Tài liệu: 1750 – 1800: thời đại cách mạng

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

1750 – 1800: THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG 1750  -1800 - THẾ GIỚI Thế giới bị đảo lộn bởi hai cuộc cách mạng xảy ra trong giai đoạn này. Ở Bắc Mỹ 13 thuộc địa củ
1750 – 1800: thời đại cách mạng

Nội dung

1750 – 1800:

THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG

1750  -1800 - THẾ GIỚI

Thế giới bị đảo lộn bởi hai cuộc cách mạng xảy ra trong giai đoạn này. Ở Bắc Mỹ 13 thuộc địa của Anh thành lập Hiệp Chủng quốc, một quốc gia đầu tiên trên thế giới được độc lập, tách khỏi sự cai trị của châu Âu. Ở Pháp, diễn ra việc hành hình nhà vua và tuyên bố một nền cộng hoà dựa trên nguyên tắc Tự Do, Bình Đẳng và Bác ái. Các đợt sóng nổi lên từ hai cuộc cách mạng mạnh mẽ này cùng với cuộc cách mạng về nông nghiệp đã được tiến hành ở châu Âu, và cuộc cách mạng kỹ nghệ đang từ từ sánh bước, đó là những sự kiện nổi bật trong thế kỷ kế tiếp.

 Vẽ bản đồ đất liền. Ở châu Phi, lần đầu tiên người châu Âu thám hiểm sâu vào trong đất liền. Ở phía bên kia, Cook, Bougainville và các thủy thủ khác vẽ chi tiết các hòn đảo ở Thái Bình Dương. Năm 1788 thuộc địa châu Âu đầu tiên có tính cách bền vững trong vùng được thành lập ở châu Úc. Người Anh phá hủy được quyền lực của Pháp ở Canada và kiểm soát các thuộc địa châu Âu ở đây. Ở tiểu lục địa Ấn Độ Robert  Clive chiến thắng đặt nền tảng cho nền thống trị tương lai của Anh. Vào năm 1800, nhiều quốc gia châu Á và châu Phi chịu ảnh hưởng của châu Âu, ngoại trừ Nhật Bản vẫn tương đối cách biệt, và Trung Quốc giàu có và hùng cường hơn bao giờ hết, nhưng phải chịu những thối nát và suy đồi mỗi ngày một tăng trong giai cấp lãnh đạo. Vào cuối thế kỷ, triều đại Mãn Thanh đã trải qua giai đoạn vĩ đại thất của mình.

1750 - 1800 - CHÂU PHI

Ở châu Phi, một cuộc canh tân Hồi giáo ở nơi những người Fulani đã ảnh hưởng tới toàn vùng. Mạn Tây Nam Nigeria, đế quốc Oyo lên tới cao điểm của nó. Vào những năm 1780, 90.000 nô lệ châu Phi bị đưa qua Đại Tây Dương mỗi năm, số lớn là từ Angola. Ở về phía Đông châu Phi thương mại của Zangibar cạnh tranh với thương mại của Mombasa. Người châu Âu thăm dò sâu vào trong đất liền châu Phi để có thêm kiến thức và phát triển thương mại. Mạn Nam châu Phi người Hà Lan đụng độ với các dân tộc châu Phi. Năm 1795, người Anh lấy Mũi Hảo Vọng từ tay người Hà Lan.

1768 - Người Âu châu thám hiểm bên trong đất liền. Sau nhiều thế kỷ giới hạn nguồn lợi tức bên châu Phi ở việc buôn bán vùng ven biển, đặc biệt là việc buôn bán nô lệ, người châu Âu bắt đầu điều tra bên trong đất liền. Họ có nhiều duyên cớ khác nhau – Khoa học, Địa lý và Thương mại. Từ 1768 đến 1773 James Bruce, người Scotland, thám hiểm Ethiopia. Ông nghĩ mình đã tìm thấy cội nguồn của con sông Nil lớn trong khi chỉ mới thấy nguồn của con sông Nil Xanh. Năm 1788 một nhóm nhà khoa học người Anh và những mạnh thường quân có sự ham thích, dưới sự lãnh đạo của Sir Joseph Bank, thành lập một Hiệp hội châu Phi để thám hiểm châu Phi và tìm những hướng thương mại mới.Năm 1795 Hội đỡ đầu cuộc hành trình đầu tiên của Mumgo Park sang mạn Tây Phi. Họ thám hiểm sông Gambia và lên tới Niger, thấy rõ là nó chảy về phía Đông.

