GIAO THOA KẾ MICHELSON
Dùng thiết bị chính xác cao này có thể đo độ xê dịch của vật thể, bề dày các màng, chiết suất các chất, bước sóng ánh sáng... Sự ra đời thiết bị ấy là kết quả kèm theo của một thí nghiệm được Albert Michelson dùng dể đo tốc độ ánh sáng (xem mục phụ ''Bậc thầy thực nghiệm quang học'').
Trong giao thoa kế ánh sáng đi từ một nguồn tới một tấm thủy tinh được phủ lớp phản xạ mỏng ở một mặt. Lớp phủ sẽ phản xạ không phải toàn bộ ánh sáng tới mà chỉ gần một nửa; vậy là tấm thủy tinh sẽ chia đôi chùm sáng thành hai chùm. Mỗi chùm sẽ đi qua quãng đường của mình (một nhánh) rồi tới một cái gương riêng, bị phản xạ khỏi đó và quay trở lại tấm chia sáng. Tấm này lại chia đôi mỗi chùm thêm một lần nữa, cho phép quan sát bức tranh sinh ra khi cộng các chùm khác nhau lại. Nếu gương đặt chính xác vuông góc, còn chùm sáng tới từ nguồn song song, thì tất cả các tia sẽ tăng cường hay làm yếu nhau một cách giống nhau. Nhưng nếu tấm gương nào đó hơi bị lệch thì các tia phản xạ ở các điểm khác nhau của gương sẽ đi các đoạn đường không giống nhau, và kết quả sự giao thoa của chúng với các tia của chùm khác sẽ sinh ra những dải song song.
Hơi xê dịch một trong các gương dọc theo chùm sáng bức tranh giao thoa lập tức bị xê dịch theo phương vuông góc với các dải. Chỉ cần xê dịch gương đi l/4 bước sóng (khoảng 0,1 tức micrômet), thì các dải sáng sẽ chiếm chỗ dải tối (và ngược lại).
Với cùng độ chính xác như thế có thể đo không chỉ sự di chuyển của gương, mà cả bề dày một vật trong suốt ở một trong các nhánh chẳng hạn. Các dải bị dịch chuyển và trong trường hợp đó vì tốc độ ánh sáng trong vật xít đặc hơn bị giảm đi, và do sự làm chậm trễ này sinh ra hiệu số pha.