Thủ đô Phnôm Pênh
Phnôm Pênh là thủ đô của Campuchia, nằm ở chỗ tụ hợp của sông Mêkong, sông Tonle Sáp, sông Bacha và sông Tiền Giang. Thủ đô Phnôm Pênh được xây dựng vào năm 1434 với diện tích rộng trên 70 km2. phía Đông là khu thành cổ, phía Tây là khu thành mới, quanh năm cây cối xanh tốt, cảnh vật tươi đẹp mê hồn, do đó mà người ta đã đặt cho nó một cái tên ''Hòn đá quý mĩ lệ của Bốn vai''. Trước thế kỉ XIII, thủ đô này còn được gọi là Trát Đa Mộc, có nghĩa là ''Bốn mặt gần sông''. Tháng 6 năm 1434, Campuchia chính thức rời chuyển kinh đô đến đây. Sau này tên gọi của thành phố này được đổi thành Phnôm Pênh.
Tên Phnôm Pênh bắt nguồn từ một sự tích về một bà lão tên là Penh. Chuyện kể lại rằng: Vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời năm 1372, bà Pênh ra sông Mêkong lấy nước bỗng thấy một khúc gỗ kì lạ trôi dạt vào bờ. Bà với khúc gỗ đó lên và thấy bên trong có bốn pho tượng Phật bằng đá hoa cương trắng muốt. Bà đưa bốn pho tượng đó lên đỉnh ngọn núi gần đó để lập một đền thờ (trong tiếng Khmer núi là Phnôm). Vì thế người đời sau gọi ngọn núi này là núi bà Pênh (hay là Phnôm Pênh).
Phnôm Pênh là một thành phố văn hóa cổ, bên trong thành cổ có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hơn nữa nó được tập trung ở khu thành cổ này, trong đó có Vương Cung cũ, núi Tháp, bia kỉ niệm độc lập và chùa mang đậm đà bản sắc dân tộc...
Phnôm Pênh được nhiều người biết đến bởi những công trình kiến trúc mang màu sắc kiến trúc Pháp. Phnôm Pênh chia thành hai khu vực: Cổ thành và Tân thành, với số dân khoảng 900.000 người. Cuộc sống ở Phnôm Pênh không ồn ào, náo nhiệt nhưng người dân luôn luôn niềm nở và mến khách. Nơi đây không khí trong lành không bị ô nhiễm như các thành phố khác ở châu Á.
Cung vua
Công trình này được xây dựng vào năm 1886. Đây là công trình kiến trúc chủ yếu làm bằng gỗ, cũng là công trình kiến trúc mang phong cách kiến trúc của Thái Lan, ở giữa có tháp nhọn cao sừng sững. Sau này vào năm 1913 sau ba năm khởi công cải tạo công trình này thành công trình kiến trúc xi măng bên trong cung có điện vua, kịch trường kể cả những lễ vật quà tặng mà Napôlêông III đã tặng cho Quốc vương năm 1873.
Tháp sơn (Núi Tháp)
Nằm ở phía Bắc phố lớn thuộc trung tâm thành phố Phnôm Pênh, có một con đường bậc đá được rải rất ngăn nắp, chỉnh tề và con đường này kéo dài lên tận đỉnh núi. Hai bên đường có lan can để vịn tay. Đây được coi là con rồng dài rằng dặc điêu khắc bừng đá kiểu Ăngkor, nó được diêu khắc rất tinh xảo. Trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ, trong chùa có rất nhiều những bức phù điêu mang phong cách của dân tộc Campuchia. Bên cạnh ngôi chùa này có Phật tháp cao khoảng 30m, mũi tháp cao chọc trời, trông ngôi tháp này rất hùng vĩ và tráng lệ, trên đỉnh núi núi thời tiết mát mẻ, không khí trong lành. Đứng trên đỉnh núi Singapore có thể bao quát được toàn bộ cảnh sắc của toàn thành phố Phnôm Pênh.
Vương thành Campuchia
Nằm ở một nơi cách phía Đông núi tháp khoảng 2 km. Đây là quần thể kiến trúc huy hoàng vàng son lộng lẫy, nó được cấu tạo nên bởi những công trình kiến trúc như cung hội nghị, cung vua, điện vật báu chùa ngọc lục... Hiện nay Vương thành là viện bảo tàng quốc gia.
