức Kitô chết không mấy người nghĩ nhiều về cuộc đóng đinh Ngài ngoại trừ các môn đệ Ngài, tin Ngài đã sống lại từ cõi chết. Nhưng mãi rất lâu sau, những lời dạy dỗ của Ngài mới được truyền khắp thế giới La Mã và vào 313 Kitô giáo chính thức được chấp nhận trong đế quốc La Mã.
Câu chuyện của chúa Jesus. Jesus và một người Israel gốc Do Thái, sinh ra trong một gia đình nghèo sống ở vùng Galilee, miền Bắc nước Israel. Ngài làm thợ mộc cho tới năm 30 tuổi, Ngài từ bỏ công việc và bắt đầu cống hiến trọn thời gian của mình cho việc giảng dạy và chữa trị các bệnh nhân, đồng thời đi bộ khắp đất nước. Chẳng bao lâu Ngài có rất nhiều môn đệ (đi theo Ngài) và Ngài lựa ra 12 vị thành một nhóm thân cận, những Tông đồ. Lời giảng dạy nổi tiếng nhất của Ngài là Bài giảng trên núi. Bài này đặt ra một khuôn mẫu sống mới cho cả đàn ông và đàn bà. Ngài đã làm cho người Do Thái phải tức giận và họ thôi thúc quan Toàn quyền La Mã là Pontius Pilate xử án Ngài. Thật buồn cười, ngay cả Pilate cũng được coi là đã nói là không tìm thấy một lỗi gì nơi Jesus. Nhưng tiếng la hét đòi hỏi xử tử Ngài mạnh đến độ Pilate đành phải giao nộp Ngài lại để họ đóng đinh. Một số những môn đệ của Ngài sau đó đi thăm mộ Ngài và bảo rằng Ngài đã trỗi dậy từ xác chết và lên trời.
Sự chia rẽ của Kitô giáo. Lịch sử Kitô giáo nổi bật qua hàng thế kỷ là sự chia rẽ giữa các tín hữu, cùng với những vụ tra tấn, tử đạo và đổ máu, và nhiều điều khác đều được thực hiện nhân danh Thiên Chúa. Ngay cả trước khi Hoàng đế Constantine ban bố sự khoan dung cho người theo đạo Kitô ở đế quốc La Mã vào năm 313, nhiều nhóm đã tách khỏi dòng đức tin chính và số lượng này gia tăng theo thời gian. Trong vòng nhiều thế kỷ Kitô giáo bị chia thành hai nhóm chính: Giáo hội Công giáo La Mã và Giáo hội Chính thống mạn Đông, tập trung ở Constantinople dưới quyền thống trị của Hoàng đế Byzantine cho tới 453 khi Constantinople rơi vào tay người Thổ và quyền lãnh đạo giáo hội phương Đông được người Nga đưa về Matxcơva. Rồi ở châu Âu, những nhà canh tân như Luther và Calvin tách khỏi giáo chủ La Mã. Họ và những người theo họ được biết đến dưới tên Thệ Phản. Họ là những người tiên phong của các nhóm rao giảng lời Chúa hồi thế kỷ 17 và 18 và ngày nay có nhiều giáo hội khác nhau: Dù có những sự chia rẽ này Kitô giáo hầu như đã mở rộng đến hầu hết mọi quốc gia trên trái đất. Ngày nay khoảng 30% dân chúng của thế giới gọi mình là Ki tô hữu.
KHOẢNG 224 - ARDASHIR THÀNH LẬP VƯƠNG TRIỀU SASSANID Ở BA TƯ
Vào 248 trước CN dân du mục Parthian vào Ba Tư, tại đây họ thành lập một đế quốc quyền lực. Khoảng 224 sau CN, vua Parthian bị giết chết bởi một trong những người lính của ông ta, là Ardashir, thành viên của một gia đình, Sassanid quý tộc. Ardashir tiếm ngôi và thành lập vương triều Sassanid. Ông ta xây đựng lại vương quốc Ba Tư bằng cách chinh phục các vùng đất lân cận, và Ba Tư trở thành mối đe doạ quyền lợi của người La Mã ở Á Đông. Cung triều Sassnaid ở Ctesiphon sau này trở thành trung tâm của một nền văn hoá. Các học giả học thuốc, thiên văn và triết học. Nghệ thuật, thủ công hưng thịnh, những trò chơi như cờ và Polo trở nên phổ biến. Vua Shapur I, con trai Ardashir, dựng lên những kiến trúc đẹp và có thể đã ra lệnh xây hoàng cung vĩ đại ở Ctesiphon, mà di tích vẫn còn cho đến ngày nay. Vương triều Sassanid cuối cùng cũng sụp đổ với những cảnh chết chóc của người Hồi giáo A Rập vào khoảng 642.
Vương triều Gupta. Sau khi Đế Quốc Kushan, tan rã vùng Bắc Ấn Độ lập thành một số vương quốc và cộng hoà độc lập. Năm 320 Chandragupta (khác với Mauryan, nhà cai trị trước đó 6 thế kỷ) thủ lãnh vương quốc Magadha mở rộng đế quốc của mình bằng cách chinh phục các dải đất lân cận và cưới công chúa của một bộ tộc quyền thế. Con ông ta, Samudragupa, đi chinh phục xa hơn về phía Bắc và Đông, mở ra những khả năng thương mại bao la. Chandragupta II, cai trị từ 376 đến 415, là một vị bảo trợ nghệ thuật vĩ đại, và dưới sự cai trị minh mẫn của ông, Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á vĩ đại nhất trong thời kỳ đó. Các vua Gupta kế tiếp duy trì Đế quốc của họ, chỉ suy tàn sau cái chết của vị vua Gupta cuối cùng năm 467.
1 - 400 - CHÂU ÂU
Các thế kỷ này chứng kiến sự lớn mạnh của Đế quốc La mã khi mà La Mã đem nền văn hoá duy nhất của họ vào những vùng đất khổng lồ của châu Âu. Hoàng đế Diocletian chia nó thành hai phần để cai trị; Hoàng đế Constatine chuyển kinh đô về Constantionple (Istanbul) mạn Đông. Nhưng biên giới thường bị những người ngoại bang ham sự giàu có của Đế quốc La Mã quấy phá.
KHOẢNG 14 - HOÀ BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG
Trong suốt triều đại lâu dài của mình (27 trước CN - 14 sau CN) Hoàng đế Augustus đem hoà bình và thịnh vượng lại cho đế quốc La Mã. Ông bảo đảm an toàn những vùng biên giới sông Rhine, Danube, Euphrates, đặt những binh đoàn lính dọc theo từng biên giới. Ông tiếp tục công việc canh tân đã được người bác Julius mở đầu ở La Mã và tổ chức việc làm đường. Khoảng thời gian giữa nền cai trị của Augustus (chết năm 14 sau CN), và cái chết của Marcus Aurelius năm 180, thường được gọi là Pan Romana (hoà bình La Mã), là một thời gian có ít những xáo trộn làm mất đi cảm giác ổn định bên trong ranh giới của đế quốc La Mã, mặc dầu cũng có một số biến cố thảm hại như vụ cháy lớn ở La Mã phá hủy phần lớn thành phố. Một số hoàng đế kế tục Augustus tỏ ra rất nổi bật. Trajan (97-117) chiến thắng đội quân thù nghịch của La Mã. Hađrian (117- 138) cải cách hành chính, đi tham quan nhiều hạt để bảo đảm dân chúng được cai trị tốt.
180 - ĐẾ QUỐC LA MÃ BẮT ĐẦU SA SÚT
Cái chết của hoàng đế Marcus Aurelius vào 180 đánh dấu giai đoạn chót của thời kỳ hoà bình và ổn định lâu dài của đế quốc. Con trai ông, Commodus, hoàn toàn không phù hợp với vai trò lãnh đạo; ông ta để hầu hết thời gian theo đuổi những thú giải trí ưa thích như thi đấu với những đấu sĩ nhà nghề. Ông ta bị một đấu sĩ bóp cổ chết năm 192, và không để lại một người nối nghiệp. Sau cuộc đấu tranh giành quyền hành, một vị tướng gốc châu Phi, Septimius Severus, trở thành Hoàng đế năm 193 và trị vì suôn sẻ được 18 năm. Sau cái chết của ông, trong vòng 40 năm hơn 40 người, người này tiếp người khác, có lúc cả hai cùng tranh đoạt ngai vàng. Một số hoàng đế chỉ kéo dài được vài tháng rồi bị giết hại. Trong thời gian bất ổn này các kẻ thù Âu cũng như Á có rất nhiều dịp để tranh chấp quyền lực với La Mã. Năm 260 Hoàng đế Valerian bị người Ba Tư đánh bại ở trận Edesa bên Thổ. Ông ta bị bắt và phải quỳ trước vua Ba Tư xin tha chết và cuối cùng bị ném vào nhà tù Ba Tư.
248 - DIOCLETIAN LẬP LẠI TRẬT TỰ
Dioctetian gần 40 tuổi, năm 284, khi được đội quân La Mã do ông chỉ huy ở Thổ chọn làm Hoàng đế. Lập tức ông ta phải đương đầu với nạn ngoại xâm và nhóm người làm loạn. Đến năm 286, ông cho rằng đế quốc quá rộng lớn đối với một người cai trị, ông chia làm hai: một nửa ở phía Tây, đặt dưới sự kiểm soát của Maximian, phía Đông do ông ta kiểm soát. Năm 292 hai vị chỉ huy khác là Constatinus và Galerius được chọn để cai trị các phân khu. Các đại diện này được phong tước hiệu Caesar trong khi Diocletian và Maximian có danh hiệu là Augustus. Trật tự được ổn định một thời gian. Diocletian thiết lập guồng máy chính quyền ở Nicomedia bên Thổ và ý thức được phần trù phú nhất của đế quốc nằm bên phía Đông. Ông ổn định chính sách tài chính của đế quốc, tổ chức lại quân đội và luật pháp. Năm 305, ông rút lui về ''trồng bắp cải'', như lời ông nói, ở Croatia quê hương ông.
Nền văn minh Byzantine. Diocletian được kế nghiệp bởi một người cùng cai trị, Constantius và Galerinus. Chẳng bao lâu sau Constantinus nắm quyền cai trị trên toàn Đế quốc La Mã vào 324. Năm đó Constantinus chuyển thủ đô từ La Mã về thành phố Byzantium thuộc mạn Tây đế quốc, thành lập đế quốc Byzantine tồn tại kéo dài tới 1453. Trong vòng 6 năm ông xây một thành phố mới ở Byzantium sau này được gọi là Constantinople. Ông ban bố pháp lệnh tự do tín ngưỡng khoan dung cho người Kitô hữu vào năm 313, và cũng trong năm đó, ông cải giáo theo đạo Kitô. Constantinus chết vào năm 337. Trong những người kế nghiệp, ông chỉ có Theodosius 1 (388-395) là kiểm soát được toàn bộ đế quốc. Khi ông chết đế quốc bị chia xẻ giữa các con trai ông để trở thành Đông và Tây. Đế quốc phía Tây bị tàn phá bởi các quân ngoại xâm, nhưng ở bên Đông phát triển nền văn minh Byzantine. Theodosius (408-50) xây bức đai thành để bảo vệ Constantinople, Anastasius l (491 - 518) tu bổ lại chính sách tài chính của đế quốc.
1-400 - CHÂU MỸ
Nhiều nền văn minh phát triển ở châu Mỹ. Vào khoảng những năm 200 dân Maya Mêhico và một số nơi ở Trung Mỹ khởi đầu giai đoạn vĩ đại để mở mang và phát triển văn hoá. Trung tâm Oaxaca nằm trên đỉnh đồi Monte Alban ở Mêhico, đạt đến đỉnh cao của quyền lực và tầm quan trọng. Ở miền Nam Mỹ nền văn minh Moche ổn định trên bờ biển Pêru ở Sipan, một trong những nơi khảo cổ trù phú nhất của Nam Mỹ. Tại Tiahuanaco ở Bôlivia, nhiều toà nhà công cộng đồ sộ được khởi công vào thời này.