Tài liệu: Ba Lan - Vận tải và truyền thông

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1989 Ba Lan có 26.644 km đường sắt, trong đó có 11.060 km sử dụng cho các loại tàu điện.
Ba Lan - Vận tải và truyền thông

Nội dung

Vận tải và truyền thông

Năm 1989 Ba Lan có 26.644 km đường sắt, trong đó có 11.060 km sử dụng cho các loại tàu điện. Nước này cũng có 159.000 km đường bộ, 6.846 km ống dẫn dầu và khí, và 3.997 km đường thủy nội địa. Cơ quan Đường sắt Quốc gia Ba Lan, một cơ quan độc quyền của nhà nước, điều hành 1.920 đầu máy xe lửa chạy điện, 2.567 đầu máy chạy bằng dầu, 198 đầu máy chạy bằng hơi nước, 136.128 toa tàu chở hàng và 5.530 toa tàu chở hành khách. Những tuyến đương chính liên thành phố dã phục vụ rất tốt, và các chuyến tàu thường chạy đúng lịch trình.

Trong năm 1989 đội tàu buôn của Ba Lan có 249 tàu chở hàng với sức chở tổng cộng 4 triệu tấn, và 9 chiếc phà với sức chở tổng cộng 18.000 tấn. Những tuyến đường quốc tế thường xuyên nối với Luân Đôn, các cảng ở Châu Á, Úc và một số nước ở châu Phi và Mỹ La Tinh. Đội tàu nội địa có 69 tàu chở khách. 26 tàu kéo, 325 sà lan máy và 1.055 sà lan thường. Các cảng lớn ở biển Baltic và Szczecin, Gdansk, Gdynia và Swinoujscie; và các cảnglớn ở nội địa là cảng Gliwice ở kênh đào Gliwice, cảng Wroclaw trên sông Oder, và cảng Warsaw trên sông Vistula.

Trong năm 1989 hãng hàng không quốc gia và Hàng không Ba Lan dã sử dụng 46 máy bay do Liên Xô chế tạo. Hãng hàng không này đã mua chiếc Boeing đầu tiên năm 1990 trong chương trình hiện đại hóa trong đó bao gồm việc thay thế phần lớn đội máy bay, việc xây dựng sân bay quốc tế hiện đại Okecie ở Warsaw theo hợp đồng với một cơ sở ở Đức, và việc cập nhật các phương tiện về bếp và hàng hóa trong chuyên chở hàng không. Năm 1992 những tuyến bay xuyên Đại Tây Dương được sử dụng các loại máy bay phản lực do phương Tây chế tạo. Trong năm 1989 chỉ có 80 trong số 140 phi trường đang hoạt động của Ba Lan là có sàn đường bay kiên cố. Có 5 sân bay có đường bay dài hơn 3.600 mét. Những sân bay lớn nhất tập trung ở Warsaw, Rzeszow, Krakow, Koszalin, Slupsk, Zielona Gora, Gdansk, Katowice, Poznan, và Bydgoszcz.

Trong mạng lưới viễn thông quốc gia, năm 1989 Ba Lan chỉ có 5.039.000 điện thoại, trong số đó ở vùng nông thôn chỉ có 544.000 máy. Tuy nhiên đến năm 1990 những hợp đồng lớn với các cơ sở phương Tây đã tạo ra những cải tiến với nhiều triển vọng.

Hệ thống truyền thanh và truyền hình của nước này cho đến năm 1990 vẫn còn sở hữu nhà nước. Trong công cuộc tái cơ cấu về viễn thông vào năm 1991 và 1992, một phần hệ thống này chịu sự kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên hệ thống mới này cũng cấp giấy phép cho những đài phát tư nhân, với nội dung chương trình chịu một sự giám sát tối thiểu của nhà nước. Đài truyền hình tư nhân đầu tiên bắt đầu phát sóng ở Wroclaw năm 1990. Trong thời gian này mạng lưới truyền thanh và truyền hình do nhà nước Ba Lan điều hành có 4 kênh truyền thanh và 2 kênh truyền hình. Truyền hình màu ở đây được phát sóng theo hệ Secam, và hệ thống vệ tinh Eutelsat đã tiếp sóng các đài của Tây Âu. Năm 1988 có 10 triệu tivi và 11,1 triệu radio đã đăng ký ở Ba Lan, và 3.500 giấy phép thu truyền hình từ vệ tinh đã được cấp. Các chương trình truyền thanh ở dây, ngoài tiếng Ba Lan còn được phát đi bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Đức, Lithuania, Phần Lan và Pháp.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2131-02-633492952115000000/Kinh-te/Van-tai-va-truyen-thong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận