TRÊN MẶT TRĂNG CÓ ''BIỂN'' VÀ ''ĐẤT LIỀN'' KHÔNG?
Ban đêm, nếu bạn ngước nhìn vầng trăng sáng trên bầu trời, bạn có thể nhìn thấy trên mặt trăng có chỗ sáng, có chỗ tối. Thời xưa, mọi người không có cách gì để giải thích hiện tượng này bèn tưởng tượng mặt trăng là cung điện Quảng Hàn - nơi mà Hằng Nga sống. Đầu thế kỷ 17, nhà khoa học người Ý là Galilê khi lần đầu tiên sử dụng kính viễn vọng tự chế nhìn lên mặt trăng, ông không nhìn thấy cô Hằng Nga xinh đẹp mà lại phát hiện ra nhiều hố trên mặt trăng, hố lồi hố lõm không bằng phẳng. Galilê cho rằng, những phần mặt trăng lồi lên nhất định là mặt đất hoặc núi cao và gọi đó là ''nguyệt lục'', còn những chỗ nông, tối và lõm xuống nhất định là biển, gọi là ''nguyệt hải''. Galilê còn đặt tên cho những ''hải dương'' này như biển mây, biển ướt, biển mưa và biển gió bão...
Nói như vậy thì trên mặt trăng thực sự có ''lục địa'' và ''hải dương''?
Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật quan sát thiên văn, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật thăm đò vũ trụ, con người có thêm phát hiện nữa là phần sáng trên mặt trăng chắc chắn là những vũng đất cao, đỉnh núi và những ngọn núi tròn... nhưng những phần tối lại không phải là biển, bên trong căn bản không có nước mà chỉ là những đồng bằng lớn rộng và trũng. Mặc dù như vậy, cái tên gọi ''nguyệt hải'' được dùng mãi bây giờ.
Được đặt tên chính thức đã có 22 nguyệt hải, trong đó phần lớn phân bố ở mặt mà mặt trăng đối diện với trái đất, nguyệt hải lớn nhất có tên là phong bão dương, với diện tích hơn 5 triệu km2, tiếp theo là vũ hải với diện tích hơn 800.000 km2.
Do nguyệt hải thường thấp hơn nguyệt lục 2000 ~ 3000m, nơi sâu nhất thấp hơn tới 6000m. Thêm vào đó là phần nguyệt lục chủ yếu do đá nham thạch màu nhạt tổ chức thành, còn phần nguyệt hải lại chủ yếu do chất nham thạch nóng chảy màu tối cấu tạo nên. Vì vậy, phần nguyệt lục phản xạ lại ánh sáng mặt trời mạnh, nhìn lên thấy tương đối sáng, còn phần nguyệt hải phản xạ yếu với ánh sáng mặt trời nên nhìn thấy tối hơn một chút.