CÓ PHẢI MẶT TRĂNG SẼ RẤT SÁNG VÀO TRUNG THU?
Trung Quốc lấy ngày 15 tháng 8 âm lịch làm Tết Trăng thu đã được hơn 2000 năm. Phong tục ăn bánh Trung thu vào ngày này ít nhất cũng đã có 1000 năm. Rất nhiều người cho rằng, mặt trăng vào đêm Trung thu sẽ sáng hơn nhiều so với những lúc khác trong năm. Trong các bài văn, thơ ca của người xưa cũng nói như vậy. Nhưng xét từ góc độ thiên văn học hiện đại thì mặt trăng vào Tết Trung thu sáng hơn mặt trăng những lúc khác trong năm là không chính xác.
Mặt trăng chuyển động quanh trái đất trên quỹ đạo hình elíp, vì vậy khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất có lúc xa hơn một chút, có lúc lại gần hơn một chút, nó thay đổi trăng khoảng 406. 700~356.400km. Khi đến Tết Trung thu, mặt trăng thường không ở nơi gần trái đất nhất nên cũng không thể sáng hơn mặt trăng trong các tháng khác.
Từ khi trăng tròn tháng này đến khi trăng tròn tháng sau bình quân phải trải qua 29 ngày 12 giờ 44 phút, đây gọi là một ''tháng sóc vọng''. Quy định ''ngày Sóc'' nhất định phải vào mồng 1 âm lịch hàng tháng. Sau ngày ''Sóc, bình quân phải qua 14 ngày 18 giờ 22 phút mới là ''Vọng''. Cho nên chỉ khi ''Sóc'' xảy ra vào sáng mồng 1 thì mới có ngày ''Vọng'' vào tối ngày 15. Còn cái thường xuyên xảy ra là ngắm trăng không phải vào tối 15 mà vào tối 16. Độ dài của tháng sóc vọng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình quân: 6 giờ đồng hồ. Vì vậy thậm chí có lúc “vọng” kéo dài, đến sáng sớm 17. Trên thực tế, mặt trăng tối trung thu thường không sáng và tròn như trăng tối 16.
Tại sao mọi người lại cảm giác trăng tối trung thu đặc biệt sáng? Điều này hoàn toàn là do cảm giác chủ quan và phong tục tập quán nhiều năm lưu truyền lại tạo nên. Mùa xuân thời tiết còn tương đối ấm, mọi người không thường ra khỏi nhà thưởng thức các vì sao và mặt trăng; Mùa hạ mặt trăng tương đối thấp, ánh sáng mặt trăng ít nhưng các vì sao trên bầu trời lại rất nhiều. Ban đêm khi hóng mát ở bên ngoài chủ yếu là để quan sát dải Ngân Hà và sao Ngưu Lang, Chức Nữ và những vì sao ''Tâm xá nhị'' màu hồng đỏ ở chòm sao Thiên Hạt trong bầu trời phương Nam; Mùa đông tuy ánh sáng mặt trăng nhiều nhưng thời tiết lạnh, ai còn muốn ra ngoài thưởng thức trăng sao nữa chứ? Mùa thu không lạnh cũng không nóng, bầu trời cao, thời tiết mát mẻ, mặt trăng trở thành đối tượng quan sát chủ yếu của con người, thảo nào con người luôn cho rằng ''Trăng mùa thu sáng nhất''.