Tài liệu: 1900 – 1919: thế giới bước vào chiến tranh

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

1900 – 1919: THẾ GIỚI BƯỚC VÀO CHIẾN TRANH 1900 - 1919 - THẾ GIỚI Ở những năm mở màn cho thế kỷ mới là sự gia tăng tranh chấp lẫn nhau giữa các đế quố
1900 – 1919: thế giới bước vào chiến tranh

Nội dung

1900 – 1919:

THẾ GIỚI BƯỚC VÀO CHIẾN TRANH

1900 - 1919 - THẾ GIỚI

Ở những năm mở màn cho thế kỷ mới là sự gia tăng tranh chấp lẫn nhau giữa các đế quốc lớn trên thế giới. Nước Anh, lung lay vì đã mấp mé sự thảm bại trong cuộc  chiến ở Nam Phi với bang Boer. Pháp suy yếu bên vụ tai tiếng Dreyfus, phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế và quân sự từ phía nước Đức vừa thống nhất. Trước sự đe doạ này, Pháp và Anh đã gác lại các cuộc tranh chấp thuộc địa để cùng nhau hợp tác. Khi thế mạnh của nước Đức gia tăng, các khối liên minh mới được thiết lập và vào năm 1914 đã phân chia lục địa này thành hai phe vũ trang. Bên ngoài châu Âu, đế quốc Trung Quốc uy quyền một thời đã sụp đổ vào năm 1911. Một thế lực then chốt mới trong vùng là Nhật Bản đã gây ra cuộc bại trận đầu tiên trong lịch sử hiện đại một quyền lực Âu châu, khi họ đánh đắm hạm đội nước Nga vào năm 1905. Đế quốc Ottoman tiếp tục suy sụp và vào năm 1913 đã mất hết phần lãnh thổ ở châu Âu. Ở châu Mỹ, Hoa Kỳ tiếp tục phát triển về kinh tế và công nghiệp.

Cách mạng kỹ thuật:

Năm 1903, chuyến bay bằng phi cơ đầu tiên của thề giới diễn ra khi các anh em Wright cất cánh bay trên các đụn cát ở Bắc Carolina. Cái ấn tượng thực thụ từ sự kiện chốc lát này đã được cảm nhận khi các cường quốc châu Âu bước vào chiến tranh năm 1914. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại một cuộc chiến tàn khốc diễn ra đã lôi kéo các bên tham chiến dốc hết mọt nỗ lực cho chiến tranh, sử dụng các kỹ thuật mới nhất cho việc tiêu diệt con người. Máy bay, xe tăng, tàu ngầm và các vũ khí hoá học đã được sử dụng để chống lại con người trong cuộc chiến liên quan đến mọi lục địa.

1900 - 1919 - CHÂU PHI

Sự đối kháng với nền thống trị của châu Âu vẫn tiếp tục diễn ra khắp châu Phi. Vào đầu thế kỷ mới, các cuộc nổi dậy Maji - Maji và Herero ở Tanzania, Namibia và tình trạng bất ổn ở Nam Phi đã thể hiện rõ sự phản kháng của người dân châu Phi đối với những ông chủ mới của họ. Tuy nhiên cho dù họ bất bình, nhiều người châu Phi lại chiến đấu cho những kẻ thống trị thực dân trong Thế Chiến I. Chính quyền Nam Phi ra sức bảo đảm cho quyền thống trị của dân da trắng được tiếp tục, người châu Phi, và cả những người dân di cư châu Á, tổ chức các cuộc vận động phản đối ôn hoà. Đế quốc này đã mở rộng lãnh thổ ra gấp đôi nhờ hoàng đế Menelik tài ba.

1905 - Nước chống đạn ở Tanzania. Trên khắp lục địa, người dân châu Phi phản đối việc xâm chiếm đất đai của họ, các khoản thuế mới, lao động cưỡng bức, sự tham nhũng và bạo hành từ phía người châu Âu. Ở miền Đông Phi thuộc địa của Đức (ngày nay là Tanzania), người dân phản đối các khoản thuế nặng nề, chế độ lao động. cưỡng bức, và việc bị cưỡng bức trồng bông cho chính phủ để xuất khẩu. Một người lên đồng tuyên bố mình có phép thuật hoá ra một thứ nước thần có thể chống đạn, và trên khắp đất nước, nhiều dân tộc đã vùng lên khởi nghĩa. (Tiếng Swahili gọi nước là maji, vì thế cuộc nổi dậy được gọi là nổi dậy Maji - Maji). Chính quyền thực dân đã đè bẹp cuộc khởi nghĩa bằng cách giết các lãnh tụ và gây ra nạn đói. Quân chính phủ đã đốt phá mùa màng, hoa màu và làng mạc. Họ đã hoàn thành triệt để nhiệm vụ của mình: hơn 200.000 người chết.

