Tài liệu: Các phần mộ tiền triều đại ở Naqada

Tài liệu
Các phần mộ tiền triều đại ở Naqada

Nội dung

1895

CÁC PHẦN MỘ TIỀN TRIỀU ĐẠI Ở NAQADA

1896 Trụ đá Israel ● 1896 Mộ của Hatiay

1896 Các văn bản trên giấy cói ở Ramesseum

Khám phá / khai quật 1895 bởi W.M. Flinders Petrie và J.E.  Quisell

Địa điểm Naqada

Thời kỳ. Thời kỳ tiên triều đại trước, khoảng 3000 TCN

“Gần 2000 ngôi mộ được khai quật, rải rác trong ba hay bốn nghĩa địa, trải dài trên bốn hay năm dặm... Các di vật còn lại làm lộ ra một hệ thống nghi lễ thông thường, và trong đó là những chum với những quai lượn sóng, chứa mỡ thơm bốc mùi khó chịu không nhận ra. Cũng có những cái cưa với lưỡi cưa, dao, dao găm, và kim... Ông Petrie đã thành công trong việc chứng minh rằng những chiếc vại có kiểu dáng và đường viền ngoài đẹp được làm hoàn toàn bằng tay...”.

BÁO THE TIMES

Những cuộc khám phá không có tiền lệ của Petrie ở nghĩa địa cổ xưa Naqada (nằm giữa Tukh và Ballas) vào năm 1895 vốn được cổ nhân xác định là những tàn tích của một “chủng tộc mới” đã xâm chiếm Ai Cập ngay sau sự sụp đổ của Vương quốc cổ. Petrie loại bỏ dần dần giả thuyết này nhằm thừa nhận tính đúng đắn, chứng cớ đầu tiên về những cư dân tiền triều đại ở Ai Cập. Trong việc này, ông ta theo một gợi ý là hãy đẩy về phía trước do “người đáng ghét nhất” của ông đề xuất. Người ấy là Giám đốc Sở Cổ Vật, Jacques de Morgan, người mà hai năm sau ở Abydos, không chỉ khám phá ra những phần mộ tương tự mà còn nhận biết ngay ý nghĩa thực của chúng.

Đặc tính chung của các phần mộ ở Naqada không thay đổi - một hố hình chữ nhật đào sâu dưới đất 1 - 1,2 m (3 - 4 ft), với một mái làm bằng những cành cây đan kết lại với nhau, rồi phủ trên một mô đất thấp. Đôi khi, cách chôn cất của những người giàu cố ở nghĩa địa T - 57 phần mộ, thì ngôi mộ có kích thước lớn hơn (trên 4 đến 2,75 m / hoặc 13 đến 9 ft) và có hàng gạch. Xác chết được đặt theo kiểu bào thai nằm trên một tấm chiếu bằng sậy đầu thường hướng về phía Tây, bao quanh bởi nhiễu hay ít những minh khí, gồm đồ gốm, chậu đá, chuỗi hạt và vòng tay, dao đả xám, những phiến đá trộn màu và tượng nhỏ bằng đất sét hay ngà voi. Nhiều xác côn nguyên vẹn da và tóc, tương tự như những xác ướp nhân tạo. Đáng lưu ý là một số nhỏ những phần mộ cho thấy chứng cứ của việc “cải táng” - đó là, sự chôn cất xác sau  khi đã rã và mất hết khớp - và có thể có cả việc tế sinh bằng người.

1896 - TRỤ ĐÁ ISRAEL

“Tôi thấy mặt đất lún xuống, chôn vùi bia đá đến nổi người ta có thể bò lên  trên ...  [Wilhelm Spiegelberg] đã nằm ở đấy để chép một bản sao suốt một buổi trưa và đi ra nói, “có những tên của các tỉnh thành của Syria, và một tên mà tôi không biết, Isirar”. “Sao, đó là Israel”, tôi nói. “Đúng vậy và các đức cha  sẽ không bằng lòng” đó là câu trả lời  của ông ta.”

W M. FLINDERS PETRIE

“Israel bao la. Hạt giống của nó không còn hiện hữu!” Đây là  câu ấn tượng thấy trên cái gọi là trụ đá Israel (Cairo, CG 34025), một công trình bằng đá granit đen nặng gần 5 tấn được Petrie tìm thấy vào năm 1896 trong một đền thờ người chết ở Merenptah, Thebes. Là tài liệu tham khảo duy nhất về bộ lạc ở Israel trong một văn bản Ai Cập (trong một danh sách những cuộc xâm lăng của vị pharaon và Năm của năm triều), đã dấy lên một cơn bão trong đám học giả kinh thánh. Tài liệu có một phiên bản khác ở Karnak, trong sân của hầm chôn giấu.

Câu văn của Merenptah được khắc ở mặt sau của một bia đá nguyên là bia tưởng niệm Amenophis III của triều đại thứ 18 kéo dài một thế kỷ và hơn nữa trước đó; công trình kiến trúc khu mộ vị vua trước này và các cấu trúc phối hợp ở Kom el-Heitan là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng được Merenptah dùng trong việc xây dựng lăng tẩm của mình. Những cuộc khai quật ở địa điểm sau do Horst Jaritz và viện khảo cổ học Thụy Sĩ ở Cairo thực hiện trong những năm gần đây, đem ra ánh sáng thêm nhiều bức chạm nổi, nổi tiếng bằng đá vôi về Amenophis III, cũng được người khác như Hatshepsut, Tuthmosis III Tuthmosis IV và Amenophis IV Akhenaten, dùng để chèn cột  tháp thứ hai vào những nơi khác.

Đây là bảy giai đoạn Petrie thiết lập cho việc phát triển đồ gốm Tiền Triều đại. Những con số bên phải là những “niên đại theo trật tự” được ông đưa ra.

Ngày tháng cụ thể của những phần mộ cá nhân (và những phát hiện có liên hệ khác ở Ballas và Abadiya và Hu vào những năm 1898-99) nằm trong khuôn khổ lớn của thời kỳ cuối tiền triều đại Ai Cập là không có gì rõ ràng. Nhưng khi sự thật, bản chất tiền triều đại của vật liệu này đã được hiểu rõ, óc sáng tạo của Petrie đã vượt quá sự kiểm soát và chẳng bao lâu, trong một lóe sáng thiên tài, ông đã thấy cách giải quyết vấn đề phân loại theo mẫu.

Trong nghĩa địa có một lỗ trống khảo cổ học giữa những phần mộ của thời kỳ tiền sử trước đây và những mộ sau này; một sự phát triển về phong cách rõ ràng của đồ gốm ở hai giai đoạn này- Sắp xếp đồ gốm và các đồ minh khí khác theo trật tự kế tiếp nhau, theo hệ quả lý  thuyết phát triển – 30 ban đầu là cổ nhất, 80 mới nhất, phòng còn lại dành để xếp vào khoảng giữa của hai đầu thời điểm cổ nhất và mới nhất - Petrie có thể cung cấp một “niên đại” để khớp tương đối cho mỗi phần mộ cá nhân. Những niên đại tương đối này có thể xác lập mối liên hệ giữa những phát triển về hình dạng đồ gốm thời Triều đại Đầu tương ứng với các giai đoạn thời tiền Triều đại chính xác hơn.

1896 - MỘ CỦA HATIAY

Quan tài bằng gỗ đẹp đẽ của quý bà Henutvedjebu (trái, Đại học Washington, St Louis) trong nhiều năm là một trong những điều bí ẩn của ngành Ai Cập học ở Mỹ, chỉ một nhóm các chuyên gia biết đến sự tồn tại của nó. Nó được lấy từ ngôi mộ còn nguyên vẹn của Hatiay, chồng bà ta, được Georges Daressy khám phá vào năm 1896 Sheikh Abd el-Qurna.

Cùng thời với pharaon Akhenaten “dị giáo”, Hatiay là một thư lại và giám thị của kho thóc thứ hai trong đền thờ của Aten - mặc dù sự độc quyền về việc thờ tự theo đòi hỏi của vị thần này ở el-Amarna: không ai được hưởng dụng đồ tùy táng của thể thức tín ngưởng hay nhân danh tên và chức vụ của gia đình Hatiay.

Một lễ đường trang trí xưa kia ở ngay mặt đất trên hầm chôn cất thô của Hatiay (nghĩa là để không ai trông thấy); trong đó, các quan tài của gia đình và một vài món được lựa chọn đế làm đồ tùy táng (phải) được để lại ở đó.

Công trình phân tích của Petrie kéo dài suốt sáu năm miệt mài trước khi kết quả được công bố cho thế giới vào năm 1901. Nền tảng của nó đặt cơ sở quan trọng và chứng minh giá trị to lớn đối với những công trình liên quan đến lĩnh vực tiền triều đại trong những thập niên sau.

Petrie nói về đồ gốm tiền triều đại

Sự hiểu biết độc đáo của Petrie gần như là bản năng nhạy bén và khoa học có thể thu được từ sự phân tích sau đây về đặc trưng của đố gốm “đầu đen” tìm thấy rất nhiều ở Naqada và các địa điểm Tiền triều đại khác:

“Đồ gốm tiền sử của thời kỳ trước đây tất cả đều có xương gốm xốp, mặt gốm có khoáng  hematit đỏ. Vì vai đều nung úp xuống nên miệng luôn dính tro; và những miệng này không bị  nung qua, màu đỏ peroxide của sắt bị giảm màu chuyển sang màu đen magnê setquioxyt, do vậy chúng ta thấy rất phổ biến về tỷ lệ đen trên miếng thép. Bên trong vại cũng đen vậy, vì lượng khí tro bên dưới bốc lên ít; hiếm khi sức nóng sau khi đốt kéo dài đủ lâu để oxy đi qua  đồ gốm, và làm đỏ bên trong. Các đĩa để mở cũng có mặt hematit bên trong, và sắt được giảm thiểu đến mức chỉ là lớp áo bọc màu đen giống như gương sáng loáng. Nguyên nhân của việc nhẵn bóng là ở phần đen nhẵn hơn ở phần đỏ là do khí cacbonic - kết quả của việc nung không hoàn hảo - là do một dung mới của oxyt magnê từ sắt, và sự phân hủy và tái lập lại bề mặt cũng tương tự như thế. Sự hiểu biết về hóa học trong vấn đề này là không cần tranh luận  nữa đối với ý tưởng xưa kia là khói làm đen đồ gốm này.”

1896 - CÁC VĂN BẢN TRÊN GIẤY CÓI Ở RAMESSEUM

Đến năm 1894 Flinders Petrie mất hết tin tường vào Quỹ thăm dò Ai Cập và bỏ mặc họ với những kế hoạch của họ, ông lập một tồ chức mới và độc lập - Tài trợ nghiên cứu Ai Cập (ERA / Egyptian Research Ac-count), sau này chuyển thành Trường Anh Quốc về khảo cổ học ở Ai Cập. Năm 1896, tổ chức Era dưới sự chỉ đạo của nhà Ai Cập học người Anh James E. Quibell, đào ở dưới gạch kho vũ khí ở hậu đường đền mộ thuộc Triều đại thứ 19 ở Thebes của Ramesses II (Ramesseum - nổi tiếng ngày nay với mảnh vỡ pho tượng khổng lồ đã gợi hứng cho Shelley viết bài thơ trứ danh “Ozymandias”). ông ta đã tìm thấy huyệt mộ sớm hơn (số5) khi đã dọn quang, dẫn đến một loạt những phòng nhỏ. Khai quật những cái này không để lại ghi chép nào cả; nhưng ở nền của huyệt, người ta phát hiện một hộp gỗ nhỏ. Hộp này chứa “1/3 văn bản trên giấy cói” và “một số những đồ vật nhỏ” - kể cả một tượng bằng gỗ của một phụ nữ đeo mặt nạ Bes-mask cùng các gậy quyền thô và một gậy quyền có rắn bành bằng đồng đỏ quấn quanh. Tập hợp này được nhận ra  ngay là những thứ đồ trang bị chuyên nghiệp của một người làm phù phép và chữa bệnh vào giữa triều đại thứ 13.

Tình trạng nghèo nàn của tài liệu vật chất gây khó khăn cho việc nghiên cứu phát hiện này trong nhiều năm. Đến khi nó được đưa cho nhà sưu  tập các văn bản trên giấy cói người Đức Huge Ibsscher đế ông ta nghiên cứu hồi trước thế chiến thứ hai, Thành công của Ibscher với mớ tài liệu  không hứa hẹn gì là điều thật sự bất thường, nhưng vụ thu hoạch cho việc nghiên cứu Ai Cập là rất lớn - một sưa tập tài liệu phong phú và đa  dạng (xem mục lục) về văn học, nghi thức tế lễ, pháp thuật, y học và tư liệu này được chia với Bảo tàng Berlin (A = 10499, D = 10495) và Bảo tàng Anh quốc (EA 10610, 10752-72).

Trong khi các văn bản trên giấy cói Ramesseum là thắng lợi về tri thức của đợt đào xới năm 1896, giá trị nghệ thuật là phần ngực phía trên được bảo quản tốt và tinh vi của một bức tượng sơn vẽ màu mè trên đá vôi mềm, giờ được thừa nhận là Meryetamun, con gái của Ramesses II đã điều hành như chính cung phu nhân sau cái chết của hoàng hậu.

CÁC VĂN BẢN TRÊN GIẤY CÓI Ở RAMESSEUM

CHỈ ĐỊNH

BẢN CHẤT CỦA NỘI DUNG

A

Truyện kể về một nông dân hùng biện; câu chuyện về Sinuhe

B

Văn bản trên giấy cói về Rumesseum; tài chính và sơ đồ

C

Các báo cáo từ thành lũy Semna; văn bản pháp thuật

D

Tên riêng của Ramesseum

E

Nghi thức lễ tang; các tài khoản

I

Diễn văn của Sasobek; tài khoản

II

Những tuyên bố về đạo đức

III

Văn bản pháp thuật – y học

IV

Văn bản pháp thuật – y học; tài khoản

V

Văn bản pháp thuật

VI

Tụng ca cho Sobek

VII

Văn bản pháp thuật; văn bản toán học

VIII – XI

Văn bản pháp luật

XII

Kinh cầu quỷ

XIII

Văn bản pháp thuật; nhật ký ướp xác

XIV – XVII

Các văn bản pháp thuật

XVIII

Những báo cáo từ thành lũy Quban

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353873013985000/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Cac-p...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận