Tài liệu: 1850-1900: sự trỗi dậy của tinh thần quốc gia

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

1850-1900: SỰ TRỖI DẬY CỦA TINH THẦN QUỐC GIA 1850 -1900 THẾ GIỚI Nửa cuối thế kỷ 19 chứng kiến sự trỗi dậy của tinh thần yêu nước. Ý và Đức nổi lên n
1850-1900: sự trỗi dậy của tinh thần quốc gia

Nội dung

1850-1900:

SỰ TRỖI DẬY CỦA TINH THẦN QUỐC GIA

1850 -1900 THẾ GIỚI

Nửa cuối thế kỷ 19 chứng kiến sự trỗi dậy của tinh thần yêu nước. Ý và Đức nổi lên như những quốc gia riêng biệt, trong khi các dân tộc phía Nam châu Âu bắt đầu hoàn tất quyền độc lập đối với đế quốc Ottoma Pháp và Anh, thống trị những đế quốc rộng lớn trên khắp thế giới, vẫn là hai thế lực kỹ nghệ và kinh tế quan trọng nhất thế giới. Nhưng vị trí của họ bị thách thức trước tiên bởi Mỹ, và sau đó vào những năm cuối của thế kỷ, bởi Đức.

1850 - 1900 - CHÂU PHI

Các hoàng đế Hồi giáo hùng mạnh ở Tây Phi mở mang bờ cõi của họ và trong suốt quá trình vận động cho sự nghiệp của mình, họ đã giao tranh với quân Pháp và Anh trong vùng ở Nam Phi, người Anh và người Boer (những người gốc Hà Lan sống ở Nam Phi) đã đi đến chỗ xung đột với nhau khi việc tìm thấy khoáng sản đã mang lại cho vùng này một giá trị kinh tế mới. Trong quá trình xung đột đó, được biết dưới cái tên Cuộc Tranh Giành châu Phi, dân châu Âu đến từ nhiều nước đã tạo ra các đế quốc châu Phi, và đến cuối thế kỷ 19 hầu như toàn bộ châu lục này đều được các cường quốc châu Âu kiểm soát.

1863 – Al - Hajj 'Umar chiếm Timbuktu AI - Hajj'Umar (1795-1864) là một học giả Hồi giáo gốc Futa Tora thuộc lưu vực sông Senegal. Ở Futa Jalon, gần các đầu nguồn sông Niger. ông đã gia nhập những người anh em Tijaniyya và lên đường cùng hành hương đến Meccan. Ông ra đi trong nhiều năm. Trên đường về nhà, tại Ai Cập, ông đã chứng kiến các cuộc  cải cách của Mohammed Ali trước sự chèn ép của dân châu Âu. Ở Sokoto, từ 1821 đến 1837, ông đã nghiên cứu những tác động của các cuộc thánh chiến vừa xảy  ra gọi là Fulani Jihad. Năm 1840 ông trở về Futa Jalon quyết tâm tạo lập một bang Hồi giáo cho riêng mình. Với súng đạn do các thương gia Pháp cung cấp ông đã chinh phục các vị thân vương địa phương giữa  mạn trên Niger và Senegal. Sau đó, ông giao chiến với quân Pháp ở thung lũng Senegal, và năm 1862 đã đánh bại vương quốc Hồi giáo Hamdallahi gần Masina. Các đạo quân của Umar đã xâm chiếm Timbuktu nhưng đâu đâu ông cũng gặp phải sự kháng cự và năm 1864 Umar bị giết chết. Người kế vị ông là Ahmadu còn trai ông, đã phải chèo chống rất vất vả để giữ cho đế quốc mình được thống nhất.