CHIẾN TRANH NỐI TIẾP CHIẾN TRANH.

1896. Quân đội Ethiopia dưới sự lãnh đạo của hoàng đế Menelik tiêu diệt 17.000 quân của Ý trong trận chiến Adowa.

1896 - 1897. Các dân tộc châu Phi nổi dậy chống lại quân Anh.

Những năm 1900. Các chiến dịch của quân Đức để đàn áp Cameroon và các cuộc hành binh của quân Anh tiếp tục ở Nigeria.

1902 - 1903. Dân các vương quốc Ovimbundu ở Angola chiến đấu chống quân Bồ Đào Nha.

1904 - 1908. Khởi nghĩa Herero và Nam ở Namibia.

1905 - 1918. Quân Đức và quân Đồng minh dùng các binh đoàn Phi để đánh tại châu Phi; 41.000 người Kenya chết; 169.000 người Tây Phi làm lính đánh thuê cho Pháp ở châu Âu.

Khoảng 1920. Các cuộc kháng chiến chống quân Anh ở Sudan và Somalia, và chống quân Pháp ở Niger.

1917 - Vị tân hoàng đế Ethiopia. Ở phần lớn thế kỷ 20, Ethiopia là đất nước duy nhất của người da đen ở châu Phi do Hoàng đế Menelik trị vì từ 1889 đến 1913. Vào một thời kỳ khi mà người châu Âu chiếm đoạt hầu hết châu Phi, ông đã mở rộng gấp đôi đế quốc của mình, đánh bại một cuộc xâm lược của người ý ở Adowa năm 1896. Năm 1917, một người trong dòng tộc, Ras (hoàng tử) Tafari, lên cầm quyền. Ông đã giữ chức nhiếp chính cho con gái Judith của Menelik cho đến năm 1930, rồi trở thành hoàng đế với danh hiệu Haile Selassie (''ánh sáng của Ba ngôi''). Ông hiện đại hoá Ethiopia, đặc biệt về quân sự và bãi bỏ chế độ nô lệ. Năm 1935 - 1936, quân Ý xâm lược đất nước này nhưng năm 1941, người Anh đã đánh đuổi họ và hoàng đế trở lại nắm quyền cho đến năm 1974.

Đạo của ras tafari. Ras Tafari, hay Haile Selassie ( 1892 - 1975), đã trị vì một đế quốc châu Phi cổ kính và hùng mạnh vào một thời kỳ mà không biết bao nhiêu người gốc châu Phi trên khắp thế giới bị chèn ép. Đối với nhiều người dân ở vùng biển Caribbean, ông là biểu tượng của niềm hy vọng. Họ kết hợp các điển tích kinh thánh với những ước mơ và khao khát của chính mình để tin rằng người dân da đen là một chủng tộc đã được tuyển chọn, giờ đây đang chịu nhiều đau khổ nhưng định mệnh sẽ được cứu rỗi. Họ tự xưng là người Rastafari, theo tên ông. Từ những năm 1970, nhạc reggae (một loại nhạc có nhịp đệm được hát với tiết tấu mạnh), được cảm hứng từ người Rastafari, đã truyền tư tưởng  của họ đi khắp thế giới.

1900 - 1919  CHÂU Á

Những món lợi kếch sù mà các thương nhân châu Âu đã kiếm được trên lãnh địa Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã khơi dậy nỗi căm giận và phản kháng như đã thấy qua cuộc khởi nghĩa của Nghĩa Hoà Đoàn (Boxers). Điều này cuối cùng đã đưa đến sự sụp đổ của vương triều Mãn Thanh và sự hình thành một nước Cộng hoà Trung Hoa. Nhật Bản trở thành cường quốc châu Á đầu tiên đánh bại một cường quốc châu Âu trong chiến tranh, giành được chiến thắng vang dội trước một hạm đội Nga ở eo biển Tsushima, và trở thành một thế lực đáng nể. Mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản khó có thể dính líu vào Thế Chiến I, các khu vực A Rập ở Tây Á vẫn bị các cường quốc châu Âu chớp lấy của đế quốc Ottoman.

1900 - Khởi nghĩa của Nghĩa Hoà Đoàn ở Trung Quốc. Trung Quốc đã không thể phục hồi uy lực sau khởi nghĩa Thái Bình (1850 - 1864), và trong những năm tiếp theo, các cường quốc châu Âu đã khuếch trương hoạt động thương mại khắp lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều người dân Trung Quốc phản bác các cuộc xâm lấn này. Một nhóm những người bất bình trẻ tuổi đã bí mật thành lập Hội những cú đấm nghĩa hoà (từ đó mới có cái tên Boxer cho cuộc khởi nghĩa của họ), mục tiêu của họ là đánh đuổi ngoại xâm. Phong trào đã tranh thủ được sự ủng hộ. Năm 1900, những người khởi nghĩa đã đốt các trụ sở hộ truyền giáo của nước ngoài, giết chết những người Trung Quốc theo Thiên Chúa giáo và bao vây các sứ quán. Công sứ Đức gởi đến Trung Quốc đã bị sát hại vào tháng 6, và Các Cường quốc châu Âu, Nhật Bản, và Hoa Kỳ đã cử quân đội đến Trung Quốc để trả thù. Họ đến Bắc Kinh vào tháng 8 để giải vây cho các sứ quán. Thái hậu Từ Hi, người ủng hộ Nghĩa Hoà Đoàn, đã lánh về Xian (Tây An). Ngay sau đó bà đã chấp nhận lời yêu cầu chấm dứt cuộc nổi dậy.

Tôn Dật Tiên (1866 - 1925) - Tôn Dật Tiên là con trai của một nông dân ở gần Macao. Năm 1905, ông sáng lập Quốc Dân Đảng (Q.D.Đ), hay Đảng Nhân dân Trung Hoa. Đường lối chính của ông là thống nhất Trung Quốc dưới một chính quyền đại biểu, dân chủ. Từ năm 1894, ông hoạt động bí mật nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh nhưng mục đích không thành. Năm 1895, ông rời Trung Quốc đến các khu vực khác nhau trên thế giới, như Anh, Mỹ và Nhật, để vận động ủng hộ Cách mạng. Năm 1911, quân cách mạng đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, và ông đắc cử Tổng thống lâm thời nước Cộng hoà Trung Hoa mới.

1917 - Người Do Thái được hứa hẹn một quê hương. Sau khi người La Mã củng cố lại quyền lực ở Palestine vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, các cộng đồng Do Thái đã phát triển ở các nơi khác trên thế giới. Người Do Thái lập nghiệp ở nhiều nước châu Âu, và sau đó là ở Hoa Kỳ, nhưng họ không bao giở để mất bản sắc Do Thái của họ. Các chủng tộc khác thường xuyên khủng bố họ. Vào thế kỷ 19, sự khủng bố này hay còn gọi là chủ nghĩa bài Do Thái, đã dẫn đến phong trào những người Do Thái hồi hương về Palestine. Phong trào này, gọi là chủ nghĩa phục quốc Do Thái, nhận được rất nhiều sự ủng hộ ở Anh, và năm 1917. A.J.Balfour, bộ trưởng ngoại giao Anh, đã chính thức tuyên bố sự ủng hộ của chính quyền Anh trong một lá thư gửi Huân tước Rothschild, một lãnh tụ của cộng đồng Do Thái ở Anh. Lá thư được biết dưới tên gọi Lời Tuyên Bố của Balfour. Sau thế Chiến I, Palestine, một phần của đế quốc Ottoman trong 4 thế kỷ qua, trở thành một lãnh thổ do Anh kiểm soát. Hầu như xung đột đã lập tức diễn ra giữa dân Do Thái đi cư với các dân tộc bản xứ - hầu hết là người A Rập - những người đã sống ở Palestine hàng nhiều thế kỷ qua. Nó là nguyên nhân sâu xa của những rắc rối từ bao đời nay.

1900 -1919 - CHÂU ÂU

Những vấn đề ở châu Âu dẫn đến Thế Chiến I năm 1914. Trước việc quân sự hoá của Đức, Pháp đã liên minh với Nga và Anh. Các nước vùng Balkan mới giành được độc lập từ đế quốc Ottoman, bắt đầu mâu thuẫn với nhau, mở đường cho các cường quốc can thiệp vào. Trong cuộc chiến bốn năm, tất cả các bên đều gánh chịu những tổn thất to lớn. Nước Đức, một siêu cường kinh tế ở châu Âu, bị tàn phá nặng nề. Cùng lúc đó, ba cuộc cách mạng ở Nga đã biến nước Nga trở thành nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

1904 - Liên minh thân hữu được ký kết. Sự đụng chạm giữa Pháp và Anh đã bắt đầu từ những năm 1890 qua việc tranh chấp lãnh thổ ở Tây Phi và vùng Thái Bình Dương, việc tranh chấp quyền đánh cá ở Newfoundland, và các quyền lợi ngày càng nhiều ở Ai Cập và Maroc. Năm 1904, sau chuyến viếng thăm Paris thành công của vua Anh là Edward VII, các chính khách đôi bên đã ký kết một thoả ước thân hữu, Entente Cordiale, qua đó hai nước dàn xếp các tranh chấp hải ngoại và đồng ý không can thiệp vào cuộc xây dựng đế quốc của nhau. Đây là bước đầu tiên trong sự liên minh của Anh với Pháp để chống lại Đức.