1750 - 1800 - CHÂU Á

Đế quốc Moghul suy tàn, người Anh và người Pháp lợi dụng sự yếu kém này để theo đuổi con đường thương mại và sự kình địch về quân sự ở Ấn Độ. Robert Clive chiến thắng Nabob xứ Bengal và đưa địa hạt vào quyền cai trị của Anh. Đồng thời một vị tướng lãnh người Afghan tài giỏi, Ahmad Shad, chiếm những khoảng đất vĩ đại mạn Bắc Ấn Độ. Về phía Đông Nam châu Á, Rama I củng cố vương quốc Thái Lan. Trung Quốc tiếp tục phồn thịnh dưới triều Càn Long.

1757 - Người Anh kiểm soát Bengal - Bengal được độc lập tách khỏi ách thống trị của người Moghul từ đầu thế kỷ 18, là một quốc gia hùng cường. Cả công ty Đông Ấn của Anh và Pháp đều có nguồn lợi ở Bengal. Năm 1756 Nabob thủ lãnh xứ Bengal, đuổi người Anh ra khỏi Culcutta, căn cứ chính của họ. Năm sau đó, Robert Clive, một nhân viên của công ty Đông Ấn trở thành kính chiến, lấy lại thành Culcutta và trong trận ở Ptassey đánh đuổi được Nabob Siraj Ud daula. Điều này làm cho Bengal trở về với sự kiểm soát của công ty. Trải qua nhiều thập niên sau đó người Anh củng cố quyền kiểm soát của họ trên vùng đất thương mại giàu có này. Dầu vậy, vào cuối thế kỷ, quyền lợi của người Anh bị đe doạ nghiêm trọng một lần nữa bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của những tham vọng Pháp ở Ấn Độ.

1782 - Một vua mới cho Thái Lan. Vào những năm 1760, một tướng người Thái, P'ya Taksin bắt đầu đánh đuổi những người Miến Điện trở về đất của họ. Những người này xâm chiếm Thái Lan và tàn phá thủ đô Ayudhya của Thái. Khoảng 1776 -1777, Thái Lan thống nhất và đặt thủ đô mới ở Bangkok. Những cuộc giao tranh làm cho P'ya Taksin kiệt sức và trở thành mất trí. Vị tướng quan trọng của ông, Chakri, lên nắm quyền. Năm 1782, Chakri được tuyên bố làm vua và ông P'ya Taksin bị xử tử. Chakri khi đó trở thành Rama T'ibodi hay Ramal. Phần lớn thời gian cai trị của ông được sử dụng để chiến đấu với Miến Điện, đất nước có vị thủ lãnh mới đầy tham vọng, Bodawpaya xâm chiếm  Thái Lan vào năm 1875 nhưng không thành công. Dó đó Rama tập trung vào việc củng cố vương quốc, chỉ định làm bộ trưởng trong chính Phủ của ông những người đáng tin cậy cùng phục vụ với ông trong các cuộc chiến lâu dài. Ông chết năm 1809.

1769 - Vương triều Vua Càn Long chấm dứt. Năm 1769, vua Càn Long hoàn tất 60 năm làm hoàng đế Trung Quốc và thoái vị, nhưng cả trong lúc về hưu ông vẫn nắm guồng máy cai trị. 213 thời gian cai trị của ông liên tục là một giai đoạn thành công và thịnh vượng. Lương thực cho dân chúng mỗi ngày một gia tăng (được nói là gấp đôi từ 150 triệu tới 300 triệu vào thế kỷ 18); sở dĩ được như thế là do áp dụng những vụ trồng lúa ngắn hạn (có nơi chỉ còn 30 ngày cho mỗi vụ, 3 lần 1 năm) và do tiến hành nhập khẩu các loại cây lương thực mới như bắp, khoai lang từ châu Mỹ. Nhưng sau khoảng 1770, Càn Long bắt đầu để cho những nịnh thần vây quanh ông đặc biệt là một vị đẹp trai nhưng bất tức là HeShen (Hoà Khôn, 1750 - 1799), và chính He Shen là một trong những người đã làm giảm hiệu năng của chính quyền nhà vua. Có những cuộc nổi loạn ở các tỉnh, một trong những cuộc nổi loạn ấy vẫn tiếp tục khi vua Càn Long chết năm 1799.

1750 - 1800 - Châu Âu. Được cung cấp về tài chánh bởi những viên kim cương tìm được ở Brazil, Bồ Đào Nha trở nên phồn thịnh dưới một nhà lãnh đạo cứng rắn, Pombal. Châu Âu trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh 7 năm trong đó  Frederick Đại đế của Phổ một tí nữa thì mất luôn cả vương quốc, nhưng ông đã tỏ ra là một vị tướng vĩ đại nhất trong các tướng lĩnh. Nước Pháp thất trận và bị đuổi ra khỏi  Canada. Một nhà cai trị vĩ đại khác, Catherine Đại đế Nga, tuy nỗ lực lãnh đạo đất nước theo khuôn mẫu của Pháp, nhưng  vẫn tiếp tục cai trị một cách độc đoán. Về  cuối thế kỷ, cuộc cách mạng Pháp đã ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia châu Âu.

1750 - Pombal cát trị Bồ Đào Nha - Bồ  Đào Nha, một đất nước thành thạo đi biển với những thuộc địa ở châu Phi, châu Nam Mỹ, châu Á lấy lại được nền độc lập vào năm 1640, sau 60 năm bị người Tây Ban Nha cai trị. Năm 1750 vua nước Bồ Đà Nha, José, chỉ định Sebastian de Carvalho (sau này là Hầu tước Pombal) vào một chức vị cao và sau này bổ nhiệm ông ta làm thủ tướng năm 1756. Pombal có lẽ là nhà chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại của Bồ Đào Nha. Trong một chức vụ kéo dài trên 20 năm, ông tổ chức lại nguồn tài chính, quân đội, hệ thống giáo dục của Bồ Đào Nha, thúc đẩy kỹ nghệ và sự phát triển thuộc địa, giảm bớt quyền lực của giới quí tộc, phá hủy Toà án dị giáo, trục xuất dòng Tên và canh tân nền nông nghiệp. Nhưng ông ta cai trị với một bàn tay sắt và phạt những kẻ chống đối một cách dã man. Khi vua José chết năm 1777, Pombal bị đuổi khỏi chức vụ.

Động đất ở Lisbon. Trận động đất 1755 ở Lisbon thủ đô Bồ Đào Nha là một  thảm hoạ tự nhiên tồi tệ nhất ở thế kỷ 18. Khi hàng ngàn giáo dân đang tập trung trong các nhà thờ để mừng lễ Các thánh (1 - 11), trong vòng 15 phút, hai phần ba các toà nhà, lớn hoặc nhỏ, đều sụp đổ tan hoang làm khoảng 500.000 người chết hay bị thương. Chính Pombal điều khiển việc xây dựng lại thủ đô. Ông ta dùng vàng và kim cương từ thuộc địa giàu có của người Bồ Đào Nha ở Brazil để cung cấp tài chính cho công trình.

1762 - Catherine Đại Đế trở thành Nữ hoàng đế Nga. Catherine Đại đế trở thành Nữ hoàng đế Nga năm 1762 sau khi hạ bệ Peter III chồng bà. Bà là một thủ lãnh thông minh và cương nghị, chịu ảnh hưởng của các nhà triết học thời kỳ ánh sáng như Voltaire và Monlesquieu. Thành tựu chính của bà gồm sự mở rộng bờ cõi Nga, phát triển kỹ nghệ và thương mại, cải tổ chính quyền địa phương và phổ biến giáo dục đặc biệt là cho phụ nữ. Bản thân là một nhà văn, bà khích lệ văn chương, nghệ thuật, báo chí và văn hoá phương Tây nói chung. Những hành Động đáng chỉ trích nhiều nhất của bà là việc bà vẫn duy trì chế độ nô lệ và vai trò của bà trong việc chia cắt nước Ba Lan. Bà vẫn tiếp tục sự nghiệp của Peter Đại đế, chuyển hoá đất nước Nga thành 1 quốc gia quyền lực.

1789 - Cuộc cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng Pháp bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa. Đất nước bị nghèo khổ là do 3 cuộc chiến tranh lớn từ 1740 và do bị thất thu trong các vụ mùa làm cho giá lương thực lên cao. Quyền hành chính trị tập trung ở triều đình tại Versailles và việc chỉ trích chế độ bị coi là không hợp pháp. Giai cấp quí tộc vẫn cai trị theo kiểu phong kiến, bóc lột thậm tệ giai cấp nống dân. Giai cấp trung lưu bị kích động bởi những nhà triết học Kỷ nguyên ánh sáng cũng bắt đầu nóng lòng cải cách. Năm 1789 vua Louis XVI triệu tập Đại Nghị Các Đẳng Cấp (Quốc hội Pháp) lần đầu tiên trong vòng gần 150 năm để tranh thủ sự đồng tình của đất nước về một vài cải tổ điều này có tác dụng thúc đẩy sự thay đổi, sự bất ổn lên tới tột đỉnh ở Paris vào ngày 14 tháng 7, khi đám đông dân chúng căm phẫn tấn công dữ đội ngục Bastille. Sau đó nhà vua và các vị bộ trưởng buộc phải áp dụng các thay đổi. Đại Nghị Đẳng Cấp trở thành Quốc hội. Một bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được ban hành, và một bản Hiến pháp Dân Chủ mới được ra đời. Năm 1792, chế độ quân chủ bị giải tán và một nước Cộng Hoà được thiết lập Trật tự của xã hội cũ bị bãi bỏ nhường chỗ cho trật tự mới dựa trên tự do, bình đẳng và bác ái.

Cuộc cách mạng pháp

1789. Ngày 14 tháng 7 dân chúng giận dữ của Paris tấn công ngục Bastille và mở đầu cuộc Cách mạng.

1789. Tuyên ngôn Nhân Quyền.

1790. Louis XVI chấp nhận Hiến Pháp Dân chủ mới.

1791. Louis XVI và hoàng hậu Antoinette cố gắng trốn khỏi Pháp nhưng bị bắt lại và đem về Paris.

1792. Đại  hội quốc gia hủy bỏ chế độ quân chủ.

1793. Xử tử Louis XVI vào tháng Giêng và tiếp theo đó là Marie Antoinette vào tháng 10.

1793-1794. Sự cai trị bằng khủng bố của Robespierre.

1794. Hebert bị lên máy chém vào tháng 3 và Danton vào tháng 4.

1794. Robespierre bị bắt và xử chém vào tháng 7, chấm dứt triều đại khủng bố.

1795. Thành lập ủy ban Lãnh đạo.

1750 - 1 800 - CHÂU MỸ

Ở Bắc Mỹ, nước Anh nhờ những người Anh trên bờ Đại Tây Dương đã tước   đoạt quyền kiểm soát Canada của Pháp. Chính quyền Anh sau đó củng cố quyền hành bằng cách đặt ra những sắc thuế mới.

Những người thuộc địa nổi dậy, giành quyền độc lập, dựng lên Hiệp Chủng  Quốc Mỹ. Tại Nam Mỹ một số cuộc nổi loạn do Toussaint cầm đầu nổ ra ở Haiti. (1797- 1802). Tousaint bị bắt và đưa về Pháp ở đó ông qua đời vào năm 1802. Người  đồng sự của ông - Jacques Dessalines - lại đánh đuổi người Pháp và tuyên bố Haiti độc lập vào năm 1804.

1750 - 1800 - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Trong thời gian này nhà hàng hải người Anh, James Cook thực hiện ba cuộc du  lịch nổi tiếng của ông ta tới Thái Bình Dương (1768-1779) đi qua hoặc đổ bộ lên nhiều hòn đảo ở Polynesia, đi vòng quanh Tân Tây Lan và bị giết hạt ở bờ biển phía Đông châu Úc. Sau Cook, những người tội phạm (nhiều người trong số này đã bị biến thành tội phạm vì những chuyện nhỏ nhặt) bắt đầu được chở khỏi Anh đi thi hành án trên những khu định  cư được thiết lập ở phía Đông Nam châu Úc.

1768 - Biển Nam được thám hiểm.

Khoảng giữa 1768 và 1779, thuyền trưởng James Cook đã thực hiện ba cuộc  hành trình tới Thái Bình Dương với mục đích mở rộng thêm kiến thức của người Âu về châu Đại Dương hơn bất cứ ai khác. Ông là một thủy thủ sáng chói, nhà thám hiểm và một lãnh tụ xuất sắc, gốc gác từ một gia đình thường dân ở Yorkshire nước Anh. Ông là người đầu tiên có tên được ghi trên bản đồ ở vùng của Canada trong cuộc chiến Bảy năm. Ở đó và ở Thái Bình Dương ông đã vẽ bản đồ chính xác hơn bất cứ ai trước ông. Nghiêm nghị nhưng ông rất được kính trọng, ông giữ cho thủy thủ đoàn của ông luôn khoẻ mạnh nhờ chế độ ăn uống và vệ sinh, và luôn luôn cố gắng xây dựng những quan hệ tốt đẹp với những người Polynesia mà ông ghé thăm. Các nhà khoa học và nghệ nhân ông đem theo nhận xét và ghi chú lại về những dân tộc, loài thú và vùng đất họ thăm, vừa tăng thêm những kiến thức khoa học vừa làm cho người châu Âu quan tâm hơn nữa đến châu Đại Dương.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348833283264485/Lich-su-the-gioi/1750--1800-thoi-dai-cach-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận