TỚI CÁC HÀNH TINH XA HƠN
Trong phần đầu của một cuộc du hành không gian, khi phi thuyền thoát khỏi trọng lực của trái đất các kỹ sư đang hoạch định các tàu phóng “chỉ một giai đoạn tới quỹ đạo”. Mục tiêu của họ là tạo ra các tàu phóng tái sử dụng sau đó có thể trở về trái đất. Các động cơ “lai” đang được xem xét để chế tạo. Một kiểu sẽ đốt cháy khí hydro, lấy không khí trong khi còn trong bầu khí quyển, chuyển thành oxy lỏng trong bồn chứa khi nó đi vào không gian. Một kiểu khác sẽ dùng oxy để đốt cháy một thứ nhiên liệu rắn. Lực đẩy sẽ được kiểm soát bằng cách điều chỉnh lượng oxy cung cấp.
Các cuộc hành trình tới Sao Hỏa và xa hơn sẽ không bao giờ thực hiện được với các nhiên liệu hóa học qui ước. Để thực hiện cuộc du hành trong thời gian hợp lý và để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, các tên lửa năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng. Phi thuyền sẽ chở theo một lò phản ứng hạt nhân nhỏ để phát sáng ra điện. Điện sẽ được sử dụng để tạo ra một phản lực tốc độ cao của các phân tử mang điện của nhiên liệu khí trơ, tạo ra một lực đẩy bền bỉ thích hợp cho cuộc du hành.
Nhưng ngay cả kỹ thuật này cũng không khả dụng cho các cuộc du hành tới các ngôi sao gần nhất. Ngôi sao gần nhất cũng cách xa Trái Đất 40 triệu triệu km (25 triệu triệu dặm). Cuộc du hành sẽ mất hơn 4 năm ngay cả đi bằng tốc độ ánh sáng. Các tên lửa hiện có sẽ mất hàng ngàn năm để đi tới chúng, và chỉ có phi thuyền đi gần như tốc độ của ánh sáng có lẽ mới tới chúng trong một thời gian hợp lý. Để đạt được một tốc độ ghê khiếp như vậy, hai khái niệm đã được đề xuất, cả hai phải sử dụng kỹ thuật hợp hạch, qui trình sau bom H và việc phát sinh điện nhiệt hạch. Nó liên quan đến việc biến đổi hydro thành helium, kèm theo sự phóng thích năng lượng khổng lồ. Một kế hoạch là động cơ phản lực nén giữa các vì sao. Động cơ múc khí hydro từ không gian. Một ý tưởng khác dành cho tên lửa xung hạt nhân, được đẩy đi bởi sức mạnh của các chất khí phóng ra từ các vụ nổ bom H mini.
▼ Một ấn tượng của một họa sĩ về vệ tinh thăm dò Galileo của NASA đang đi tới Sao Mộc (Jupiter), được vẽ ra ngay trước khi nó phóng đi năm 1989. Sáu năm sau nó bắt đầu đi quanh hành tinh này, gửi về những bức hình cận ảnh đầu tiên năm 1996.
▲ Được một tên lửa xung hạt nhân cung cấp năng lượng, một vệ tinh thăm dò giữa các vì sao gọi là Daedalus đi ngang qua Hải Vương Tinh khi nó tăng tốc ra khỏi Thái Dương hệ. Quan niệm này được nêu ra bởi Hiệp Hội Liên Hành Tinh Anh Quốc đề xuất.