1906 - Hải quân chạy đua vũ trang. Một mối đe doạ đang lơ lửng ở châu Âu hồi đầu những năm 1900 là sự tăng cường quân sự hoá của Đức. Otto Von Bismark (1815 - 1898), nhà kiến trúc đế chế Đức, đã nỗ lực rất nhiều trong việc gìn giữ các quan hệ tốt đẹp với các cường quốc chính ở châu Âu. Khi ông bị bắn chết năm 1890 bởi tân hoàng đế Đức, hay Kaiser, William II, đường lối chính sách thận trọng này đã bị bỏ. Hoàng đế Đức chủ trương biến nước Đức thành một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới. Ông còn khuyến khích đại tướng Alfred von Tirpitz xây dựng lực lượng hải quân Đức cho ngang tầm với hải quân Anh. Điều này đã gây nên căng thẳng trên khắp châu Âu và thay đổi cán cân quyền lực. Nga, Pháp và Anh thành lập liên minh, các nước khác lo chỉnh đốn lực lượng quốc phòng của mình.

1912 - Các quốc gia vùng Balkan bước vào chiến tranh

Năm 1912 Bulgaria và Serbia tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất Macedonia, một phần của đế quốc Ottoman với cư dân là người Bulgaria, Serbia, Macedoni và Hy Lạp. Hy Lạp và Monténégro liên minh với Bulgaria và Serbia để thành lập Liên minh Balkan. Họ tấn công và đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ, làm cho vùng lãnh thổ ở châu Âu của Thổ bị thu hẹp. Hoà bình tạm thời về vấn đề lãnh thổ, và chiến tranh lại bùng nổ năm 1913. Serbia hy vọng chiếm được Albania, nhưng Áo - Hung lo sợ một sự gia tăng thế lực của Serbia, đã thiết lập Albania thành một nước độc lập. Sự căm giận của Serbia đối với Áo lên  cao độ.

1917 - Cách mạng Nga. Tháng 1 - 1905, hàng ngàn người biểu tình ở St Petersburg đòi tăng lương và giảm giờ làm trong các nhà máy địa phương, đã bị quân lính xả súng bắn. Sự kiện này làm nổ ra cuộc tổng đình công ở St. Petersburg và nhiều nơi khác. Sau đó những người biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh với Nhật, đòi một hiến pháp, một nền giáo dục phổ thông miễn phí và cải cách về thuế. Nông dân nổi dậy chống lại địa chủ. Trong quân đội và hải quân nổ ra các cuộc binh biến. Nga Hoàng buộc phải phê chuẩn một hiến pháp cho ra đời duma (quốc hội), nhưng các cuộc bạo động và biểu tình vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, quân đội Nga thiệt hại trên 5 triệu binh lính năm 1917 trong Thế Chiến I. Các sự kiện ở St.Petersburg (ngày nay đã được đổi tên thành Petersburg) đã dẫn đến sự thoái vị của Nga Hoàng vào tháng 3 - 1917 và sự ra đời của một chính quyền dân chủ (gọi là Chính phủ lâm thời). Vào tháng 9, chính quyền tuyên bố Nga là một nước cộng hoà, nhưng tháng Mười, Lenin lập nên Liên Bang Xô Viết.

CÁCH MẠNG NGA

Tháng 1 - 1905. Đoàn công nhân biểu tình tiến về cung điện Mùa Đông St.Petersburg.

1914. Đế quốc Nga bị lôi kéo vào Thế Chiến I.

Tháng 8 - 1915 . Nicholas II nắm quyền chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang.

Tháng 2 - 1917. Các cuộc diễu hành phản đối của công nhân nổ ra vì tình trạng khan hiếm bánh mì ở Petrograd (tên gọi mới của St. Petersburg từ 1914 và đến 1924 đổi thành Leningrad).

Tháng 10 - 1917. Những người Bolshevik đánh chiếm cung điện Mùa Đông và giành được chính quyền.

Tháng 7 - 1918. Nga hoàng và gia đình bị giết chết.

LÊNIN (1870 - 1 924)**

Lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Nga và thế giới. Vladimir llitch Lênin sinh tại Simbirk ở trung nguồn sông Volga. Cái chết của người anh (bị kết án tử hình vì tội mưu sát Nga Hoàng) đã gây xúc động mạnh trong tâm trí Lênin. Ông gặp rất nhiều khó khăn khi xin vào các trường đại học vì có anh làm quốc sự, Ông xin vào học luật ở Đại học Kazan, ông tích cực tham gia hoạt động chính trị. Năm 1895 ông bị bắt giam 14 tháng, và sau đó bị đày đi Xibêri ba năm. Năm 1903, ông trở thành lãnh tụ của những người Bônsêvích. Sau khi cung điện Mùa Đông thuộc về những người khởi nghĩa vào năm 1917, đại hội Xô Viết toàn Nga được triệu tập để trao chính quyền cho người Bônsêvích. Sau này được gọi là những người cộng sản, những người mang lại cho đất nước ''Hoà bình, Ruộng đất và Bánh mì''. Quyền điều hành nhà máy được trao cho công nhân; một thoả ước tại Brest- Litovik năm 1918 đã chấm dứt chiến tranh với Đức và một hiến pháp Liên Xô mới được công bố. Lênin là lãnh tụ thiên tài của một đất nước lớn nhất thế giới.