1874 - Samori Turé tạo lập một đế quốc thương mại. Cuối những năm 1860, Samori Turé, một người mưu đồ quân sự gốc ở Konyan, ngày nay là Guinea, đã xây dựng một đế quốc ở vùng thượng nguồn Niger. Khoảng 1874 đế quốc này dựa trên cơ sở buôn bán vàng và ngà voi để mua súng từ bờ biển. Và năm 1885, quyền tức của Samori đã lan rộng từ Sieria Leone ở phía Tây đến Bamako ở phía Đông. Điều này là một sự thách thức đối với việc bành trướng quân sự của Pháp, và năm 1886, Samori còn phải đương đầu với sự xáo trộn trong nội bộ bùng lên từ kế hoạch xây dựng một vương quốc Hồi giáo của ông. Ông chỉ huy một quân đội hùng hậu và nhận súng từ Sieria Leone, nhưng năm 1892, người Pháp buộc ông phải rút lui về  phía Đông, đến vùng Bắc bờ biển Ivory. Khi lùi sâu hơn về phía Đông, quân ông đã bị các toán quân Anh bao vây. Năm 1898 Samori bị Pháp bắt và đày đến Ga bon, ông đã chết ở đây vào năm 1900.

Cuộc tranh giành châu Phi. Suốt phần tư của thế kỷ 19, các cường quốc châu Âu đã phái đến châu Phi những đoàn thám hiểm vũ trang để tuyên bố những độc quyền trên lãnh thổ châu Phi. Họ được thôi thúc bởi những thông tin của các nhà thám hiểm về nguồn tài nguyên vô tận chưa từng được khai thác của lục địa Phi. Các tài nguyên này sẽ cung cấp nguyên liệu thô rẻ tiền cho các ngành công nghiệp. Bất chấp sự kháng cự của các quốc gia châu Phi như Asante và Zulu, các binh đoàn châu Âu, đi đầu là Pháp, Anh và Đức chiếm được đất. Họ có lợi thế về vũ khí, và vào năm 1900 hầu hết châu Phi đã nằm dưới sự kiểm soát của châu Âu.

1850 - 1900 - CHÂU Á

Ở Trung Quốc, những năm này được mở đầu bằng cuộc nổi dậy của Thái Bình thiên quốc gây cảnh hoang tàn và làm chết hàng triệu người. Ở Nhật Bản, chế độ Shogun bị lật đổ khi hoàng đế Minh Trị giành lấy luyến hành về mình và đón chào sự thông thương buôn bán với Tây Âu và Bắc Mỹ. Vào khoảng 1900, Nhật Bản đã phát triển thành một trong những cường quốc đế quốc và công nghiệp trên thế giới. Vào những năm 1850, chính quyền Anh nắm quyền kiểm soát Ấn Độ trong một thời kỳ được gọi là “the Britsh Raj”, tức là sự cai trị của người Anh.

1853 - Quân nổi dậy Thái Bình chiếm Nam Kinh. Vào những năm 1800, vương triều Mãn Thanh Trung Quốc đang ở vào giai đoạn suy thoái cùng cực. Các hiệp hội bí mật chống chính quyền phát triển mạnh. Đi đầu trong phong trào này là cuộc khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn ở Nam Trung quốc. Năm 1850, ông dẫn đầu một đạo binh tiến đến Nam Kinh và chiếm Nam Kinh năm 1853. Cuộc nổi dậy đã lan ra 15 tỉnh. Các lãnh tụ nổi dậy đưa ra những chính sách xã hội quan trọng như loại khỏi vòng pháp luật các tài sản tư hữu, và giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Triều đình Mãn Thanh được các thế lực châu Âu giúp đỡ chống lại quân  nổi dậy. Bù lại triều đình phê chuẩn cho họ một số yêu sách. Hồng Tú Toàn chết năm 1864, và quân  đội Mãn Thanh đã chiếm Nam Kinh trong năm đó. Cuộc nổi dậy Thái Bình thất bại.

