TỪ TRỢ LÝ TRỞ THÀNH “PHÙ THỦY THỰC NGHIỆM”
Vận may mỉm cười với Faraday vào năm 1813: Davy nhận anh làm trợ lý. Học viện hoàng gia nơi Faraday nhận việc, được thành lập ngày 7 tháng 3 năm 1799 theo sáng kiến của Bá tước Rumford, “để truyền bá tri thức, hỗ trợ ứng dụng rộng khắp các phát minh, sáng chế cơ khí và cũng để đào tạo (qua bài giảng và thực nghiệm) ứng dụng khoa học vào việc giải quyết các vấn đề cuộc sống hàng ngày''.
Từ tháng 10 năm 1813 đến tháng 4 năm 1815 Faraday tháp tùng Davy trong chuyến đi khắp Châu Âu và tham gia trình diễn các thực nghiệm hóa học và vật lý học. Chẳng hạn ở Florence Davy dùng một thấu kính lớn để hội tụ các tia sáng mặt trời lên viên kim cương đặt trên cát chén platin để trong chiếc bình chứa oxy và viên kim cương bốc cháy! Vậy là thực nghiệm đã khẳng định rằng kim cương chỉ là một dạng thức của cacbon.
Năm 1821 khi chuẩn bị bản tổng quan những hiện tượng điện được biết cho đến bấy giờ Faraday quyết định phải tự mình làm lại tất cả các thí nghiệm được nhắc đến trong bài báo. Khi làm việc ấy ông đã chỉ ra được rằng gần vật dẫn có dòng điện xuất hiện một lực tác dụng lên cực của nam châm, bắt cực từ vẽ một vòng tròn xung quanh dây dẫn. Phát hiện ấy của Faraday đã trở thành nguyên lý hoạt động của các máy phát điện sau này.
Vào năm 1823 trên tạp chí ''Công trình Hội Hoàng gia'' Faraday đã công bố các bài báo mô tả phương pháp điều chế clo lỏng. Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó Hội tiến hành bầu chọn Faraday làm hội viên của mình: ''Ông Michael Faraday rất am hiểu hóa học, là tác giả nhiều bài báo trên ''Công trình Hội Hoàng gia'', có nguyện vọng trở thành thành viên của Hội. Chúng tôi ký tên dưới đây, dựa trên sự quen biết cá nhân giới thiệu ông ấy là một con người rất xứng đáng với vinh dự ấy, một con người hoàn toàn có thể trở nên thành viên hữu ích và đáng giá của Hội''.
Tháng giêng 1824 những thành tựu của nhà nghiên cứu đam mê ấy đã được công nhận chính thức; ông được bầu làm thành viên của Hội. Năm 1825 Faraday được bổ nhiệm làm giám đốc phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia - chức vụ mà ngài H.Davy từng giữ từ năm 1813. Theo sáng kiến của Faraday các thành viên Hội Hoàng gia bắt đầu hội họp vào thứ 6 hàng tuần tự các bài giảng buổi chiều. Đó là một khởi đầu thành công, đến nỗi các bài giảng ấy dược duy tân đến tận ngày nay. Faraday còn là người khởi dầu một truyền thống tốt đẹp khác - các bài giảng Giáng sinh cho trẻ em hay ''các bài giảng dành cho Giảng đường trẻ''. Các bài giảng này vào thời đại chúng ta vẫn nổi tiếng là một bộ phận quý trong chương trình của Học viện Hoàng gia. Bản thân Faraday không ít lần phát biểu trước cử tọa trẻ tuổi. Một phần các bài giảng của ông đã thành tư liệu của một trong các tác phẩm phổ biến khoa học tốt nhất: cuốn sách ''Lịch sử ngọn nến''.