1900 - 1 919 - CHÂU MỸ.

Hoa Kỳ đã trải qua một thời kỳ phát triển công nghiệp rực rỡ. Mặc dù có thiện cảm với Anh và Pháp, Hoa Kỳ vẫn đứng ngoài Thế Chiến I cho tới khi các cuộc tấn công bằng tàu ngầm của Đức buộc Hoa Kỳ tuyên chiến năm 1917. Ở Nam và Trung Mỹ, một số chính quyền đã bày tỏ sự bất bình ngày càng tăng đối với sự can thiệp của Mỹ trên đất nước họ ở Argentina, các nỗ lực cải cách căn bản đã bị nhấn chìm trong tình trạng tham nhũng của chính quyền.

1908 - Ford đặt thế giới tên các bánh xe. Henry Ford, nhà công nghiệp Hoa Kỳ, phát triển sản xuất hàng loạt để làm ra xe hơi với chi phí rẻ hơn. Ông sử dụng các bộ phận đã được tiêu chuẩn hoá để có thể được lắp ráp lại với nhau một cách dễ dàng bởi những người thợ không chuyên; và ông bắt đầu xây dựng một hệ thống sản xuất xe hơi dây chuyền, trong đó mỗi công nhân chỉ việc lặp đi lặp lại một công việc nhỏ. Điều này đã làm giảm thời gian sản xuất một chiếc xe hơi từ vài ngày xuống còn 12 tiếng hoặc ít hơn nữa. Kể từ đó, các kỹ thuật sản xuất của ông đã được sao chép trên khắp thế giới. Ford thành tập Công ty xe hơi của ông ở Detroit, Michigan, năm 1903. Năm năm sau, vào năm 1908, ông cho ra đời một loại xe hơi nhỏ kiểu mới, loại xe hơi kiểu chữ T, cứng cáp, đáng tin cậy và dễ mua. Đó là bước mở đầu cho một cuộc cách mạng trong vận chuyển. Năm 1914, Ford có 45 nhà máy sản xuất xe hơi bằng các dây chuyền sản xuất liên hoàn ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Vào năm 1 920, phân nửa số xe hơi của thế giới là xe hơi Ford kiểu chữ T. Ông còn là một ông chủ năng đổi mới. Năm 1914, ông đề ra mức lương cơ bản 5 dollar cho một ngày làm việc 8 tiếng và đưa vào áp dụng các kế hoạch chia lời cho nhân viên của ông.

1900 - 1919 - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Năm 1901, Liên bang Úc được hình thành, khi sáu thuộc địa của Anh thống nhất lại dưới một chính quyền liên bang. New Zealand trở thành một nước tự trị thuộc đế quốc Anh năm 1907. Các cấp chính quyền tại đây đã ban hành những cải cách tiên phong về chính trị và xã hội, nhưng các thổ dân Úc và người Maori New Zealand vẫn tiếp tục bị các sắc dân da trắng chèn ép.

1901, Các thuộc địa Úc thống nhất. Vào năm 1880, Úc chia thành sáu thuộc địa, mỗi thuộc địa có một chính quyền riêng nhưng vẫn thuộc quyền thống trị của Anh. Nhiều gia đình đã sinh sống ở đây qua bốn thế hệ. Người Úc bắt đầu bỏ các mối liên lạc văn hóa với Anh và tạo cho mình một bản sắc dân tộc riêng, sáng tạo các loại hình nghệ thuật riêng của họ và thậm chí còn đưa các đội bóng Crikết (Criket) của mình ra sân thi đấu cùng các đội bóng Anh. Các tổ chức công đoàn họp hội nghị đầu tiên để xúc tiến những cải cách như qui định ngày làm việc tối đa là tám tiếng. Cuối cùng các thuộc địa đã đồng ý thống nhất. Năm 1901, một chính quyền Liên Bang Úc được thành lập, tuy rằng mỗi thuộc địa vẫn có một chính quyền địa phương. Chính quyền Liên Bang Úc vẫn thuộc chủ quyền của Anh nhưng nhiều năm sau ngày càng trở nên độc lập hơn.

1907 - New Zealand trở thành một nước tự trị. New Zealand, một thuộc địa của Anh, năm 1852, được quyền có một hiến pháp chia nước thành 6 tỉnh được thiết lập vào năm 1856, và New Zealand đã duy trì chế độ tự trị trong nửa thế kỷ. Trong những năm này, các chính sách xã hội ở đây thuộc số các chính sách tiến bộ nhất trận thế giới. Đây là nước đầu tiên cho người già được hưởng những khoản trợ cấp. Năm 1901 New Zealand từ chối gia nhập Liên Bang Úc mới ra đời, và năm 1907 được chính thức trao quyền tự trị, tức có một vị trí trong đế quốc Anh.

THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Vào tháng 6 - 1914, một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia đã giết chết hoàng tử Ferdinand, người kế vị của ngai vàng nước Áo. Áo tuyên chiến với Serbia vào ngày 28- 7 - 1914. Các liên minh giữa các cường quốc châu Âu đã nhanh chóng lôi kéo họ vào cuộc khủng hoảng. Nga điều động các lực lượng dọc biên giới giữa Nga với Áo và Đức đến giúp Serbia. Đức tuyên chiến với Nga và đồng minh của Nga là Pháp. Để tiến hành đánh Pháp, các binh đoàn quân Đức đã chiếm Bỉ. Anh đã ưng thuận bảo vệ sự trung lập của Bỉ và tuyên chiến với Đức và Áo vào ngày 4 - 8 - 1914. Chẳng bao lâu sau, cuộc chiến đã lan rộng khắp thuộc địa của châu Âu và trên toàn thế giới.

Thiết lập trận tuyến phía Tây. Quân Đức mau chóng càn quét hầu hết nước Bỉ, đẩy lùi các lực lượng quân Anh về Mons ngày 23 - 8 - 1914, và vượt sang nước Pháp. Ngày 5 - 9 - 1914, trong một trận chiến quyết định, quân đồng minh phản công trên bờ sông Marne phía Bắc Paris, buộc quân Đức phải rút về sông Aisne. Quân Đức đã không còn có thể hoàn toàn lấy lại thế chủ động được nữa. Đến cuối năm, cả hai bên đều đã xây dựng những đường hào trải dài 400 dặm (650km) từ Nieuport trên bờ biển nước Bỉ đến biên giới Thụy Sĩ. Vùng chiến sự được gọi là mặt trận phía Tây.

Súng nổ ở mặt trận phía Đông. Trong khi quân đội Đức tấn công Pháp, Nga đã mở một cuộc tấn công vào tỉnh Đông Thổ của Đức nhưng bị đánh bại vào tháng 8 - 1914 tại Tannenberg. Quân Nga không xâm phạm Đức lần nào nữa, mặc dù họ đã càn chiếm tỉnh Galieia của Áo trong một thời gian. Nhưng các tổn thất nặng nề đã góp phần làm bùng nổ các cuộc cách mạng ở Nga vào năm 1917. Chẳng bao lâu sau, chính quyền Xô viết mới thành lập đã lên tiếng ủng hộ hoà bình.

1914
            Ngày 1 - 8. Đức tuyên chiến với Nga.

Ngày 3 - 8. Đức tuyên chiến với Pháp và chiếm Bỉ.

Ngày 4 - 8. Anh tuyên chiến với Đức.

Ngày 20 - 8. Quân Đức đẩy lui quanh về Mons, Bỉ.

Ngày 26 đến 30 - 8. Quân Đức do Hindenburg chỉ huy đánh bại quân Nga ở Tannenberg, bắt 125.000 tù binh.

Ngày 30 - 8. Máy bay Đức ném bom Paris lần đầu tiên.

Ngày 30 - 8. Lực lượng New Zealand chiếm đóng Samoa của Đức.

Ngày 5 đến 13 - 9. Trận chiến trên bờ sông Marne: quân Anh và Pháp đánh bại quân Đức.

Ngày 6 đến 15 - 9. Quân Đức đánh bại quân Nga trong trận Vùng hồ Masruian.

Ngày 21 - 9. Quân Úc chiếm đóng Guinea thuộc Đức.

Ngày 20 - 10 đến 11 - 11. Quân Đồng minh đứng vững trước cuộc tấn công của Đức trong trận Ypres.

Ngày 5 - 11. Quân Đức chiến thắng quân Anh ở Đông Phi thuộc Đức (ngày nay là Tanzania).

Tháng 11. Quốc vương Sultan của Thổ nhĩ Kỳ tuyên bố một cuộc thánh chiến (Jihad) chống lại tất cả các kẻ thù, bao gồm Anh, Pháp và Nga.

Ngày 8 - 12. Hải quân Anh chiến thắng Đức trong trận Quần đảo Falkland.

Ngày 17 - 12, Quân Thổ tấn công thị trấn Kars của Nga -Armenia.

Ngày 21- 12. Cuộc không kích đầu tiên vào nước Anh, tại Dover.

1915
            Tháng 1. Khí cầu đầu tiên của Đức tấn công Anh.

Tháng 2. Hải quân Đức bắt đầu chiến dịch phong toả bằng tàu ngầm, không cho tàu thuyền đi lại.

Ngày 22 - 4 đến 25 - 5. Trận chiến thứ hai ở Ypres.

Ngày 25 - 4. Các lực lượng Úc, Anh và New Zealand đổ bộ lên Gallipoli, dự phần vào một nỗ lực đánh chiếm Constantinople không thành công.

Ngày 2 - 5. Cuộc tấn công của phe Đức - Áo bắt đầu ở Galicia, Ba Lan thuộc Nga bị tràn ngập kể từ ngày 2 - 9.

Tháng 10. Các lực lượng Anh và Pháp đổ bộ lên Macedonia để giúp quân Serbia và Hy Lạp.

1916
            Ngày 21 - 2. Cuộc chiến kéo dài bắt đầu tại thị trấn pháo đài Verdun ở phía Đông nước Pháp, kéo dài gần một năm, nhưng Verdun đã không bị mất về tay quân Đức. Ngày 31 - 5 đến 1 - 6. Trận thủy chiến Jutland ngoài khơi phía Tây Bắc Đan Mạch, giữa các hạm đội của Anh và Đức.

Ngày 4 - 6, Tấn công lớn của quân Nga dưới sự chỉ huy của tướng Bresilov bắt đầu. Sau những thành công ban đầu quân Nga bắt đầu suy yếu, nhưng chỉ sau khi một triệu lính Nga đã chết trận.

Ngày 1 - 7. ''Trận sông Somme'' ở Tây Bắc nước Pháp bắt đầu, kéo dài vài tháng với những tổn thất nặng nề cho quân Anh trong ngày đầu tiên.

Các vũ khí chiến tranh đáng sợ mới. Cả hai bên đều đưa ra những loại vũ khí chiến tranh khủng khiếp mới. Quân Đức đầu tiên đã xả khí độc vào các chiến hào của phe Đồng minh vào mùa xuân năm 1915 rồi đến dùng súng phun lửa phun ra chất khí cháy trong trận bao vây Verdun năm 1916. Máy bay được đặc biệt chế tạo để thả bom xuống các thành phố và các vị trí ở tiền tuyến hoặc bắn hạ máy bay địch trên không trung. Quân Đức còn sử dụng các tàu ngầm chữ U để phóng thủy lôi, chủ yếu nhằm vào các tàu buôn Anh chuyên chở thực phẩm và đồ tiếp tế tối cần thiết từ Bắc Mỹ băng qua Đại Tây Dương. Ở những tháng cuối năm 1916, xe tăng, một phát minh mới của Anh, đã xuất hiện ở các chiến tuyến trên nước Pháp. Các pháo đài giáp thép di động này có thể chống đỡ được các  trận súng máy nặng nề nhất, cũng như có thể ủi đổ các hàng dây thép gai. Binh lính chốt trong xe tăng bắn các loại súng cực mạnh.

Đánh chìm tàu Lusitania. Tháng 5 - 1915, một tàu chở khách của Anh, tàu Lusitania, đã bị một tàu chữ U của Đức đánh chìm. Trên 1200 người bị chết. Trên 190 nạn nhân là người Mỹ, bao gồm các nhân vật nổi tiếng như nhà triệu phú Alfred Vanderbilt. Công chúng Mỹ vô cùng phẫn nộ. Khả năng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc chiến trở nên chắc chắn hơn.

1917
            Ngày 6 - 4, Hoa Kỳ tham chiến, thuộc phe Đồng minh.

Tháng 7. Quân Nga di chuyển đến Galicia để mở một cuộc tấn công lớn mà chẳng bao lâu sau đó đã suy sụp lần mòn.

Tháng 7 đến tháng 11. Cuộc tấn công của quân Anh gần Ypres tương đối thành công; 400.000 binh lính bị thương vong, phần lớn tại Paschendale.

Ngày 6 - 7. Đại tá T.E Lawrendale của Anh đã chỉ huy A Rập chiến đấu với quân Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm được Aqaba.

Tháng 10 đến tháng 11. Quân Ý bị quân Áo đánh bại trong cuộc giao tranh ở Caporetto.

Ngày 20 - 11. Cuộc tấn công của gần 400 xe tăng Anh ở Cambrai trên mặt trận phía Tây.

Ngày 15 - 12. Đình chiến giữa  Nga và Đức.

1918
            Ngày 8 - 1. Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đề nghị một kế hoạch hòa bình dựa trên '' Mười bốn Điều khoản''.

Tháng 5 - tháng 7. Quân Đức dưới sự chỉ huy của Ludendorff mở cuộc tấn công lớn cuối cùng ở mặt trận phía Tây.

Tháng 7. Các lực lượng quân Anh, Pháp, và Hoa Kỳ, do Foch chỉ huy, bắt đầu một cuộc phản công thắng lợi.

Ngày 24 - 10 đến 4 - 11. Trận chiến Victorio Veneto: quân Ý đánh bại quân Áo.

Ngày 28 - 10. Hạm đội Đức nổi loạn ở Kiel.

