CÁC THUỘC ĐỊA KHÔNG GIAN
Giữa 1969 và 1972, một số phi hành gia Mỹ thăm viếng Mặt Trăng trong các sứ mạng apollo rất thành công và rất ngoạn mục. Tuy nhiên, kể tử lúc đó việc thám hiểm mặt trăng của con người đã dừng lại. Các nỗ lực sau này nhằm tập trung vào kỹ thuật không gian, chẳng hạn như các vệ tinh thăm dò điều khiển từ xa, phi thuyền con thoi, và các trạm không gian.
Kiến thức hiện đại nhất của chúng ta về các hành tinh và Vũ Trụ xuất phát từ các vệ tinh thăm dò không người được trang bị các thiết bị viễn thông và kỹ thuật máy tính và để thu thập dữ liệu. Các tàu thăm dò không gian sâu thẳm như các phi thuyền Voyager hoạt động bằng năng lượng hạt nhân (phóng năm 1977) và Gallleo (/989) đã gửi về những hình ảnh và hàng khối dữ liệu khác.
Các kế hoạch thám hiểm không gian của Châu Âu bao gồm việc phóng vệ tinh thăm dò Huygens từ phi thuyền Cassmi của NASA. Nó được dự tính đáp xuống Titan, mặt trăng bao phủ đầy khí mêtan của Sao Thổ năm 2004, năm 1976, các phi thuyền thăm dò viễn khiển - các tàu đổ bộ Viking – đã tới sao Hỏa. Kế hoạch mới nhất cho hành tinh này - chương trình Người Dò Đường - liên quan đến việc gửi các “con rệp” nhỏ điều khiển từ xa để bò trên bề mặt của nó.
Mặc cho tất cả mọi khó khăn và nguy hiểm, sự hấp dẫn của việc thám hiểm những chốn xa xôi vẫn mời gọi nhân loại. Các trạm không gian có thể tạo thuận tiện hơn nữa cho việc thám hiểm của con người. Để đi tới Mặt Trăng, và xa hơn nữa, một phi thuyền được phóng từ trái đất cần phải vượt qua tốc độ thoát khỏi trường trọng lực của Trái Đất, khoảng 40.000 km/giờ. Phóng phi thuyền từ một trạm quỹ đạo, đang đi với vận tốc khoảng 28.000km/giờ, sẽ cần ít năng lượng hơn.

▲ Đó là vào đầu thế kỷ tới. Một tàu mặt trăng vừa mới đổ bộ gần căn cứ Mặt Trăng mở rộng. Phi hành đoàn sẽ được tiếp nhận ở lại đó bằng một “xe tải” điều áp (tiền cảnh).
Các phi hành gia có thể quay lại Mặt Trăng vào đầu thế kỷ 21, để thiết lập một căn cứ thường trực, trợ giúp cho nhiều hoạt động kỹ thuật và khoa học. Khai thác khoáng mỏ là một khả năng. Nếu vài loại khoáng chất chủ yếu cạn kiệt trên Mặt Đất, có thể cốt yếu là nhập khẩu từ Mặt Trăng. Một đài thiên văn đặt trên “Cung Hằng” cũng có nhiều điều hấp dẫn đối với các nhà thiên văn. “Nhà của Chị Hằng” không có bầu khí quyển mờ tối, và trọng lực thấp sẽ tạo sự dễ dàng để xây dựng các kính viễn vọng khổng lồ.
Các phi hành gia sẽ du hành từ Địa Cầu tới quỹ đạo của Nguyệt Cầu bằng tàu vận chuyển tới mặt trăng. Từ đây, cuộc hành trình ngắn ngủi đi và về bề mặt sẽ bằng phi thuyền đổ bộ tương tự như môđun mặt trăng của Apollo. Trước tiên, họ sẽ sống trong các chỗ ăn ở tạm thời, chẳng hạn như các vỏ hỏa tiễn đã dùng rồi được cải tiến đặc biệt. Các khu sinh hoạt thường trực sẽ được xây dựng sau bằng cách dùng các vật liệu kim loại và đá - lấy được dưới mặt đất để che chở chống lại bức xạ vũ trụ chết người. Các khu sinh hoạt sẽ chứa khí oxy được chiết xuất từ đá trên mặt trăng. Nước hoa sẽ khan hiếm, và có lẽ phải tạo ra bằng cách tổng hợp khí oxy và hydro lỏng mang theo từ Trái Đất.
Mục tiêu kế tiếp sau Mặt Trăng là Sao Hỏa, hành tinh duy nhất trong Thái Dương Hệ ở đó con người có thể tồn tại. Một chuyến đi tới Sao Hỏa thì khó khăn hơn nhiều bởi vì nó ở rất xa, ít nhất là 56 triệu km (35 triệu dặm). Thậm chí vào những thời điểm khi trái đất và Hỏa Tinh thẳng hàng nhất trong không gian, một phi thuyền cũng phải mất ít nhất 18 tháng cho một sứ mạng bay đi và bay về. Một sứ mạng đổ bộ có thể mất hai năm hoặc hơn. Chúng ta biết rằng các phi hành gia có thể tồn tại trong không gian trong một thời gian dài như vậy, nhưng mà vẫn chưa có kỹ thuật lực đẩy nào để làm cho một chuyến đi như thế trở thành khả thi.
▼ Một trạm không gian quay quanh quỹ đạo hành tinh đỏ Sao Hỏa. Một trạm không gian trên quỹ đạo có thể sử dụng như một căn cứ để hỗ trợ cho cuộc thám hiểm bề mặt hành tinh này.
