CÁC MÔ HÌNH ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC
Điện động lục học của Faraday - Maxwell - Hertz - Lorentz đã chỉ ra rằng trong không gian trống rỗng có tồn tại những sóng có bản chất đặc biệt, được gọi là trường điện từ.
Một sự khuấy động của trường một điểm nào đó sẽ gây ra sự thay đổi tại các điểm bên cạnh, cho nên sự khuấy động (sóng) sẽ lan từ với vận tốc xác định (hữu hạn) và được truyền đi trên những khoảng cách lớn.
Quan niệm về trường đã cho hoàn thiện bức tranh cơ học về giới của Newton: ta chỉ cần thay nguyên lý tác động tầm xa (không cần môi giới) bằng nguyên lý tác động tầm gần (có môi giới). Về sau này lý thuyết tương đối hẹp đã dẫn đến việc loại bỏ khái niệm ête khỏi vật lý học (xem chương ''Lý thuyết tương đối hẹp'').
Bấy giờ nhiều nhà bác học cho rằng có thể mô tả tất cả các hiện tượng của vật lý dựa trên cơ sở lý thuyết điện từ và nói riêng là có thể xây dựng lý thuyết hấp dẫn mới; ở đó hấp dẫn được hiểu như một trạng thái nào đó của trường điện từ. Trong mô hình của nhà vật lý người Hà Lan Hendrik Antoon Lorentz cơ chế tác động của trường điện từ lên các vật thể dẫn đến sự hút hấp dẫn giữa chúng, gần giống như cơ chế trong mô hình của Lesage. Sự khác biệt ở chỗ không gian bị choán đầy không phải bởi các hạt mà là bởi các sóng điện từ. Những sóng này có khả năng xuyên qua các vật thể mà không giảm cường độ của mình.
Tuy vậy hấp dẫn không thể quy gọn được trong lý thuyết điện từ. Không một mô hình điện từ nào có thể giải thích nổi sự có mặt khắp nơi của hấp dẫn - đó là tính chất mà trường điện từ không có. Trường hấp dẫn không thể được xem như một trong các trạng thái của trường điện từ: chúng khác hẳn nhau. Các diện tích thì có hai dấu: các điện tích cùng dấu thì hút nhau, các điện tích khác dấu thì hút nhau. Các ''tích'' hấp dẫn (khối lượng) thì chỉ có một dấu và chúng luôn hút nhau.