Tài liệu: 1000-1200: các cuộc thánh chiến

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

1000-1200: CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN 1.000 - 1200 - THẾ GIỚI Phần lớn giai đoạn này là cuộc chiến giữa người Kitô giáo châu Âu với người Hồi giáo mạn Tây Á
1000-1200: các cuộc thánh chiến

Nội dung

1000-1200:

CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN

1.000 - 1200 - THẾ GIỚI

Phần lớn giai đoạn này là cuộc chiến giữa người Kitô giáo châu Âu với người Hồi giáo mạn Tây Á. Chiến tranh này được gọi là những cuộc Thập Tự Chinh. Mặc dầu tôn giáo là động lực chính nhưng mục tiêu căn bản vẫn là có thêm thống lãnh địa mới. Bên châu Âu hệ thống phong kiến, dựa trên quyền sở hữu đất và nghĩa vụ quân sự, đã ngự trị mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.

Đế quốc phương Tây suy vong. Ở Bắc Phi, có những cuộc nổi dậy ở mạn Hồi giáo. Ghana để mất quyền lãnh đạo ở mạn Tây châu Phi vào tay những người Almoravids từ mạn Bắc xuống. Vương triều Zagwe thay thế vương triều Aksumid ở Ethiopia và tạo thành lực đẩy cho sự lớn mạnh của Kitô giáo. Miền Trung Phi, các nông dân Bantu thành lập những vương quốc mới.

Xây dựng và bành trướng. Bên kia bờ Đại Tây Dương là sự thăng trầm của các nền văn hoá và văn minh. Dân Pueblo ở Bắc Mỹ xây dựng những ngôi làng độc đáo ở những vách đá mạn Tây Nam. Dân Chimu thế lực từ thủ đô Chan Chan bành trướng và cai trị phần lớn miền Nam châu Mỹ. Ở Thái Bình Dương, người Polynesian thực hiện những cuộc hành trình dài trên những con thuyền không mái để thành lập những khu định cư mới, đặc biệt ở New Zealand.

1000 - 1200 - CHÂU PHI

Ở châu Phi, giai đoạn này là giai đoạn thăng trầm của các đế quốc. Khoảng giữa thế kỷ 11, những người Hồi giáo Berbers, người Almoravid, trở nên rất có thế lực ở mạn Tây Bắc. Họ xâm chiếm đế quốc Ghana đã có ưu thế ở mạn Đông Phi trong vòng nhiều thế kỷ. Người Almoravid cũng bị chinh phục vào những năm 1140 bởi một phong trào tôn giáo Berber khác, những người Almohad. Ở mạn Đông châu Phi, triều đại Fatimid ở Ai Cập bị Saladin lật đổ. Saladin đã thống nhất được nhiều phần của thế giới Hồi giáo châu Phi và châu Á.

1062 - MARRAKECH ĐƯỢC THÀNH LẬP

Ở mạn Tây Sahara, một bộ tộc Hồi giáo Berber rất sùng đạo bắt đầu một cuộc thánh chiến truyền đạo sang các vùng lân cận. Họ thành lập thủ đô ở Marrakech vào 1062, sau đó Marrakech trở thành một trong những thành phố lớn nhất của Bắc Phi. Một vị tướng, Abu Bakr, dẫn một đạo quân gồm nhiều người theo ông ta gọi là Almoravid, tiến về phía Nam đánh chiếm đế quốc Ghana. Họ chiếm được thủ đô Kumbi năm 1076. Ibn Yassin, người anh em họ của Abu Bakr mở rộng nền thống trị của người Almoravid dọc theo miền Bắc Phi tới tận Tây Ban Nha, đánh  thắng luôn những đạo quân Kitô giáo và đe doạ những người Hồi giáo Tây Ban Nha. Vào 1100 cả Tây Ban Nha Hồi giáo trở thành một phần của Đế quốc Almoravid.

Almohads chiếm Marrakech. Đế quốc Almoravid ở mạn Bắc phi và Tây Ban Nha không tồn tại lâu. Vào những năm 1120, một phong trào tôn giáo Berber khác gọi là Almohađ được hình thành ở Maroc. Họ tố cáo người Almoravid sống quá phè phỡn ở Tây Ban Nha. Lãnh tụ của họ, Ibn Tumary, tổ chức họ thành một đạo quân hùng mạnh. Dưới sự chỉ huy của Abd- al- Mumin, một thủ lãnh Hồi giáo, họ chiếm Marrackech từ tay người Almoravid năm 1147 và tiếp tục xâm chiếm toàn bộ Maroc và Tây Ban Nha. Hồi giáo. Khoảng 1163 Abd - al - Mumin trở thành thủ lãnh của vùng Bắc Phi trải dài tới tận Tripoli ở Libya. Người Almohad cai trị Tây Ban Nha trong khoảng 60 năm nhưng vào năm 1212 họ bị Alfonso VIII, Custile vua đánh bại trong trận Navas de Tolosa.

1000 - 1200 - CHÂU Á

Đây là giai đoạn của những người Thổ  Seljuk chinh phục châu Á và đe doạ đế quốc Byzantine. Họ chiếm các thánh địa ở Palestine, nơi hành hương của người châu Âu Byzantine và châu Âu dùng những đạo quân Thập tự chinh, để đẩy lui người Thổ. Ở miền Nam Ấn Độ, vương quốc Chola trở nên mạnh mẽ và mở rộng năng lực hải quân trên các biển Đông Nam châu Á. Ở Nhật, thế lực của dòng họ Fujiwara chấm dứt do sự trỗi dậy của dòng họ Minamoto.

1014 - RAJENDRA I TRỞ THÀNH NGƯỜI CAI TRỊ CHOLA

Chola là những người Ấn Độ ở mạn Đông Nam Ấn Độ. Sau năm 880 họ chinh phục được phần lớn mạn Nam Ấn Độ, đảo Sri Lanka và vùng đất phương Bắc tới tận sông Hằng. Rajendra I trở thành vua Chola vào năm 1014. Ông phái những đoàn thương thuyền ra đi với sứ mạng buôn bán và thám hiểm các vùng biển mới lạ. Hải quân Chola kiểm soát con đường thương mại biển Đông từ A Rập tới Trung Quốc. Các thương gia Chola trở nên giàu có. Họ bắt đầu dùng tiền đồng thay vì trao đổi các sản phẩm. Họ thành lập các phường hội, quy đánh điều lệ cho công việc làm ăn. Nền cai trị Chola rất được nông dân ưa chuộng: các hội đồng xã được giao trách nhiệm tự điều hành công việc của mình.

1071 - NGƯỜL SELJU K TẤN CÔNG ĐẾ QUỐC BYZANTINE

Giữa thế kỷ 11, một bộ tộc lãng du Thổ Hồi giáo, người Seljuk từ Trung Á đi xuống, đánh bại người Ghaznavid ở Afghanistan, rúng ép Ba Tư và đến Baghdad. Họ được vua Hồi giáo Abbasid đón tiếp và cử thủ lãnh của họ, Tughril Beg làm quan nhiếp chính với tước hiệu Sultan. Kế vị Tughrit là Alp Arslan, cháu của Tughril Alp xâm lược Tiểu Á và Armenia. Năm 1071 ông ta thắng quân đội Byzantine ở trận Manzikert và bắt được hoàng đế rồi thả ra. Người Seljuk bắt đầu định cư ở nhiều vùng rộng lớn khắp Trung Á. Tiếng Hy Lạp và đạo Thiên chúa lần lần bị thay thế bằng tiếng Thổ và đạo Hồi.

1099 - CHIẾN SĨ THẬP TỰ CHINH CHIẾM THÀNH JERUSALEM

Sau khi người Thổ Seljuk chiếm cứ Palestine vào cuối thế kỷ 11, họ bắt đầu tấn công những người Kitô hữu đi hành hương tới các thánh địa. Điều này làm cho các Giáo hội Thiên chúa ở cả Đông và Tây bực tức. Hoàng đế Byzantine kêu gọi sự hậu thuẫn để chống áp bức của người Seljuk. Năm 1095 Giáo chủ kêu gọi một cuộc Thập tự chinh hay cuộc thánh chiến, chống người Hồi giáo Thổ. Hàng ngàn người dân bình thường đáp lời kêu gọi. Một thầy giảng lang thang, Peter ẩn sĩ, dẫn dắt một đạo Thập tự chinh gồm những dân quân, nhưng bị tàn sát bởi những người Seljuks ở Tiểu Á. Vào năm 1096 một nỗ lực chính thức của châu Âu phối hợp với một đạo quân Byzarltine ở Constantinople. Một số vị chỉ huy được kích thích bởi niềm tin tôn giáo, một số muốn gia tăng đất đai và bổng lộc, họ chinh phục được đất đai của người Seljuk ở Tiểu Á và Syria. Năm 1099 họ chiếm Jerusalem.

1192 - CUỘC ĐÌNH CHIẾN GIỮA NGƯỜI KITÔ GIÁO VÀ NGƯỜI HỒI GIÁO

Năm 1192, đúng vào lúc chỉ còn vài tiếng đồng hồ là Richard l chiếm được Jerusalem, thì đội quân của ông từ chối không đi Nữa. Họ bị thiếu lương thực, nước và đã mệt nhoài. Richard phải rút lui. Ông không thèm nhìn Jerusalem; ông bảo ''Mắt tôi sẽ không nhìn lại nó nếu tay tôi không chinh phục được nó''. Trong sự thất vọng, Richard I thoả thuận đình chiến với Saladin. Ông tiến một bước phi thường là gả người em gái Kitô giáo của mình cho người anh em  của vị vua Hồi giáo. Richard I và Saladin ký hiệp ước tháng 11 năm 1192, qua đó người Ki tô giáo kiểm soát những thành phố gần bờ biển, và khách hành hương Kitô giáo có thể tới các thánh địa một cách an toàn. Sau bao nhiêu nỗ lực của các chiến sĩ Thập tự chinh và sau bao thập niên xung đột, phần lớn đất Palestine vẫn nằm trong tay người Hồi giáo.

SALADIN 1138 - 1193

Saladin là một người chiến sĩ lý tưởng, nổi tiếng vì dũng cảm, trọng danh dự và công bằng, sinh ra ở Iraq, thuộc dòng dõi  Kurdish, ông trở thành người chỉ huy, vị giáo trưởng chính của Ai Cập. Ông lật đổ Fatimid năm 1171 và chinh phục Syria và một phần của Bắc Phi. Lực lượng phối hợp của ông hầu như đã đẩy lùi hoàn toàn các chiến sĩ Thập tự chinh. Là một người có văn hoá và quảng đại, Saladin đỡ đầu cho các học giả, thành lập các trường học và tài trợ các công tác xã hội như bệnh viện.

1192 - Yoritomo trở thành Shogun (Tướng quân nhiếp chính). Vào giữa thế kỷ 12 quyền lực của hoàng đế Nhật ở Kyoto rơi vào tay dòng họ Fujiwara. Cuộc nội chiến xảy ra cuốn hút Fujiwara và hai dòng họ thuộc giai cấp hiếu chiến hay samurai là Taira và Minamoto. Vào 1160 Kiyomori, lãnh tụ bộ tộc Taira, chiếm được quyền lực từ tay gia đình Fujiwara, nhưng vào 1185 trong trận Dan No Ura lại bị bộ tộc Minamoto đánh bại. Dưới danh nghĩa của  hoàng đế Yoritomo, người đứng đầu bộ tộc Minamoto thành  lập một chính quyền quân sự ở Kamakura. Năm 1192 hoàng đế ban cho ông ta tước hiệu Shogun (tướng quân nhiếp chính) .

Tầng là chiến  binh.  Tầng  lớp chiến binh hay samurai, có lẽ lần đầu tiến xuất hiện ở Nhật vào thế kỷ thứ 9. Các viên chức địa phương ở mạn Bắc và Đông, xa triều đình, bắt đầu sử dụng các băng nhóm nhỏ những lính bắn cung cưỡi ngựa và các tay kiếm để duy trì trật tự. Vào thế kỷ 11 các vị  lãnh chúa chiến binh này, cùng với gia đình và các đầy tớ của họ, nắm quyền kiểm soát cả các tỉnh . Nhóm Minamoto và Taira là hai gia đình quyền thế nhất ở Nhật. Sau khi Yoritomo, người của gia đình Minamoto trở thành đại tướng lãnh năm 1192, ông dùng những chiến binh bầy tôi của ông để bắt buộc thi hành luật pháp và trật tự. Những chiến binh trung thành tuyệt đối được biến thành quản đốc trong mỗi tỉnh, và các chiến binh ủy viên được phái đi cai quản những vùng đất rộng. Sự kiện này vẫn là một hình thức chính quyền của Nhật Bản trong nhiều thế kỷ sau đó.

1000 - 1200 - CHÂU ÂU

Trong giai đoạn này thương mại gia tăng ở châu Âu, một phần do những cuộc Thập tự chinh đã huy động toàn bộ các tầng lớp trong xã hội Ki tô giáo châu Âu chống lại Hồi Giáo. Những con đường mới xẻ qua các biên giới, sự tiến bộ trong việc đóng tầu cũng khuyến khích những công cuộc buôn bán. Các quốc gia trở nên vững chắc hơn vì các lãnh chúa của hoàng gia được củng cố bởi chế độ phong kiến. Nhiều dòng tu mới nổi lên khích lệ cuộc canh tân Giáo hội. Có rất nhiều tiến bộ trong học vấn, và những đại học đầu tiên của châu Âu như Bologna và Paris được thành lập.

1037 - CÁC VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA THỐNG NHẤT

Vào đầu thế kỷ 11 bán đảo Tây Ban Nha bị chia thành các quốc gia Hồi giáo ở miền Trung và Nam và một số vương quốc Kitô giáo ở mạn Bắc. Năm 1037  Fernando thành Castille hoàn tất công cuộc chinh phục vương quốc lân cận của Leon mà cha ông đã bắt đầu. Mãi tới 1072 Alfonso VI, con trai Fernando, mới cảm thấy tạm ổn định trong vai trò kế tục để giành lấy quyền lực tối cao của người Hồi giáo ở mạn Nam. Cuộc xung đột này tiếp tục thêm 400 năm nữa cho tới khi vương quốc cuối cùng của Hồi giáo Granada bị chinh phục vào năm 1492.

1043-1099 - EL CID

Trong nỗ lực chinh phục người Hồi giáo Tây Ban Nha. Sau 1072, Alfonso VI được sự giúp đỡ của một trong những người quý tộc có thế lực Rodrigo Diaz de Vivar, được biết dưới tên EI Cid (''cid'' từ tiếng A Rập Sayyid có nghĩa là ''Chúa''). Người chiến binh gốc Castille này đánh phá vào đất người Hồi giáo đến tận Cadiz mạn Nam. Mặc dầu dũng cảm nhưng ông không nhất quán, đến năm 1081 ông tách khỏi Alfonso và phục vụ một thủ lãnh Hồi giáo. Diaz thực hiện được những công việc lạ lùng và được gán cho danh hiệu EI Cid Campeador (kẻ vô địch). Sau này làm lành với Alfonso, ông chiếm được Valencia thuộc người Hồi giáo và duy trì được 5 năm cho tới khi ông chết. Mặc dầu thiếu nhất quán EI Cid vẫn là một trong những người anh hùng dân tộc của Tây Ban Nha.

1086 - CUỘC KHẢO SÁT ĐẤT ANH

Năm 1085, để tìm xem mình có thể thu được bao nhiêu lợi tức bằng chính sách thuế khoá trên vương quốc của mình, William I (kẻ chinh phục) ra lệnh tiến hành một cuộc khảo sát toàn đất nước (trừ những quốc gia mãi mạn Bắc) để đánh giá giá trị dân chúng, không gian, tình trạng trồng tỉa, sở hữu tài sản và đất đai. Các vùng được phân chia và có các quan thừa hành cho mỗi vùng. Các công dân phải trả lời với lời thề những câu hỏi về tình trạng đất đai của họ cả trong thời gian khảo sát lẫn vào năm 1066. Cuộc khảo sát được hoàn chỉnh vào năm 1086, và được viết lại trong cuốn sách Domesday.

1000 - 1200 - CHÂU MỸ

Những người mạo hiểm Viking từ Greenland ghé vào Bắc Mỹ. Họ đi thuyền tới Newfoundland và thám hiểm bờ biển, có lẽ xa tới mãi Vịnh Chesapeake và tiến xa về mạn Đông, dân vùng M ississippi dựng lên những gò đỉnh bằng để làm đền thờ. Người Chimu thống lĩnh miền Nam Mỹ, chế ngự khắp vùng bắc Andes.

 KHOẢNG 1000 - LEIF ERISON ĐẾN MỸ

Leif Erison, con trai của Éric The Red, là người đã tới ở Groenland. Khoảng 1000, ở Leif ra khơi từ nơi định cư của người Viking ở Godthafjord. Ông đi tìm một vùng đất lạ được một người thủy thủ Viking khác nhìn thấy trong một chuyến đi biển trước. Cuối cùng ông đổ bộ lên Bắc Mỹ. Sau khi thám hiểm ông trở về Greenland. Vào những năm 1960 những vết tích khu định cư người của Viking được tìm thấy ở Bắc Newfoundland. Ngày đó khoảng niên lịch 1000, nghĩa là người Viking đã ghé châu Mỹ 5 thế kỷ trước Columbus.

1000-1200 - CHÂU ÚC

Người Polynesian tiếp tục định cư ở vùng Thái Bình Dương. Trong số ấy đa số là những người từ các hòn đảo Cook và  Austral. Họ đi thuyền tới những hòn đảo phía Bắc và Nam Tân Tây Lan, những hòn đảo lớn nhất chưa có người ở tại Thái Bình Dương. Tại châu Úc người bản xứ vẫn tiếp tục sống như những người thợ săn và thu lượm thanh thản không bị một người ngoài nào đến phá rối.

KHOẢNG 1000 - NGƯỜI MAORI  ĐỊNH CƯ Ở TÂN TÂY LAN

Khoảng năm 1000 một nhóm người Polynesian dong buồm cả hàng trăm dặm, trên những chiếc thuyền không có mui , tới định cư ở hai hòn đảo lớn của Tân Tây Lan , đảo Bắc và đảo Nam. Họ đem theo những giống mùa vụ mà họ đã trồng ở trên đất cũ của họ như khoai lang, khoai sọ, khoai từ, và bầu bí. Chỉ có khoai lang là mọc tốt. Tại Tân Tây Lan họ kiếm ra được những nguồn lương thực khác, gồm có 300 giống chim loại sếu (moi), sò, ốc, cá và một loại cỏ ăn được. Người ta cho rằng  dân ở đảo Nam sống như những người đánh cá và thu lượm trái cây cho tới năm 1769 khi thuyền trưởng James Cook ghé thăm đảo. Ở đảo Bắc khoai lang trồng có hiệu quả hơn, nhưng cuối cùng năm nào hoa màu thu lượm được cũng bị hư thối. Vì thế người Maori đào những hố dưới đất để bảo quản khoai ở một nhiệt độ nhất định trong bóng mát. Bằng cách này họ trở thành những nông dân đủ sống.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348831010727977/Lich-su-the-gioi/1000-1200-cac-cuoc-thanh-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận