Chiến thắng sự đố kỵ bằng cách nào?
Đố kỵ là tâm trạng tiêu cực thường xuất hiện khi một ai đó cảm thấy hậm hực, tức tối vì thấy người khác nổi trội, xuất sắc hơn mình. Dạng bệnh lý này đang tồn tại rất phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay. Nhà khoa học người Anh là Francis Ba con đã từng nói: “Trong các tâm trạng của con người thì đố kỵ là tâm trạng dữ dội, đáng sợ và lâu dài nhất”. Với các bạn đang ở độ tuổi dậy thì, giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, tính đố kỵ lại càng mạnh mẽ và dữ dội hơn. Mỗi khi thấy người khác vượt trội hơn mình, bạn thường nảy sinh tâm lý ghen ghét xen lẫn với sự ngưỡng mộ, khâm phục. Những người đang có tâm lý đố kỵ sẽ không thể chấp nhận nổi việc người khác tài giỏi hơn mình. Họ sợ những người khác sẽ giành được những vinh dự, địa vị mà mình không thể với tới. Đối với họ những gì mình không thể có được thì người khác cũng không thể có; những việc mình không thể làm được thì người khác cũng không thể thành công.

Sự đố kỵ là một dạng bệnh lý liên quan đến bản chất của mỗi người. Vì thường xuyên ở trong trạng thái tinh thần không thoải mái nên họ luôn thấy bị ức chế, dẫn đến sự suy giảm chức năng của một số cơ quan có liên quan. Cũng vì sự đố kỵ mà bạn sẽ luôn cảm thấy buồn phiền, khó chịu, hoài nghi về mọi việc, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe. Sự đố kỵ có thể làm giảm hiệu quả học tập và làm việc của bạn. Ngoài ra, sự đố kỵ cũng khiến chúng ta không thể tìm được những người bạn tốt. Tâm lý háo thắng của những người hay đố kỵ khiến họ luôn muốn đè nén, lấn lướt người khác trong mọi việc. Nếu bạn là một người như vậy, hẳn sẽ không có ai muốn kết bạn, giao lưu mà sẽ luôn tìm cách lãng tránh để không phải ở gần bạn. Đến khi đó, bạn sẽ cảm thấy cô độc, buồn chán hơn trước gấp nhiều lẫn. Vậy, chúng ta nên làm như thế nào để có thể khắc phục tâm lý đố kỵ này ở bạn gái?
- Trước hết, bạn cần luôn mở rộng tấm lòng để thấy rằng: “Núi cao còn có núi cao hơn, người này giỏi tất sẽ có người khác giỏi hơn”. Đây là một quy luật khách quan trong cuộc sống mà tất cả chúng ta đều phải thừa nhận.
- Hãy chuyển mục tiêu của sự chú ý của bản thân để không cho mình có lý do đố kỵ với mọi người. Khi có quá nhiều việc để làm, bạn sẽ không còn thời gian để đố kỵ, ghen ghét với người khác nữa. Vì vậy, bạn hãy tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, nỗ lực hết mình trong học tập và công việc để đầu óc luôn bận rộn và sẽ không còn thời gian cho sự đố kỵ, ghen tị với người khác.
- Phải nhìn thấy được những sở trường của mình, biến sự đố kỵ thành động lực để tiếp tục phấn đấu vươn lên. Khi đã có tâm lý đố kỵ, bạn sẽ chỉ nhìn thấy được những ưu điểm của người khác mà không thấy được những điểm mạnh của mình. Thực ra, mỗi người đều có những điểm mạnh, sở trường riêng. Chỉ cần nhận rõ và tìm mọi cách phát huy được sở trường, thế mạnh của mình, bạn sẽ không còn thấy đố kỵ, ghen ghét với sở trường, thế mạnh của những người khác nữa.
Nói tóm lại, đố kỵ với người khác hoàn toàn không phải là một việc đáng sợ. Điều quan trọng là bạn có thể nhận thức đúng đắn về sự đố kỵ đó hay khống. Hãy biết lấy sự đố kỵ làm động cơ để không ngừng phấn đấu vươn tới thành công, biến sự tiêu cực thành tích cực, vượt lên vị trí những người khác.