1868 - Rama V cải cách Thái Lan. Rama V trở thành vua Thái Lan năm 1868, khi ông 15 tuổi. Một vị nhiếp chính đã cầm quyền thay ông khi ông ra nước ngoài, và khi ông bắt đầu tự mình trị vì đất nước năm 1873, ông đã hiểu biết về chính trị và văn hoá châu Âu nhiều hơn bất kỳ ai khác ở Thái Lan. Ông bắt tay vào hàng loạt các cải cách tiên tiến để làm cho đất nước ông ngày càng trở nên hiện đại. Ông lập ra một chính quyền có nội các hay hội đồng các bộ trưởng, bãi bỏ chế độ nô lệ, giáo dục con cái của các nhà quí tộc, sắp xếp lại hệ thống thuế khoá và xây dựng một hệ thống đường xe lửa.

1868 - Thời đại Minh Trị bắt đầu ở Nhật Bản. Năm 1853 và 1854, thiếu tướng hải quân Mathew Perry, đại diện chính phủ Hoa Kỳ, đã đến thăm Nhật nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Một hiệp ước ký vào năm 1854 đã mở cửa 2 cảng của Nhật cho nền mậu dịch Hoa Kỳ. Các  hiệp ước giữa Nhật và các nước khác, gồm có Anh và Nga, cũng được xúc tiến tiếp theo. Vào năm 1868, những bước chuyển mình  này  đã làm suy yếu hệ thống phong kiến Shogun. Một liên minh các vị lãnh chúa đã lật đổ chế độ Shogun và thuyết phục vị hoàng đế trẻ Mutsuhito dời đô từ Kyto về Edo, và sau được đổi tên thành Tokyo. ''Mejji'' (Minh trị), nghĩa là ''triều đại được soi sáng'', đã được chọn làm tên của triều đài Mutsuhito. Những thay đổi về chính trị, xã hội và kinh tế đã được thực hiện một cách triệt để, giúp Nhật có thể hiện đại hoá và trở thành một cường quốc chính trên thế giới.

 

1850-1900 - CHÂU ÂU

Thế lực ngày một lớn mạnh của một nước Đức mới nổi đã gây ra nỗi lo âu trên  toàn châu Âu, đặc biệt là Pháp, láng giềng của Đức. Sự tan rã lần hồi của đế quốc Ottoman uy lực một thời đã dẫn đến việc giành độc lập của các bang vùng Balkan. Cuộc chiến Crimea tàn khốc năm 1853- 1856 giữa Nga, Anh, Pháp và Thổ đã mang lại một nền hoà bình không dễ dàng. Các bang tự trị của Ý thống nhất lại thành vương quốc Ý với thủ đô là thành Rome (La Mã).

 1852 - Thêm một hoàng đế Napoléon nữa cai trị nước Pháp. Louis Napoléon ( 1808-73) là cháu của hoàng đế Napoléon Bonaparte vĩ đại. Trong sự xáo trộn của năm 1848, Louis Napoléon ứng cử vào Quốc hội Pháp. Rồi ông ra tranh cử tổng thống nước Cộng Hoà Thứ Hai mới ra đời và trúng tuyển với đa số, áp đảo phiếu bầu. Năm 1851, trong một kỳ bầu cử toàn quốc, ông đã thuyết phục rước Pháp trao cho ông quyền uy tối thượng và vào tháng 12-1852 ông lên ngôi hoàng đế Napoléon III. Trong 13 năm trị vì của mình, ông đẩy mạnh sản xuất, công nghiệp và các công trình công cộng, và dần dần tự do hoá chính quyền. Ông cũng là người có nhiều tham vọng bá quyền châu Âu. Cuối cùng năm 1870, ông  tuyên chiến với Phổ, nhưng không lâu sau đã bại trận và bị quân Phổ bắt. Đế chế của ông hoàn toàn sụp đổ.

1853 - Cuộc chiến ở Crimea. Cuộc chiến Crimea ( 1853-1856) diễn ra giữa một bên là Nga và bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Anh và Sardinia (một đảo lớn ở Địa Trung Hải, phía Tây nước Ý). Chiến tranh bùng nổ từ cuộc cãi vã về việc bảo vệ sự tồn tại của các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Palestine lúc bấy giờ đang nằm dưới sự cai trị của quân đội Thổ Ottoman. Người Thổ tuyên chiến với Nga vào tháng 10-1853. Anh và Pháp sợ Nga sẽ thống lĩnh lộ trình từ Biển Đen đến Địa Trung Hải, nên họ chọn việc giúp Thổ. Khi một chiến hạm Thổ bị quân Nga phá hủy, các chiến hạm của Anh và Pháp đã lên đường đến Biển Đen; quân đội của họ đổ bộ lên Crimea vào tháng 9-1854 và bao vây Sebastopol. Sebastopol thất thủ vào tháng 9-155, và đầu năm 1856, Nga chấp nhận các điều khoản hoà bình.

1867 - Thêm nhiều người Anh giành được quyền bầu cử. Nước Anh có một chính quyền tự do hàng đầu ở châu Âu vào thế kỷ 19, nhưng đó lại là một người đại diện rất tồi . Những thành phố mới mọc lên qua thời kỳ Cách mạng  nông nghiệp không có đại biểu trong quốc hội, và nhiều ghế đại biểu nông thôn được giành lấy bằng việc  mua bán phiếu bầu . Chỉ có người giàu có mới được quyền bầu cử. Năm 1832, vì lo ngại rằng các xu hướng Cộng hoà trong cách mạng Pháp gần đây có thể sẽ lan rộng trong dân chúng Anh, chính quyền đã trao quyền bầu cử cho thêm nhiều người Anh thuộc giai cấp trung lưu, nhưng hàng triệu người dân vẫn không được quyền bầu cử .Yêu cầu đòi cải cách  hơn nữa ngày càng tăng. Năm 1867, vị thủ tướng tương lai, Benjamin Disraeli ( 1804-1881 ) đã đưa ra Dự Luật Cải Cách Thứ Hai. Dự Luật phân bố lại các ghế trong quốc hội và đưa quyền bầu cử đến với một triệu người dân nữa . Tuy nhiên, phụ nữ vẫn không được quyền bầu cử.

1871 - Các bang nước Đức thống nhất dưới thời vua William I - Sau khi Napoléon bại trận năm 1815, đông đảo dân Đức mong muốn một nước Đức thống nhất. Một liên minh lỏng lẻo giữa các bang được thiết lập nhưng các cố gắng năm 1848 nhằm đạt đến sự thống nhất thật sự đã thất bại. Năm 1861, vua William I lên ngôi ở Phổ, là bang lớn nhất của Đức. Thủ trưởng của ông là Otto Von Bismarck (1815-1898), người tin chắc rằng một nước Đức thống nhất do Phổ cai trị chỉ thực hiện được qua con đường chiến tranh. Năm 1864 phe chống đối Bismarck bắt đầu nổi lên. Ông tấn công và thắng quân Đan Mạch và Áo một trận quyết định, mở rộng lãnh thổ nước Đức. Tiếp đến, ông tranh thủ người Đức miền Bắc với một thể chế tự do. Sau đó, năm 1870, ông đã đẩy Napoléon III của Pháp vào cuộc chiến. Chẳng bao lâu sau, các đạo quân Đức đã truy đuổi quân Pháp, bắt Napoleon và chiếm thêm đất đai ở phía Đông nước Pháp. Năm 1871, Bismarck tuyên bố William là Kaiser, hay hoàng đế.

1850 – 1900 - CHÂU MỸ

Cuộc chiến kinh hoàng giữa các bang miền Bắc và miền Nam đã xâu xé Hoa Kỳ và cướp đi 600.000 sinh mạng. Cuộc chiến đã chấm dứt chế độ nô lệ và người Mỹ gốc Phi giành được một số quyền lợi chính trị trong thập kỷ tái thiết tiếp theo đó nhưng các thành quả đạt được chỉ là tạm thời. Các cuộc định cư về phía Tây vẫn liếp tục, và các quốc gia châu Mỹ bản địa bị đánh bại và đẩy lên những khu định cư hạn chế. Dân nhập cư từ nước ngoài đổ về các thành phố đang phát triển ở miền Đông và Trung Tây. Ở Trung và Nam Mỹ diễn ra các cuộc cải cách chính trị và xã hội trọng yếu.

1850 - Pedro II cải cách Brazil. Pedro II bắt đầu cai trị Brazil năm 1840. Là một người có năng lực, có tư tưởng tự do và có học thức ông đã đành những năm đầu cho việc giải quyết các cuộc nổi loạn, và vào năm 1850 ông đã thiết lập được chính quyền của mình trên khắp đất nước. Trong 40 năm tiếp theo, nông nghiệp, kinh doanh và công nghiệp phát triển một cách nhanh chóng. Dân số tăng từ 8 triệu năm 1850 lên trên 14 triệu năm 1889. Pedro đã  bãi bỏ chế độ nô lệ qua các năm 1870 - 1888.  Trong những năm cuối cùng, việc ông phóng thích các nô lệ còn lại mà không bồi thường cho chủ nô đã làm cho các lãnh chúa chống lại ông, và cuối cùng ông đã thoái vị. Chế độ quân chủ bị bãi bỏ và Brazil được tuyên bố là một nước cộng hoà. Pedro chết trong tù đày năm 1891.

1861 - Chiến tranh giữa các bang. Nước Mỹ năm 1861, sự căng thẳng giữa miền Bắc công nghiệp, tự  do và miền Nam  nông nghiệp, chiếm hữu nô lệ, đã bùng nổ thành nội chiến. Khi Abraham Lincoln - ứng cử viên Đảng Cộng Hoà, chống đối việc bành trướng chế độ nô lệ - thắng cử tổng thống năm 1860, các bang miền Nam ly khai khỏi Hiệp Chủng Quốc để hình thành Liên minh các nước châu Mỹ. Trận nã pháo của quân Liên minh vào pháo đài Sumter, Nam Carolina, vào tháng 4 -1861 đã mở đầu cuộc chiến tranh. Mặc dù Hiệp Chủng Quốc hơn về dân số và nguồn tài nguyên, cũng phải mất trọn 4 năm họ mới đánh bại được quân Liên minh. Sở dĩ như vậy là do Liên minh có các tướng tài như Robert E.Lee và Thomas J. Jackson, ''Bức Tường Đá''. Chiến sự kết thúc sau khi Lee đầu hàng vị chỉ huy Hiệp Chủng Quốc, Ulysses S.Giant, vào tháng 4-1865. Lúc đầu Lincoln tuyên bố cuộc chiến chỉ nhằm vào việc bảo toàn đất nước, chứ không nhằm bãi bỏ chế  độ nô lệ, nhưng rồi năm 1862, ông tuyên bố giải phóng nô lệ ở các bang ly khai. Tu chính án thứ 13 vào hiến pháp (chấp nhận năm 1865) đã chấm dứt chế độ nô lệ trên toàn Hoa Kỳ.

Những trận đánh trong cuộc chiến:

1861. Quân Liên minh đánh bại các lực lượng Hiệp Chủng Quốc tại Bull Run, gần Washington D.C.

1862. Lee chặn bước quân Hiệp Chủng Quốc tiến công vào Richmond, Virginia, thủ đô của Liên minh trong Trận Chiến Bảy Ngày.

1862. Cuộc tiến chiếm miền Bắc của Quân Liên minh dừng lại  tại Antietam, Maryland.

1863. Jackson bị giết sau chiến công tại Chance-llors-ville.

1863. Quân liên minh bại trận tại Gettyburg, Pennsy - Ivania, mất Vicksburg, Mississippi.

1864. Grant được cử làm tướng chỉ huy quân Hiệp Chủng Quốc, tiến về Richmond.

1864-1865. Các đoàn quân Hiệp Chủng Quốc dưới sự chỉ  huy của Sherman chiếm Atlanta, Georgia.