Chùa ngọc Xanh
Nằm ở phía Bắc vương thành Campuchia, nó còn được gọi là ''Ngân cung'' (Cung bạc). Bên trong ngôi chùa này có một phật ngọc xanh được điêu khắc bằng cả một hòn ngọc cao khoảng 0,5 m, đây là một trong những bảo vật quý hiếm nhất của Campuchia. Cũng chính vì thế mà ngôi chùa này đã trở nên nổi tiếng. Mặt sau của ngôi chùa này được lát bằng gần 15.0000 viên gạch bạc trạm khắc hoa văn. Bên trong ngôi chùa này có rất nhiều những tượng Phật vàng với những kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tất cả những pho tượng này đều được đúc bằng vàng và chúng được trạm khắc rất tinh tế và rất đẹp. Đây là ngôi chùa hoa lệ nhất của Campuchia.
Thành thể thao Phnôm Pênh
Nằm ở Tây Nam khu vực thành phố Phnôm Pênh đây là ''thành thể thao'' hiện đại, với diện tích xây dựng rộng 19.000 m2, kể cả sân vận động, khu ký túc của vận động viên, nhà ăn và hội trưởng... Trong đó nhà ăn hội trường được thiết kế rất mới mẻ, bố cục, sắp xếp rất hợp lí, là công trình kiến trúc đỉnh tròn 8 góc toàn bộ được cấu tạo nên bởi cửa pha-lê, nó kết hợp với những công trình khác để hình thành nên một chỉnh thể thiết bị hoạt động thể thao hoàn mĩ. Nơi đây đã từng tổ chức phong trào vận động lực lượng mới trỗi dậy của châu Á lần thứ nhất.
Chợ trung tâm
Nằm ở trung tâm thành phố Phnôm Pênh, nó được xây đựng bởi kiến trúc sư người Pháp thiết kế vào năm 1937. Trên đỉnh tòa nhà này có đỉnh hình cung tròn. Đây là công trình kiến trúc bắt mắt ở Phnôm Pênh. Bên trong chợ này bán hàng hóa rất phong phú, đa dạng, nơi đây các các loại vàng, bạc, ngọc, đồ gia công mĩ nghệ, và đồ điêu khắc...
Viện bảo tàng quốc lập Campuchia
Nằm ở phía Bắc cung vua, nơi đây chủ yếu thu thập cất giữ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đã được khai quật phát hiện thấy trong đó có những báu vật quốc gia. Chúng được trưng bày và sắp xếp theo niên đại, cùng với sự biến đổi của thời đại, hình dáng của những pho tượng Phật cũng có sự thay đổi, từ Phật giáo tiểu thừa, Phật giáo đại thừa Ấn Độ, rồi quay lại Phật giáo Tiểu thừa, những sự thay đổi về hình dáng tượng Phật lần lượt được trưng bày và triển lãm ở nơi đây. Trong khoảng thời gian từ thế kỉ XIII, đây là thời kì đỉnh cao trong chính trị và văn hóa của Campuchia. Những sản phẩm điêu khắc trạm trổ trong thời gian này vô cùng tinh xảo. Kể từ đó về sau, tình hình đất nước dần dần bị suy yếu văn hóa cũng không phát triển được. Sau thế kỉ XIV những tác phẩm điêu khắc chủ yếu là bằng gỗ và đá rất đơn giản. Qua đó có thể cho chúng ta thấy được sự thay đổi và chuyển biến của nền văn hóa Campuchia.
Viện bảo tàng nhà ngục
Viện bảo tàng này đã từng là trường học lúc bấy giờ của chính quyền Pôn Pốt, sau đó trở thành nhà tù. Đã có nhiều người bị tra khảo hoặc bị cực hình ở đây. Theo tính toán thì có khoảng 14.500 người phải chịu cực hình tại nơi này, trong đó 2.000 trẻ em. Viện bảo tàng này được tổ hợp bởi 4 công trình kiến trúc. Đây là nơi trưng bày triển lãm những dụng cụ dùng để tra tấn hoặc hỏi cung và cả những di vật của những người đã hi sinh, cũng có cả những bức ảnh của những người khi vào tù và sau khi bị cực hình, những cảnh vật tang tóc và những bức ảnh khiến người ta không dám nhìn. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 khi quân đội Việt Nam giải phóng tấn công vào Phnôm Pênh, lính canh nhà ngục Pôn Pốt sau khi chém giết chết hết những tù nhân đã bỏ trốn sống lưu vong khắp nơi.
Chùa Ngân Các
Được xây dựng vào năm 1829, ngôi chùa này được xây dựng bằng những tảng đá lớn nhập từ Italia. Bên trên nóc miếu Phật ở bên trong ngôi chùa này được lợp bởi 5.000 viên ngói bạc. Bên trong chùa còn có rất nhiều báu vật, kể cả pho tượng Phật bằng vàng trạm đá nặng 90g và bức bích họa khảm vàng.
Cung nữ vương
Nằm ở một nơi cách phía Đông Bắc thành Ăngkor chừng 25 km, nó được xây dựng vào năm 967 sau CN. Đây là một nơi để thờ cúng thần Braman thần chủ Ấn Độ giáo. Đây là một trong 3 miếu thánh lớn của Campuchia. Nó đã được coi là ''viên ngọc sáng của kiến trúc cổ Ăngkor''. Cung Nữ vương dài 200 mét, đài cung được phân làm 5 tầng, trên những bức tường đá nham thạch màu của cung Nữ vương được điêu khắc rất tinh xảo và tráng lệ, nó đã trở thành một cung rất đặc sắc, độc nhất vô nhị trên thế giới.
Chùa Wat Phnom
Chùa Wat Phnom nằm ở gần bia Độc Lập được xây dựng năm 1934. Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Phnôm Pênh, là quảng trường vui chơi và là nơi tiến hành lễ hội tôn giáo của người dân Phnôm Pênh. Trong chùa có thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. Trong tháp ở phía Tây chùa đặt thi thể của Quốc vương BoliWat. Chùa Wat Phnom cao 27 mét, là nơi cao nhất của thủ đô Phnôm Pênh, đứng trên đỉnh chùa có thể quan sát toàn cảnh thủ đô Phnôm Pênh. Đến đây du khách có thể cưỡi voi đi dạo.
Chùa Wat Ounalom
Chùa Wat Ounalom nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 50 km là một trong những di tích của Vương triều Ăngkor. Đây là một ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất của thủ đô Phnôm Pênh và cũng là cái nôi Phật giáo đầu tiên ở Campuchia. Chùa được xây dựng năm 1941 nhưng đã bị tàn phá, nay chỉ còn lại những bức tranh điêu khắc trên các bức tường bị phá dở.
Kien Svay
Kien Svay cách thủ đô Phnôm Pênh 18 km, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Campuchia. Vào các ngày nghỉ cư dân Phnôm Pênh thường đến đây thuê nhà sàn trên mặt nước và thuyền gỗ nhỏ để vui chơi. Từ Phnôm Pênh đến Kien Svay du khách có thể thuê thuyền với giá khá rẻ.
Quần thể kiến trúc Roluos
Roluos là cố đô của Vương quốc Idravacman (877-889). Đây là quần thể kiến trúc đầu tiên được xếp bằng đá, mỗi phiến đá đều có khắc tượng. Quần thể kiến trúc này có 3 ngôi đền là Preas Ko, Bakong và CoLei.
Chùa Ta Prohm
Chùa Ta Prohm nằm ờ phía Bắc đền Ăngkor. Đây là nơi thờ Phật giáo được xếp bằng những phiến đá lớn, là một trong những công trình kiến trúc chủ yếu trong di tích Ăngkor. Vào cuối thế kỉ thứ XII để tưởng nhớ mẫu thân của mình, Quốc vương Yasovacman VII đã cho xây dựng ngôi chùa này. Lúc đó trong đền có 3.000 tăng lữ, 18 cao tăng. Ngôi chùa này được phát hiện từ trong rừng, nay vẫn còn cây cối ở xung quanh.
Đền Phnom Bakheng
Đền Phnom Bakheng do Quốc vương Yasovacman và người kế vị của ông xây dựng khoảng năm 900 sau CN, nằm đối diện với quần thể kiến trúc Roluos, trên một ngọn núi độc lập ở gần thành Ăngkor. Đền này được xây dựng theo kiểu kim tự tháp gồm 5 tầng mỗi tầng đều có tháp, từ đỉnh núi, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thành Ăngkor và các cảnh quan xung quanh. Đây cũng là địa điểm tốt để ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn.
Cung Banteay Srei
Cung Banteay Srei cách thành Ăngkor 25 km về phía Đông Bắc, được xây dựng vào năm 907 dưới thời Quốc vương Jayavacman VII, dùng để thờ thần Bàlamôn của Ấn Độ giáo và là một trong ba cung điện lớn nhất ở Campuchia. Banteay Srei nổi tiếng với nghệ thuật chạm khắc trên tảng đá.
Cung điện Phimeaankas
Cung điện Phimeaankas nằm trong quần thể kiến trúc thành Ăngkor, có người nói Phimeaankas là cung vua, có người lại nói rằng đó là đền thờ.