SỰ PHẢN XẠ
Định luật mô tả sự phản xạ ánh sáng đã được biết từ thời Euclid và Archimedes, còn ở thế kỷ II, Claudius Ptolemy đã kiểm tra nó bằng thực nghiệm. Ông quan sát thấy góc giữa tia tới và pháp tuyến của mặt gương phẳng (gọi là góc tới ) bằng với góc giữa pháp tuyến ấy với tia phản xạ (góc phản xạ , nghĩa là . Trong các sách giáo khoa hiện đại, người ta chỉ phải bổ sung vào phát biểu này một chút xíu bổ khuyết cho chính xác hơn: cả hai tia tới và tia phản xạ nằm trong cùng một mặt phẳng với pháp tuyến của mặt phẳng gương!
Việc lý giải định luật phản xạ có thể tìm thấy cả ở lý thuyết hạt lẫn lý thuyết sóng. Nếu ánh sáng là một dòng hạt thì chúng nảy khỏi bề mặt gương giống như hòn bi đàn hồi. Còn nếu ánh sáng là sóng thì các đoạn của nó đạt tới bề mặt vào thời điểm khác nhau; có nghĩa là các nguồn sóng thứ cấp nằm trên mặt phẳng đó ''nhập cuộc'' không cùng một lúc. Nguồn đầu tiên phát đi là từ điểm gương nhận sóng tới trước tiên. Nguồn thứ cấp càng xa điểm ấy thì phát sóng càng chậm và sóng thứ cấp kịp chạy một chặng đường càng bé. Các sóng thứ cấp truyền với cùng một vận tốc như của sóng tới vì ánh sáng phản xạ lại cùng một môi trường mà nó đã đi tới.
Nhà bác học cổ Hy Lạp Heron ở Alexandria (tiếng Anh: Heo of Alexandria, sống có lẽ vào khoảng thế kỷ I) nhận ra tính chất thú vị của tia sáng: tia của nó phản xạ từ gương bằng cách sao cho con đường từ nguồn sáng tới người quan sát là ngắn nhất. Tự nhiên không quen lãng phí: không có gương thì ánh sáng cũng truyền theo quỹ đạo ngắn nhất - đường thẳng.