Ngày 30 - 10. Quân Thổ đầu hàng sau khi bại trận trước quân Anh do Allenby chỉ huy.

Ngày 11 - 11. Đình chiến được phê chuẩn giữa Đức và Đồng minh; chiến tranh kết thúc.

Các nước thắng trận. Vào tháng 11 - 1918, nước Đức đã hoàn toàn suy kiệt. Trong một cuộc cách mạng, hạm đội Đức đã dấy loạn và hoàng đế Đức (Kaiser) buộc phải thoái vị và lánh sang Hà Lan. Chính quyền cộng hoà mới dàn xếp một cuộc đình chiến vào ngày 11 - 11 - 1918. Một loạt các hiệp ước hoà bình tiếp theo đã vẽ lại bản đồ châu Âu với sự trừng phạt nặng nề đối với các thế lực bại trận. Hiệp ước giữa Đồng minh và Đức ký kết tại Versailles, gần Paris năm 1919, đã buộc Đức phải giao tất cả các thuộc địa và một số vùng đất ở châu Âu cho các cường quốc Đồng minh, cũng như phải bồi thường tái thiết cho các nước bị quân đội Đức tàn phá, đặc biệt là cho Pháp. Quân đội Đức không được phép có quá 100.000 quân, và không được trang bị một loại vũ khí hiện đại nào khác.

Ước tính thiệt hại. Thế chiến I đã kéo dài trên 4 năm. Suốt thời gian đó khoảng 10 triệu người đã chết trong chiến đấu, trong các cuộc không kích, hoặc ngoài biển, và số người bị thương đến gấp đôi. Trên 6 triệu lính bộ binh, thủy thủ, phi công và dân thường đã bị bắt làm tù binh, nhiều người trong số đó sau này khi trở về nhà đã bị khủng hoảng tinh thần vì những gì họ đã trải qua. Đức và liên minh Áo Hung phải chịu con số tổn thất nặng nề nhất: 3 triệu người chết và gần 8 triệu người bị thương - hầu như cả một thế hệ thanh niên. Các khoảnh khắc đáng nhớ là những khoảnh khắc của sự chống đối và biến loạn, cũng như của chiến tranh và chiến bại. Chẳng hạn như năm 1917, một số lính Pháp đã kêu be be như cừu khi hành quân vì họ biết rằng họ đang bị dẫn đi như những con cừu non đến lò sát sinh.

Một liên minh các quốc gia. Sau khi chiến tranh đã kết thúc, Hội Quốc Liên được thành lập năm 1920. Mục đích của Hội là gìn giữ hòa bình trên thế giới và giải quyết xung đột bằng đàm phán. Hoa Kỳ từ chối phê chuẩn Hiệp ước Versailles hay gia nhập Hội Quốc Liên. Đây là một sự khởi đầu không tốt cho tương lai của Hội với tư thế là một tổ chức tăng cường hoà bình. Mặc dù giải quyết được các xung khắc nhỏ, Hội lại thất bại trong việc giải quyết các vấn đề chính như trong cuộc xâm lược của Nhật Bản ở Trung Quốc năm 1931, hay việc Ý xâm lược Ethiopia vào năm 1936. Hội giải tán năm 1946.

1919
            Tháng 1 - tháng 7. Hiệp ước Versailles được các nước Đồng minh và Đức cùng nhau thực hiện.

Tháng 4. Geneva của nước Thuỵ Sĩ trung lập trở thành trụ sở của Hội Quốc Liên.

Tháng 6. Các tàu hải quân Đức bị đắm do sự phá hoại của chính các thủy thủ Đức tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển Scotland.

Tháng 9. Hiệp ước St.Germain giữa các nước Đồng minh và Áo, công nhận Nam Tư, Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc là các nước độc lập; đế quốc Áo thu hẹp 2/3 lãnh thổ.

Tháng 11. Hiệp ước Neuilly giữa các nước Đồng minh và Bulgaria: đất đai của Bulgaria được chia cho Hy Lạp, Rumani, Nam Tư.

1920
            Tháng 1. Chính quyền Hà Lan từ chối giao nộp cựu hoàng đế Đức cho các nước Đồng minh xét xử.

Tháng 6. Hiệp ước Trianon giữa Đồng minh và Hungary: Hungary thu hẹp còn ¼ lãnh thổ; đất đai mất về tay Rumani, Tiệp Khắc và Nam Tư.

Tháng 7. Hội nghị Spa. Đức đồng ý bồi thường tái thiết rất lớn cho Anh, Bỉ, Pháp, Ý  và các nước nhỏ hơn.

Tháng 8. Hiệp ước Sèvres giữa Đồng minh và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó Thổ mất rất nhiều đất đai; hiệp ước không được các nhà dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận và đã không được phê chuẩn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348834461570445/Lich-su-the-gioi/1900--1919-the-gioi-buoc-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận