Tài liệu: Copernic – người sáng lập thuyết ''nhật tâm”

Tài liệu
Copernic – người sáng lập thuyết ''nhật tâm”

Nội dung

COPERNIC – NGƯỜI SÁNG LẬP THUYẾT ''NHẬT TÂM” 

Ngày nay nếu có ai nó ''Trái Đất là trung tâm của vũ trụ'' ắt phải khiến mọi người bật cười. Thế nhưng học thuyết ''Địa tâm'' đã từng được người ta cho là chân lí trong một thời gian dài hơn một nghìn năm. Phải đến khi Copernic (1473 -1543) với thuyết ''Nhật tâm” mới lần đầu đột phá để cởi bỏ vòng dây trói buộc của tôn giáo, mở ra cánh cửa lớn cho khoa học tự nhiên. Đó là một cuộc cách mạng dẫn dắt loài người trên con đường tìm hiểu vũ trụ, gây nên sự biến đổi to lớn về thế giới quan và là tiêu chí đánh dấu cho sự mở đầu của nền khoa học cận đại.

Nicolai Copernic là nhà thiên văn học kiệt xuất người Ba Lan. Cha mất năm ông mới 10 tuổi, ông sống với người bố dượng. Do ảnh hưởng của người bố dượng, từ nhỏ ông đã rất ham thích khoa học. Sách đại học thời đó đã bắt đầu nói đến việc Trái Đất chuyển động. Năm 20 tuổi, ông sang du học ở Italia, ông học toán, thiên văn, pháp luật, triết học và y học và nhận được học vị bác sĩ. Năm 1506, ông trở về nước. Copernic là một thầy thuốc giỏi, do y thuật cao nên được người đương thời tôn là “thần y''. Phần lớn thời gian Copernic làm chức trách một giáo sĩ tại giáo đường, nhưng ông vẫn để tâm đến thiên văn học, quan sát và nghiên cứu. Học thuyết nổi tiếng của ông là kết quả của một công việc nghiệp dư.

Để có thể tiến hành các quan trắc thiên văn, ông đã cho lập một đài thiên văn nhỏ ở một căn lầu tại giáo đường nơi ông làm giáo sĩ. Trong suốt 30 năm, ngày nào cũng như ngày nào, bất kể nóng lạnh, ông thường xuyên dùng các khí cụ máy móc do mình sáng tạo để tiến hành các quan trắc thiên văn. Dựa vào các số liệu quan trắc phong phú, các tính toán tinh tế, ông đã viết ra tác phẩm vĩ đại ''Bàn về chuyển động của các thiên thể'' sáng lập ra học thuyết ''Nhật tâm''.

Những số liệu quan trắc và tính toán của ông tinh tế và chính xác đến kinh người. Ví dụ ông đã tính được khoảng thời gian trong một năm là 365 ngày 6 giờ 9 phút 40 giây, so với con số tính chính xác ngày nay chỉ nhiều hơn 30 giây, sai số chỉ là 1/100; ông đã tính được rằng trong thời gian tuần trăng sáng, khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời ước tính khoảng 60,30 lần đường kính Trái Đất còn ngày nay người ta tính được 60,27 lần, sai số chỉ có 5/10. 000, đó quả là điều đáng khâm phục.

Thuyết ''Nhật tâm'' cho rằng sự chuyển động của các thiên thể là rất đơn giản và nhịp nhàng. Chỉ cần dùng các quỹ đạo chuyển động đã có của các tinh tú để giải thích các hiện tượng ta quan sát được khi đứng trên mặt đất, ví dụ hiện tượng Mặt Trời mọc, Mặt Trăng lặn cũng giống như khi chúng ta ngồi trên thuyền tưởng như là đôi bờ chuyển động chứ không phải là thuyền đang chuyển động. Trong tác phẩm ''Bàn về chuyển động của các thiên thể'' Copernic đã tuyên bố rõ ràng rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ chứ không phải Trái Đất là trung tâm. Trái Đất cùng các hành tinh khác đều chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời thêm nữa Mặt Trời còn không ngừng tự chuyển động quanh mình. Kết luận của Copernic hoàn toàn trái với các giáo lí trong Kinh thánh. Nếu chấp nhận học thuyết ''Nhật tâm'' của Copernic cũng chính là nhận rằng các giáo lí trong Kinh thánh là hoang đường.

Sau khi Copernic sáng lập học thuyết ''Nhật tâm'', do sợ bị giáo hội bức hại nên vẫn chưa được công bố. Về sau nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, tác phẩm ''Bàn về chuyển động của các thiên thể'' bị xếp lại đã 30 năm mới được công bố. Mãi đến ngày 24.5. l543, một ngày sau khi Coipernic qua đời, sách mới được xuất bản.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/519-02-633335004135312500/Nhung-nha-sang-tao-cho-mot-thoi-dai-khoa-h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận