Tài liệu: 400- 800: những thế giới tôn giáo

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

400- 800: NHỮNG THẾ GIỚI TÔN GIÁO 400 - 800 - THẾ GIỚI Bốn truyền thống tôn giáo chế ngự thế giới giữa các năm 400 và 800. Ở châu Á, Ấn Độ giáo, tôn g
400- 800: những thế giới tôn giáo

Nội dung

400- 800:

NHỮNG THẾ GIỚI TÔN GIÁO

400 - 800 - THẾ GIỚI

Bốn truyền thống tôn giáo chế ngự thế giới giữa các năm 400 và 800. Ở châu Á, Ấn Độ giáo, tôn giáo cổ xưa nhất của trái đất tồn tại như một đạo chính ở Ấn Độ. Trong khi đó Phật giáo, một tôn giáo mới hơn của người Ấn Độ tiếp tục phát triển khắp Trung Quốc và đi tới tận Nhật Bản. Ở châu Âu, Ki tô giáo chiến đấu để tồn tại bên ngoài đế quốc Byzantine, khi những dân man di từ mạn Trung Á tới và đánh đuổi đế quốc La Mã mạn Tây. Các dân tộc thờ các vị thần riêng của họ nhưng dần dần các nhà truyền giáo Ki tô giáo bắt đầu làm cho họ qui phục và thiết làm lại Ki tô giáo như một tôn giáo chính ở châu Âu.

Một tôn giáo mới. Vào khoảng đầu những năm 600, một tôn giáo mới, Hồi giáo, bắt đầu ở Arabia, Được soi rọi bởi niềm tin mới, những người Arab (A Rập) nổi lên chinh phục được cả mạn Đông lẫn Tây. Khi họ chuyển tới Ấn Độ và băng qua Bắc Phi, họ tạo ra được những nền văn minh xán lạn với các trung tâm nghệ thuật và học vấn gây ảnh hưởng đến nền văn hoá của những vùng đất họ chinh phục. Không phải tất cả thiên hạ đều chịu ảnh hưởng của 4 tôn giáo này. Ở châu Mỹ người ta giữ đạo riêng và xây dựng những đền thờ kiểu Kim Tự Tháp lộng lẫy và đồ sộ cũng như những trung tâm tế tự cho các vị thần. Nhiều nơi ở châu Phi cũng tuân theo những niềm tin tôn giáo xưa và lối hành đạo cũ của họ.

400 - 800 - CHÂU  PHI

Trong thời gian này không có một xã hội duy nhất nào chiếm ưu thế trong lịch sử châu Phi. Ở mạn Đông Bắc, vương quốc thế lực Aksum truyền bá Kitô giáo và trở nên giàu có nhờ buôn bán ngang qua Biển Đỏ. Vào những năm 600 quân đội A Rập Hồi giáo xâm chiếm bờ biển phía Bắc và bắt đầu truyền bá một tôn giáo mới của người Islam. Xích xuống phía Nam, xuyên qua Sahara, vương quốc thế lực Tây Phi của Ghara phồn thịnh . Các văn nhân A Rập sau này gọi Ghara là ''vùng đất của vàng'' vì sự giàu có có vẻ huyền thoại của nó. Xa hơn nữa về phía Nam, những quốc gia ít phát triển hơn cũng phồn thịnh nhờ dân chúng càng ngày càng thiện nghệ hơn trong việc sử dụng sắt để sản xuất các dụng cụ và khí giới.

NHỮNG NĂM 400

Kito giáo phát triển ở Đế quốc Aksum. Đế quốc Aksum được thành lập từ thế kỷ thứ hai trên vùng biên giới Biển Đỏ ở Bắc Phi. Nguyên thủy người Aksum thờ những thần riêng của họ, nhưng vào những năm 300 một trong những thủ lãnh của họ, vua Ezana, trở thành Kitô hữu. Vào khoảng cuối những năm 400, hầu hết cả nước chấp nhận tôn giáo mới, sau này dần dần được truyền bá sang các nước lân cận. Từ đó Kitô giáo trở nên hưng thịnh trong vùng, và nhiều nhà thờ độc đáo được xây cất, đặc biệt nhất là nhà thờ Thánh George ở Lalibela, được đục từ những tảng đá lớn. Aksum đặc biệt là một quốc gia thương mại, giao thương tới tận Ai Cập, Arabia (A Rập), Ba Tư và Ấn Độ. Đế quốc đứng vững và có quyền lực nhất trong vùng cho tới giữa những năm 600, rồi bắt đầu xuống dốc do sự bành trướng của A Rập Hồi giáo.

400 - 800 - CHÂU Á

Vào thời này hai sự kiện nổi bật bên châu Á là sự di dân và bành trướng tôn giáo. Vào thế kỷ thứ 5 những người Hun, từ vùng nguyên sơ băng giá của Mông Cổ, bỏ quê hương đi tìm những vùng định cư mới ở châu Âu và các vùng châu Á. Họ phá hủy vương quốc Gupta ở Ấn Độ và đe doạ Trung Quốc. Hai thế kỷ sau đó, quân đội A Rập bắt đầu truyền bá niềm tin Hồi giáo, và thành lập đế quốc, trải dài từ cạnh nước Pháp bên châu Âu cho tới biên giới phía Tây Trung Quốc.

KHOẢNG 538 - PHẬT GIÁO TỚI NHẬT BẢN

Suốt thế kỷ thứ 5, Trung Quốc bắt đầu gây một ảnh hưởng lớn trên nước láng giềng của họ là Nhật Bản. Các học giả Trung Quốc dạy người Nhật đọc và viết tiếng Trung Quốc, và người Nhật đã chấp nhận một dạng tiếng Trung Quốc có cải biên để làm ngôn ngữ chính thức của mình. Đỉnh cao của ảnh hưởng Trung Quốc là vào khoảng 538, khi những nhà sư Nhật Bản chấp nhận đạo Phật như một Quốc giáo. Các đền thờ cổ xưa bị phá hủy và thay vào đó người ta dựng lên những đền thờ Phật giáo mới. Vào khoảng 640 Hoàng đế Kotoku tiến hành cuộc Cải Tổ Taika để tổ chức lại guồng máy cai trị theo Trung Quốc. Chính sách nô lệ được bãi bỏ, các đại học được thiết lập và một nền hành chánh được tổ chức. Vào năm 800, hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

618 - TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐƯỜNG BẮT ĐẦU Ở TRUNG QUỐC

Chính quyền ổn định của triều nhà Đường đã thay thế triều đại nhà Tuỳ vào 618. Thời giàn này, có nhiều phát minh mới ra đời. Việc in trên giấy với các khuôn di chuyển bằng gỗ được áp dụng, cách trở nên phổ biến. Đó là một thời điểm lớn cho văn học và nghệ thuật, đặc biệt các ngành làm men, sành sứ và điêu khắc cũng phát triển. Vì thế thời kỳ này còn được gọi là “Thời kỳ hoàng kim” của Trung Quốc. Vì quyền lực và sự giàu có của Trung Quốc gia tăng, nền văn hoá trung Hoa mở rộng tới Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam châu Á và Tibet.

634 - ĐẾ QUỐC A RẬP

Mohammed, đấng tiên tri của Hồi giáo, đã khuyến khích tín đồ của ông làm cho thế giới qui phục niềm tin Hồi giáo càng nhiều càng tốt. Khi ông chết năm 632, Abu Bakr bố vợ của ông lấy tước vị Caliph (người nối nghiệp Mohammed hay người thủ lĩnh) trở thành người bảo vệ chính của đạo Hồi. Vào 643 khi ông này chết, cuộc chinh phục của  người A Rập đã hoàn tất. Nhưng dưới thời của vị thủ lãnh kế tiếp là Omar, những cuộc chinh phục thực sự thay đổi thế giới mới bắt đầu xảy ra. Các vương triều Hồi giáo được dựng lên, trong đó có vương triều. Omayyad ở Syria là một trong những vương triều quan trọng nhất được thành lập vào 661.

Thủ đô ở Damascus trở thành trung tâm của Đế quốc đạo Hồi trải dài từ Maroc tới Ấn Độ. Vương triều Omayyad nắm quyền cai trị cho tới 750 rồi được thay thế bên những con cháu của người bác của Mohammed: vương triều Abbasid sau đó cai trị trên 500 năm.

762 - BAGHDAD TRỞ THÀNH KINH ĐÔ

Con cháu của gia tộc Mohammed lật đổ Omayyad vào 750 và thành lập đất nước Hồi giáo Abbasid. Vào 762 họ chuyển thủ đô từ Damascus về Baghdad và xây dựng một thành phố đẹp có tường bao quanh. Baghdad trở thành trung tâm phồn thịnh của một đế quốc thương mại vĩ đại. Những sản phẩm được đem tới Basra và từ đó đưa đi trên vịnh Ba Tư, nơi có các tàu từ nhiều nơi đổ hàng xuống: vàng, ngà voi, da thú, và những tấm thảm, rồi đem đi long não, đồng đen, hổ phách và đồ kim hoàn. Baghdad cũng là trung tâm học vấn, với một đại học và nhiều trường học.

400 - 800 - CHÂU ÂU

Phần lớn thời kỳ này ở châu Âu đầy những biến động. Những dân man di kéo đến, phá hủy Đế quốc La Mã và làm tan vỡ sự thống nhất của châu Âu. Chỉ còn một lực lượng thống nhất duy nhất: Kitô giáo. Những quốc gia mới có thủ lãnh là Kitô hữu nổi  lên, như vương quốc Pháp. Nhưng khi những vương quốc này được thành lập, châu Âu bị đe doạ bởi hai lực lượng phi Kitô giáo. Về phía Nam, quân đội A Rập nhân danh đạo Hồi xâm chiếm Tây Ban Nha và Pháp, trong khi trên mạn Bắc những kẻ cướp phá người Viking tấn  công các thành phố và khu định cư Kitô giáo.

410 - THÀNH LA MÃ BỊ SAN BẰNG

Vào cuối thế kỷ thứ 4, nhiều dân tộc phía Đông, trong cuộc săn đuổi sự giàu sang và các vùng đất mới để định cư, đã lợi dụng sự yếu kém của đế quốc La Mã và bắt đầu đổ xuống mạn Đông biên giới của đế quốc. Vào 410, quân đội Visigoths do vua Alaric điều khiển, đã bao vây thành La Mã, khi đó là thành phố có thế lực nhất hoàn cầu. Khi thành phố bị dồn tới mức gần chết đói, những người dân bất mãn mở cửa thành và những người Visigoths tiến vào thành.

527 - HOÀNG ĐẾ JUSTINIAN CAI TRỊ

Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ, đế quốc Byzantine ở mạn Đông vẫn phồn thịnh. Thủ đô Constantinople được bảo vệ chống những cuộc xâm chiếm của dân man di nhờ các bức tường và các tháp canh của những công sự kếch sù. Năm 527 Justinian, một Kitô hữu sùng đạo trở thành hoàng đế. Ông muốn thành lập một đế quốc Ki tô giáo rộng lớn bằng cách liên kết hai đế quốc Tây và Đông lại với nhau. Một phần nào ông đã thành công khi chinh phục được Bắc Phi và phần lớn nước Ý. Ông tổ chức lại hệ thống luật pháp của đế quốc mà sau này còn ảnh hưởng đến luật pháp châu Âu trong nhiều thế kỷ trên luật pháp châu Âu.

768 - CHARLEMAGNE CAI TRỊ NGƯỜI PHÁP

Sau khi La Mã sụp đổ, vùng Tây châu Âu tách ra làm nhiều vương quốc, như vương quốc của người Pháp ở Gaul (Pháp). Năm 711 cuộc xâm lăng của A Rập đe đoạ những quốc gia mớ này. Quần đội A Rập từ Tây Ban Nha tiến sang Pháp. Charles Martel, nhà lãnh đạo người Pháp, đánh thắng quân A Rập ở Poitiers năm 732, cứu không những người Pháp mà cả mạn Tây Châu Âu khỏi ách thống trị của A Rập. Năm 768 Charlemagne, cháu của Charles Martel, kế vị cha là Pépin le Bref. Ông là một lãnh tụ quân đội vĩ đại, và trong khi mở rộng đất nước ông cũng mở rộng Kitô giáo. Ông đón tiếp tất cả học giả đến triều đình của ông, khuyến khích giáo dục, giúp đỡ các tu viện, và cải thiện hệ thống luật pháp.

400 - 800 - CHÂU MỸ

Trải rộng khắp châu Mỹ là những nền văn minh định cư lớn mạnh và thịnh vượng. Họ có rất nhiều điểm giống nhau, trồng những vụ mùa bắp và khoai lang bội thu, nuôi gia súc để lấy len và thịt. Họ cũng khai thác vàng, bạc và đồng đen ở những quả đồi lân cận, rồi biến chúng thành những vật dụng đẹp và đem trao đổi với những người lân bang. Thương mại phát triển sự giao lưu giữa những nền văn minh khác nhau, nhưng việc đi lại trong vùng đất rộng lớn là rất vất vả bởi vì đi bộ vẫn là phương tiện di chuyển chính.

KHOẢNG  650  THÀNH PHỐ CỦA NGƯỜI TEOTIHUACAN PHỒN VINH

Teotihuacan nằm trên cao nguyên ở miền Trung (Mehico), đạt tới mức rộng nhất vào giai đoạn khoảng 250-650. Nó bao phủ một diện tích 21km2. Trên 100.000 dân sang ở đó. Nhiều nơi trong thành phố được sơn phết và nhiều đền thờ được trang trí bằng vàng. Nằm bên một nguồn nham thạch obsidian (xanh ve đậm và óng ánh như thủy tinh), Teotihuacan có thể buôn đá với người Maya. Họ đùng đá này để làm những con dao tế lễ. Sự trồng trọt trong vùng đất ấy cung cấp những vụ bắp và đậu rất sung túc. Thành phố suy vong vào 650 và khoảng 750 thì bị phá hủy.

Đế quốc Maya. Người Maya ở miền trung Mêhico là những người rất tài giỏi, sáng lập ra một nền văn minh có tổ chức cao tồn tại từ khoảng 300 trước CN đến khoảng 1500 sau CN. Mỗi thành phố Maya đều có người cai trị riêng và một trung tâm tế tự ở đó thực hiện việc thờ phụng và tế người. Người cầm quyền các thành phố này thường giao tranh với nhau. Họ chiến đấu để có những tù nhân làm vật hiến tế cho các thần linh được hài lòng. Từ thế kỷ thứ 3 tới khoảng 800, người Maya bắt tay vào một chương trình kiến trúc vĩ đại và tạo thành những thành phố lớn có chứa đựng các đền thờ Kim Tự Tháp, các cung điện, sân chơi banh, và các nhà tập thể. Bên ngoài các thành phố nhiều người Maya là nông dân. Họ phá đất rừng và trồng bắp, rau, thuốc lá, và cây ca cao cũng như nuôi gà tây, vịt và ong trong các tổ làm bằng các khúc cây rỗng. Các sản phẩm nông nghiệp nuôi dân nông thôn và đỡ đần dân thành thị. Món ăn căn bản là bắp, những người Maya cũng ăn đậu, ớt tiêu và thịt hầm.

400 - 800 - CHÂU ÚC

Trong khoảng thời gian này các thủy thủ Polynesian đi đôi hầu hết các đảo mạn Tây Polynesia. Họ định cư trên vài đảo, trồng khoai lang, dừa, chuối và khoai nước (loại cây có củ to ăn được) ở những cánh đồng có nhiều nước. Sau khoảng 700, dân định cư đảo Easter xây những bệ đá dùng cho các việc tế tự tôn giáo.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348829619420555/Lich-su-the-gioi/400--800-nhung-the-gioi-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận