Có loại hồ dán toàn năng không?
Những loại hồ được các nhà sản xuất giới thiệu là toàn năng có tác dụng khá tốt ở hầu hết các bề mặt. Tuy nhiên, không không phải là có hiệu lực nhất. Chắc chắn chúng đủ lỏng để có thể dàn trải và tạo ra mối tiếp xúc chặt chẽ với các vật dù có bề mặt sần sùi. Nhưng như thế chưa đủ. Chẳng hạn độ cứng của hồ phải phù hợp với độ cứng của những vật được dán. Một loại hồ vẫn còn quá mềm sau khi khô dễ tạo ra hiện tượng lỏng (bị giơ) cơ học giữa hai vật cứng, và từ đó làm yếu dần chỗ nối dán, nhất là khi chỗ này hơi quá dày. Trái lại, một loại hồ cứng lại nhiều, như hồ dán thảm, không hợp để dán những vật mềm. Nếu bạn dán hai tấm thảm với nhau thì màng hồ mỏng sẽ bị rạn nứt thành hàng nghìn mảnh khi bạn làm hỏng sau khi khô! Một yếu tố quan trọng khác là bản chất của những vật được dán. Công thức của hồ dán đã dự kiến cho một phương pháp sử dụng rất xác định (kim loại, giấy, da, đồ gốm, v.v...) được chọn theo bản chất hoá học của vật nhằm làm tăng sự liên kết với bề mặt của nó, nhờ các phản ứng hóa học. Vì hóa học bề mặt của một vật tiến triển tự nhiên, như bị oxy hóa, nên ta có thể chuẩn bị ngay trước khí dán hồ, hoặc về mặt cơ học (đánh bóng), hoặc lau chùi (bằng chất tẩy), hoặc bằng cách xử lý hóa học hoàn hảo. Phương pháp cuối cùng này được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp, đặt ra cách dán ngay, vì một bề mặt sạch về mặt phân tử bị ô nhiễm rất nhanh.