1865. Richmond thất thủ ngày 4 tháng 4: Lee đầu hàng Grant.

1867 -  Canada trở thành một lãnh thổ tự trị. Người Anh kiểm soát toàn Canada năm 1763 sau khi đánh bại Pháp trong cuộc chiến Bảy Năm. Năm 1840, họ thống nhất tỉnh nói tiếng Anh ở mạn trên Canada và tỉnh nói tiếng Pháp ở mạn dưới Canada. Những người Canada gốc Anh và Pháp tranh giành nhau gay gắt. Cả hai nhóm đều lo ngại Hoa Kỳ sẽ xâm lược. Vấn đề trở nên rõ ràng là Canada cần có một chính quyền quốc gia vững mạnh. Năm 1867 Điều Luật Bắc Mỹ của Anh đã biến Canada chính một quốc gia tự trị thuộc Đế quốc Anh. Một viên toàn quyền Anh được bầu ra. Phần lớn lãnh thổ Canada ngày nay đã được thu hút vào chính quyền tự trị năm 1905.

1850 - 1900 - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Úc và New Zealand trải qua một thời kỳ biến động về xã hội và chính trị rất lớn trong suốt nửa sau của thế kỷ 19. Họ phát triển chế độ dân chủ, phụ nữ có quyền bầu cử vào những năm 1890 và phê chuẩn các khoản trợ cấp cho người già như là một quyền lợi được luật pháp bảo vệ. Cả hai nước đều tiến tới thể chế nước tự trị và bắt đầu xây dựng một ý thức văn hoá độc lập thoát khỏi những cội nguồn mang tính chất Anh.

1854 - Cuộc nổi dậy ở mỏ Eureka. Sự phát triển thuộc địa ở Úc ở thế kỷ 19 rất chậm cho đến tận năm 1851, khi vàng được phát hiện ở các bang New South Wales và Victoria. Nó nhanh chóng tăng tốc độ. Vụ phát hiện ra vàng ở Ballarat, Victoria, đã cuốn hút một số lượng khổng lồ những người tìm vàng từ các vùng xa xôi như Anh và Hoa Kỳ. Chính quyền cố gắng hạn chế việc đổ xô đi tìm vàng bằng cách bắt buộc dân đào mỏ phải mua các giấy phép cho việc dò tìm. Việc này đã gây ra sự bất bình, các cánh đồng vàng Ballarat, khoảng 150 dân mỏ đã nổi loạn. Quân chính phủ đã giết chết khoảng 30 người và bắt giữ những người cầm đầu. Sau đó họ thả ra và qui định về giấy phép được bãi bỏ.

1893 - Phụ nữ ở New Zealand được quyền bầu cử. Trong phần lớn giai đoạn từ 1870 đến 1890, New Zealand phải hứng chịu sự suy thoái kinh tế trầm trọng dưới chính quyền đảng Bảo thủ, vốn ngả về phía giai cấp địa chủ giàu có. Sau một số các biến động, năm 1889, chính quyền buộc phải phê chuẩn quyền bầu cử cho mọi nam công dân trên 21 tuổi. Một cuộc tổng tuyển cử của đảng Tự do, chính phủ bắt đầu ban bố những cải cách xã hội. Các cải cách này bao gồm những điều luật về nhà máy, qui định các điều kiện và giờ làm việc, các mức thuế thu nhập luỹ tiến, các hội đồng trọng tài trong công nghiệp, các khoản trợ cấp cho người già, và năm 1893 là quyền bầu cử cho phụ nữ. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một quốc gia đã trao lá phiếu cho phụ nữ.

Quyền bầu cử của phụ nữ

1893 New Zealand

1894 Úc

1907 Na Uy

1917 Nga

1918 Anh

1920 Hoa Kỳ

1944 Pháp

1971 Thụy Sĩ




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348834074010925/Lich-su-the-gioi/1850-1900-su-troi-day-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận