1200 - 1400:
CHINH PHỤC VÀ DỊCH BỆNH
1200-1400 - THẾ GIỚI
Trong thời gian này, Thành Cát Tư Hãn và gia tộc ông ta chế ngự châu Á, châu Âu. Thành Cát Tư Hãn sáng lập ra đế quốc Mông Cổ. Phía Đông từ Triều Tiên tới Kiev phía Tây không ai mà không bị ảnh hưởng bởi cuộc xâm lăng tàn khốc của quân đội Mông Cổ. Ngay cả Trung Quốc cũng bị chinh phục. Cũng vào thời kỳ này người Ottoman nổi lên như một quyền lực lớn ở Thổ, đe doạ đế quốc Byzantine. Châu Âu và châu Á sau này bị tàn phá bởi Thần Chết Đen, một nạn dịch giết hại 1/3 dân số châu Âu. Dầu có tai hoạ lớn này, sự tiếp xúc của hai bên vẫn phát triển; người Âu sang thăm Trung Quốc và nhiều lộ trình buôn bán được mở ra xuyên qua lục địa châu Á.
Những dế quốc mới. Tại những nơi không bị ảnh hưởng bởi những người Mông Cổ hay Thần Chết Đen, tồn tại một nền văn minh mới lớn mạnh. Tại Tây Phi, đất nước giàu có nhờ vàng của Mali, trở nên phồn thịnh nhờ buôn bán qua sa mạc Sahara. Bên kia bờ Đại Tây Dương, dân Misslssippi mạn Bắc Mỹ xây những đài bệ vĩ đại cho các đền thờ và nhà ở. Tiến về mạn Nam người Aztec xây những thành phố trải dài khắp mạn Trung Mỹ. Người Chimu mở mang vương quốc bờ biển của họ ở mạn Bắc Pê-ru, trong khi ở Andes, người Incas củng cố quyền lực họ nắm giữ trên dải đất xung quanh thủ đô miền núi của họ ở Cuzco.
Khoảng 1200-1250: Các khu chung cư liên hiệp và những Kivas hình vòng tròn được xây ở Cliff Canyon và Few kes Canyon vùng Colorado.
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Khoảng 1200. Chế độ quân chủ Tui Tonga xây dựng những đài san hô để tế tự trên đảo Tonga Nam Thái Bình Dương.
1250 - CHÂU PHI
Khoảng 1250. Vương quốc Kanen vùng Hồ Chad bị xé lẻ thành những nhóm thù địch nhau.
1250. Thủ lãnh Ayyubid cuối cùng ở Ai Cập bị sát hại; người Mamluk được người Ayyubid sử dụng như là lính trước đây ở vùng Tiểu Á lên nắm quyền và thành lập một quốc gia quân sự.
1260- 1277. Baybars vị chỉ huy người Mamluk chiếm quyền và tự coi là lãnh tụ Hồi giáo tối cao ở Ai Cập.
CHÂU Á
1256. Hulagu, cháu Khan, thành lập vương quốc Mông Cổ ở Nam Tư.
1260. Hốt Tất Liệt cháu của Thành Cát trở thành đại hãn.
1260. Trận Ain Jalut - người Mông Cổ, dưới thời Hạt Lỗ, bị người Mamluk chặn đứng ở Palestine.
1271. Nhà thám hiểm Marco Polo sang Trung Quốc.
1281. Người Mông Cổ bị đuổi ra khỏi Nhật Bản bởi những Kamikhaze, ngọn gió thần.
CHÂU ÂU
Khoảng 1254. Nhà thám hiểm Marco Polo sinh ra tại Vinece.
1262. Iceland va Greenland nằm dưới ách cai trị của người NaUy.
1273. Rudolph I trở thành người cai trị đầu tiên của Áo.
1282- 1284. Edward I nước Anh chinh phục vùng Wales.
1284. Peterhouse, học viện đầu tiên của Đại học Cambridge được thành lập ở Anh.
1284. Tiền đồng Sequin được lập ở Vinece, Ý.
Khoảng 1290. Kính đeo mắt được phát minh ở Ý.
1291. Ba lãnh địa Thụy Sĩ kết hợp với nhau để chiến đấu giành độc lập từ tay người Hapshurgs.
CHÂU MỸ
Khoảng những năm 1250. Người Chimu rộng vương quốc của họ dọc theo bờ biển phía Bắc Pêru.
Khoảng những năm 1250. Sự phục hưng của May; theo sau sự sụp đổ của Chichen Itza, một thủ đô mới được xây dựng tại Mayapan.
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Khoảng 1250. Khởi đầu những kế hoạch thủy lợi mạnh mẽ vùng thung lũng ở các hòn đảo Hawaii.
1300 - CHÂU Á
Khoảng 1300. Osman I thành lập triều đại Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ.
1321. Triều đại Tughluq được thành lập ở Delbi.
1335-1338. Ashikaga Takauii, vị tướng người Nhật nổi lên chống hoàng đế và trở thành vị đại tướng lãnh (shogun) đầu tiên người Ashikaga.
1336. Đế quốc Vijayanagar ở Ấn Độ được Harihara thành lập và trở thành trung tâm chống đạo Hồi.
CHÂU PHI
1300. Nền văn hóa Ife ở mạn Tây châu Phi sản xuất những đồ đồng nổi tiếng.
1324. Mansa Musa, hoàng đế Mali đi hành hương về Mecca A Rập.
1348. Ai Cập bị dịch hạch hoành hành, được gọi là Thần Chết Đen.
CHÂU ÂU
1308. Triều đình Giáo Chủ chuyển về Avignon: theo sau là sự chia rẽ lớn của Giáo hội.
1314. Người Scot thắng người Anh trong trận Bannockbun.
1337. Edward III của Anh đòi ngai vàng của Pháp. Chiến tranh 100 năm (1337- 1453) bắt đầu.
1346. Người Anh thắng người Pháp ở trận Crécy.
1347. Dịch hạch hay Thần Chết Đen lan sang châu Âu.
CHÂU MỸ
Khoảng 1300. Người Incas bắt đầu mở rộng đế quốc của họ khắp vùng Trung Andes.
1200-1400 - CHÂU PHI
Tại vùng Tây Bắc châu Phi, vương quốc một thời quyền thế của Ghana bị thay thế bởi vương quốc mới của Mali. Người dân Mali tiếp tục thu lợi từ những đoàn lữ hành buôn bán đi ngang qua sa mạc Sahara để đến và về từ Bắc Phi: Bên Ai Cập, triều đại Ayyubid bị người Mamluk, trước kia là những người lính làm việc cho họ, lật đổ. Ở Ethiopia, có sự phục hưng các tài sản dưới sự lãnh đạo vĩ đại của Lalibela, người Zagwe. Kitô giáo phát triển và nhiều nhà thờ được xây dựng. Xa hơn về phía Nam, vào khoảng cuối những năm 1300, vương quốc Congo trỗi dậy bên sông Congo ở Zaire.
KHOẢNG 1235 - ĐẾ QUỐC MALI ĐƯỢC THÀNH LẬP
Khi đế quốc Ghana xuống dốc, nó bị xâm chiếm và cai trị bởi hai dân tộc chư hầu, thoạt tiên là Susa và sau đó là Keita. Vào những năm 1230 dân Keita được một vị vua chiến binh vĩ đại cai trị Sun Diana. Ông thành lập một vương quốc Tây Phi mới ở Mali. Mali trở thành lớn hơn Ghana, và tất cả những vương quốc trước nó trải rộng khắp Bắc, Nam và Tây, kiểm soát các trung tâm của các đoàn lữ hành thương mại vùng Nam sa mạc Sahara như Timbuktu và Gao. Sun Diata quy theo đạo Hồi và người kế nghiệp nổi tiếng nhất của ông, Mansa Musa (1312-37) đi hành hương tại Mecca. Vào năm 1337, đế quốc Mali trở thành một trong những đế quốc lớn nhất của châu Phi. Một hệ thống luật pháp khoan dung biến Mali thành một vùng đất giàu có và thanh bình.
1250 - NGƯỜI MAMLUK CHIẾM QUYỀN Ở AI CẬP
Vương quốc Hồi giáo Ayyubid của Ai Cập do Saladin thành lập bị người Mamluk lật đổ vào năm 1250. Mamluk tiếng A Rập có nghĩa là ''được sở hữu'', bởi vì người Mamluk nguyên là những nô lệ được các lãnh tụ Hồi giáo sử dụng. Năm 1258 thế giới Hồi giáo sửng sốt vì cuộc xâm chiếm Baghdad của người Mông Cổ. Năm 1260 thủ lãnh Mông Cổ Hạt Lỗ gửi một đạo quân chống lại Ai Cập nhưng bị đập tan hoàn toàn trong trận Ain Julut ở Palestine. Một trong những thủ lãnh của Mamluk, Baybars, một người nô lệ Thổ, sau này chiếm được quyền binh và tự xưng là Sultan (thủ lãnh tối cao của Hồi giáo). Ông ta là một thủ lãnh vĩ đại tổ chức những công trình xây cất quan trọng, kế hoạch thủy lợi, và dịch vụ bưu cục rất hữu hiệu.
1200 - l400 - CHÂU Á
Châu Á giai đoạn này bị quân Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn xâm lược, nhưng một phần lục địa tránh được sự kiểm soát của họ. Bên Tiểu Á, một thủ lãnh người Thổ Osman, thành lập vương quốc Ottoman. Những vua Hồi giáo của Delhi cai trị phần lớn Bắc Ấn Độ, nhưng Vijaynagar ở mạn Nam giữ nguyên tính cách độc lập.
1206 -NỀN CAI TRỊ CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN
Mông Cổ là những người du mục ở trung tâm châu Á. Năm 1206, lãnh tụ dũng cảm nhất của họ, 44 tuổi, Thiết Mộc Chân được chọn làm Tư Hãn (Khan) tức người cầm quyền; ông lấy tên Thành Cát, tức là Chúa tuyệt đối. Ông muốn chính phục cả thế giới. Năm 1215, quân đội của ông vào Trung Quốc chiếm Zhongdu, sau là Bắc Kinh. Sau đó họ tràn ngập Trung Á, Afghanistan và phần lớn Ba Tư. Gần lúc Thành Cát Tư Hãn chết năm 1227, như ông đã nói, ông đã để một năm dông ngựa từ cuối biên giới bên này đến cuối biên giới bên kia của đế quốc ông. Các người kế vị ông chinh phục miền Nam nước Nga và xâm chiếm Đông châu Âu một thời gian ngắn. Họ đánh bại các quốc gia chia rẽ ở Bắc Nga và thu của triều cống.
260 - HỐT TẤT LIỆT ĐƯỢC CHỌN LÀM ĐẠI HÃN
Gia tộc Thành Cát tiếp tục mở rộng đế quốc Mông Cổ. Họ chinh phục Iraq và phần đất còn lại của Ba Tư. Một người cháu tên là Hốt Tất Liệt được chọn làm Đại Hãn vào năm 1260. Ông đi chuyển về Bắc Kinh, Trung Quốc, tiêu diệt nhà Tống ở mạn Nam và được công nhận là người cai trị của toàn thể Trung Quốc vào năm 1279. Hốt Tất Liệt vừa là một nhà chính trị vừa là một chiến binh. Ông ra lệnh xây dựng những con đường dài nối các vùng xa xôi của đế quốc. Ông tổ chức việc từ thiện cho người bệnh và tạo nguồn dự trữ lương thực phòng khi có nạn đói.
Nền cai trị của người Mông Cổ:
1167. Genghis Khan (Thiết Mộc Chân) sinh ra ở Mông Cổ.
1206. Bộ tộc người Mông Cổ xác lập Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn, tức người cầm quyền.
1211. Quân Mông Cổ tràn vào Trung Quốc.
1215. Bắc Kinh bị bao vây và rơi vào tay Thiết Mộc Chân.
1227. Genghis chết; con trai ông là Ogodei kế nghiệp.
1260. Khubilai được chọn làm Đại Hãn.
1279. Khubilai (Hốt Tất Liệt) được công nhận vị cầm quyền toàn Trung Quốc.
1294. Hốt Tất Liệt chết.
1368. Quân Mông Cổ bị lực lượng nhà Minh đánh đuổi ra khỏi Trung Quốc.
1395. Tamerlane, một hậu duệ của Genghis xâm chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam của Nga.
1398. Tamerlane chiếm Dethi.
1402. Tamerlane đánh thắng người Ottoman ở Ankyra.
1405. Tamerlane chết.
1281 - TRẬN BÃO CỨU NGUY CHO NHẬT BẢN
Khi trở thành hoàng đế của Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp thu những sắc thái Trung Quốc và trở nên yêu thích đất nước mà ông đã chinh phục, nhưng ông luôn muốn mở rộng quyền lực Mông Cổ. Năm 1274 ông hạ thủy một hạm đội đánh chiếm Nhật Bản, nhưng nhiều tàu bị phá hủy trong một trận bão. Năm 1275 ông gửi đại sứ để yêu cầu Nhật Bản quy phục hoàn toàn. Người Nhật giết các sứ giả, vì thế năm 1281 Hốt Tất Liệt lại phái một hạm đội khác gồm 150.000 người tấn công Nhật Bản. Người Nhật giữ được chân những kẻ xâm lăng ở trên biển trong vòng 7 tuần lễ. Vào thời điểm đó một trận bão nổ ra phá hủy gần một nửa hạm đội của Mông Cổ. Người Nhật gọi những trận bão đáng hoan nghênh này là kamikaze hay thần phong.
KHOẢNG 1300 - KHAI SINH VƯƠNG QUỐC OTTOMAN
Vào cuối thế kỷ 13, quyền lực Mông Cổ ở châu Á bắt đầu suy yếu, những lãnh địa vương hầu mới dựng lên trong những vùng đất chiếm do một ''beg'' hay hoàng tử cai trị. Thuộc những người đầu tiên là Osman (hay Othman), vào khoảng 1200 ông thành lập lãnh địa vương hầu Osmani (hay Ottoman), ở mạn Tây Bắc nước Thổ. Ông mở rộng dần dần lãnh địa mới và đưa tư tưởng đạo Hồi về luật pháp và hành chính vào. Năm 1317 ông bao vây thành phố công sự Bursa gần chín năm mới chiếm được và Bursa trở thành thủ đô của Ottoman. Osman chết vào năm 1326.
1369 - ĐẾ QUỐC CỦA TAMERLANE
Vào giữa những năm 1398, đế quốc Mông Cổ phần tớn bị tan vỡ. Rồi năm 1369 Timur ''Leng'' (người què), được biết dưới tên Tamerlane, tự tôn minh làm thủ lãnh Samarkand. Cho mình là hậu duệ của Genghis Khan, ông ta lên đường để tái tạo lại đế quốc vĩ đại của Khan. Với một quân đội có những lính kỵ binh tuyệt vời, ông chinh phục được Ba Tư, Iraq, Syria, Afghanistan và một phần của nước Nga. Năm 1399 ông xâm chiếm Ấn Độ, tấn công cả đế quốc Tughluq. Ông cho cướp phá Delhi vào năm 1398, giết hầu hết dân chúng ở đó. Mục tiêu cuối cùng của ông là Trung Quốc, nhưng ông chết trên đường tới đó, năm 1405.
1200 - 1400 - CHÂU ÂU
Cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn mở ra những con đường buôn bán tới châu Âu và các thương gia hưởng nhiều lợi từ những công cuộc phát triển thương mại giữa hai châu. Các thành phố mạn Bắc châu Âu kết hợp với nhau thành Liên minh Hanseatic kiểm soát việc buôn bán ở vùng biển Baltíc và Biển Bắc. Niềm hăng say về những cuộc Thập tự chinh phai lạt dần khi mà người Kitô giáo bị đánh đuổi lần cuối cùng ra khỏi vùng Tây Á bởi người Thổ Ottoman. Vào năm 1348 Thần Chết Đen dịch hạch tàn sát phần lớn lục địa, và cuộc sống trong những hoàn cảnh suy sụp dẫn đến sự nổi dậy của công nhân Anh và Pháp.
CHIẾN TRANH 100 NĂM
1337. Edward III tuyên chiến với Pháp.
1346. Edward đánh tan quân Pháp ở Crécy.
1356. Hoàng Tử Đen thắng một trận oanh liệt khi đánh Pháp tại Poitiers; vua Pháp Jean II bị bắt.
1374 - 1415. Một thời gian hoà bình lâu dài nhưng thỉnh thoảng bị đột phá bởi những trận chiến nhỏ hay những cuộc tấn công vùng bờ biển.
1415. Henry V nước Anh (1413 - 1422) lập lại yêu sách về ngôi vua ở Pháp, tuyên bố chiến tranh và thắng Pháp ở Azincourt.
1420. Hiệp ước Troyes biến Henry thành kẻ thừa kế ngôi vua ở Pháp; ông cưới Catherine, con gái Charles VI vua nước Pháp.
1442. Henry V chết; chiến tranh với Pháp tái diễn.
1429. Nước Pháp do Jeanne d'Arc lãnh đạo thắng người Anh ở Orléans và Patay.
1431. Jeanne d'Arc bị người Anh thiêu sống; người Anh bắt đầu bị Pháp đuổi dần.
1449. Người Pháp chiếm lại Normandie.
1453. Chấm dứt chiến tranh 100 năm người Pháp thắng ở Châtillon ( 1452) để lại duy nhất Calais trong tay người Anh.
1347. Thần Chết Đen tới châu Âu.
Thần Chết Đen là sự lây lan của dịch hạch. Nó bắt đầu từ những chân đồi dãy Hi Mã Lạp Sơn bên Ấn Độ vào cuối thế kỷ 13 và mở rộng qua con đường thương mại với một tốc độ nhanh vô cùng. Nó đến Trung Quốc vào những năm 1330 và hoành hành một cách không thương hại ở đế quốc Byzantine. Vào những răm 1347. Ở Constantinope nó được gọi là ''Cái chết thảm hại'' và chẳng bao lâu nó lan tới các thành phố bên châu Âu, như Vinice thông thương với đế quốc Byzantine. Vào năm 1351, dịch bệnh không kiêng nể người giầu hay người nghèo này đã lan toả hầu hết châu Âu. Cơn dịch đã giết khoảng 113 toàn bộ dân chúng châu Âu.
1200-1400 - CHÂU MỸ
Ở Bắc Mỹ vào thời kỳ này, nhiều thị trấn lớn và trung tâm tế tự được xây dựng xung quanh vùng Mississippi, những kiến trúc quan trọng nhất là ở Cahokia, IIIinois và Moundvvillne, Alabama. Tại miền Trung Mỹ, dân du mục Aztec định cư ở vùng thung lũng Mehico. Năm 1325 họ thành lập thành phố Tenochtilan ở các đảo trên hồ Texcoco, về sau trở thành thủ đô của đế quốc họ. Xa hơn về phía Nam, ở Peru dân lnca đã định cư ở vùng Cuzco và thành lập một thủ đô ở đó, bắt đầu mở rộng đế quốc của họ. Các thủ lãnh của họ trở nên có thế lực và vào 1400 đã chinh phục được những vùng đất lân cận.
KHOẢNG 1325 - NGƯỜI AZTEC LẬP THÀNH TENOCHTITLAN
Aztec và một dân tộc phiêu bạt tới thung lũng Mehico vào thế kỷ 3: Họ định cư trên hai hòn đảo có đất sinh mạn Nam hồ Texcoco. Là những người những dân rất năng động họ thả nổi những cái thúng to đầy đất vào những vùng đất sình để biến chúng thành những thửa đất phì nhiêu trồng tỉa được gọi là ''chinampas''. Rồi họ cố định những mảnh đất nhân tạo này bằng cách trồng cây lên đó. Vào những năm 1320 họ bắt đầu xây dựng thành phố Tenochtitlan trên một trong những hòn đảo đó, vị trí này được chia làm 4 khu riêng biệt. Trong đó lại có những phân khu cho từng gia đình. Vị thủ lãnh đầu tiên của Tenochtitlan là một thầy tế lễ quốc vương gọi là Tenoch . Ông chết vào khoảng năm 1370. Để bảo vệ khu vực mới định cư khỏi bị tấn công, người Aztec liên kết với các thủ lãnh có quyền lực của các bộ tộc hiếu chiến ở địa phương, và đôi khi còn tự nguyện giúp đỡ họ như là những lính đánh thuê. Tenochtitlan dần dần trở thành một thủ đô to lớn với trên 250.000 dân.